Zalo

Bị béo phì do rối loạn ăn uống

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Rối loạn ăn uống là 1 vấn đề về tâm lý, khiến người bệnh có các rối loạn liên tục về ăn uống hoặc hành vi liên quan đến ăn uống, gây suy giảm đáng kể sức khỏe thể chất và chức năng tâm lý xã hội. Một trong những hậu quả nghiêm trọng của rối loạn ăn uống chính là béo phì. Vậy khi bị rối loạn ăn uống gây béo phì cần phải làm gì?

1. Rối loạn ăn uống là gì?

Rối loạn ăn uống là tình trạng bệnh lý liên quan đến thói quen ăn uống bất thường, có thể là chán ăn tâm thần hoặc háu ăn quá mức mà nguyên nhân gây ra béo phì rối loạn ăn uống chủ yếu là do chứng rối loạn ăn uống quá độ. Người bệnh bị rối loạn ăn uống quá độ thường xuyên ăn một lượng lớn thức ăn và không thể ngừng cảm giác thèm ăn. Những đối tượng này không thể tự kiểm soát được hàm lượng thức ăn đưa vào cơ thể và tình trạng lặp đi lặp lại nhiều lần khiến cho vấn đề ăn uống quá độ trở nên trầm trọng hơn, người bệnh cũng dần trở nên thừa cân béo phì.

Rối loạn ăn uống cuồng ăn khiến người bệnh không kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào cơ thể
Rối loạn ăn uống cuồng ăn khiến người bệnh không kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào cơ thể

Có nhiều nguyên nhân gây ra béo phì rối loạn ăn uống. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa thể chỉ ra nguyên nhân chính của tình trạng ngày. Các nguyên nhân của rối loạn ăn uống vô độ có thể do yếu tố di truyền, chế độ ăn kiêng kéo dài hoặc liên quan đến tâm thần. Thông thường chứng rối loạn ăn uống sẽ xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Các yếu tố nguy cơ gây ra rối loạn ăn uống gây béo phì gồm có:

  • Do di truyền: Tiền sử gia đình có người mắc chứng rối loạn ăn uống thì những thành viên trong gia đình cũng dễ bị mắc rối loạn này hơn.
  • Do chế độ ăn kiêng: Nhiều người thực hiện các chế độ ăn kiêng thiếu khoa học trong thời gian dài cũng khiến cho quá trình hấp thu và tiêu hoá thức ăn bị rối loạn, gây phản tác dụng thèm ăn uống quá mức, thậm chí là xuất hiện dấu hiệu trầm cảm.
  • Do tâm lý: Một số người tự ti về ngoại hình, luôn áp lực căng thẳng trong mỗi bữa ăn cũng có nguy cơ hình thành nên trầm cảm gây rối loạn ăn uống.

Để chẩn đoán 1 người có rối loạn ăn uống cuồng ăn cần có triệu chứng sau:

  • Các cơn ăn vô độ xảy ra trung bình 1 lần/ tuần trong 3 tháng.
  • Bệnh nhân có cảm giác ăn uống thiếu kiểm soát.

Ngoài ra, phải có trên 3 đặc điểm sau:

  • Người bệnh ăn nhanh và ăn nhiều hơn bình thường;
  • Ăn cho đến khi cảm thấy quá no một cách không thoải mái;
  • Ăn nhiều thức ăn khi không cảm thấy đói;
  • Cố gắng ăn một mình vì xấu hổ;
  • Cảm thấy chán ghét, trầm cảm hoặc có tội sau khi ăn quá nhiều.

2. Vì sao người bệnh bị béo phì do rối loạn ăn uống?

Người bị rối loạn ăn uống theo thiên hướng ăn nhiều sẽ tiêu thụ 1 lượng thức ăn lớn, không kiểm soát. Ăn uống vô độ khiến cơ thể không kịp chuyển hoá hết các chất, tích tụ lâu ngày trong cơ thể gây ra thừa cân, béo phì và tăng nguy cơ mắc bệnh lý khác như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường. Mức độ của triệu chứng rối loạn ăn uống có thể xác định bằng mức độ thường xuyên xảy ra trạng thái ăn quá nhiều trong tuần.

Béo phì là hậu quả nguy hiểm và tất yếu của chứng rối loạn ăn uống
Béo phì là hậu quả nguy hiểm và tất yếu của chứng rối loạn ăn uống

Những người sau khi trải qua trạng thái rối loạn ăn quá độ thường khó có thể cân bằng lại số năng lượng dư thừa đã thu nạp bằng cách ói hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc áp dụng các bài tập để tiêu hao năng lượng. Hơn nữa, khi đã bị rối loạn ăn uống mà còn thực hiện việc kiêng khem thức ăn có thể dẫn tới tái phát các cơn rối loạn ăn uống với mức độ nặng hơn, càng dễ gây ra thừa cân béo phì nghiêm trọng.

3. Làm thế nào khi bị béo phì do rối loạn ăn uống?

Khi có các biểu hiện của rối loạn ăn uống vô độ người bệnh cần đi khám ngay để được tư vấn biện pháp điều trị phù hợp. Việc điều trị chứng rối loạn ăn uống còn phụ thuộc vào độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các phương pháp điều trị chứng rối loạn ăn uống có thể kể đến như:

  • Trị liệu tâm lý: Điều cần làm đầu tiên là ổn định tâm lý người bệnh. Khi đã hiểu rõ về tình trạng rối loạn tâm lý cũng như nguyên nhân gây ra bệnh thì người bệnh sẽ hợp tác với bác sĩ hơn để điều chỉnh chế độ ăn uống và tâm trạng
  • Tư vấn dinh dưỡng: Người bệnh rối loạn ăn uống cần được tư vấn kỹ lưỡng về chế độ dinh dưỡng phù hợp, như vậy mới có thể xây dựng một thực đơn ăn uống hợp lý, cải thiện bệnh.
  • Liệu pháp tâm lý hành vi: Là phương pháp điều trị được nghiên cứu nhiều nhất và hỗ trợ tốt nhất cho chứng rối loạn ăn uống cuồng ăn.
  • Sử dụng thuốc: Trong một số trường hợp bác sĩ cần kê thêm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh như thuốc chống trầm cảm hoặc chống lo âu, giúp ổn định tâm lý của người bệnh. Bên cạnh đó, thuốc lisdexamfetamine được phê duyệt để điều trị chứng rối loạn ăn uống vô độ từ trung bình đến nặng vì có thể làm giảm số ngày phát bệnh và giảm cân nhẹ nhưng hiệu quả lâu dài vẫn chưa rõ ràng. Ngoài ra các thuốc ức chế sự thèm ăn như topiramate hoặc thuốc giảm cân (orlistat) có thể hữu ích.

Ngoài các biện pháp trên thì người bệnh cũng cần có kế hoạch kiểm soát cân nặng của mình 1 cách hiệu quả. Hiện nay, có 1 phương pháp giảm cân đa trị liệu đã được nhiều người đánh giá rất cao. Phương pháp này không chỉ đào thải, tiêu hao mỡ đến cấp độ tế bào mà còn giúp bạn tầm soát sức khỏe và bệnh nền 1 cách hiệu quả. Trước khi thực hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng, chị em sẽ được các bác sĩ tiến hành xét nghiệm máu, đo chỉ số khối cơ thể BMI… từ đó có kế hoạch về chế độ dinh dưỡng, tập luyện và liệu trình truyền phù hợp. Sau liệu trình, cơ thể sẽ có sự chuyển hóa tốt hơn, đủ năng lượng cho mọi hoạt động mà không gây tích tụ mỡ dư thừa, không có cảm giác thèm ăn nên không có nhu cầu nạp thêm năng lượng. Liệu pháp tiêu hao năng lượng là phương pháp giảm cân tiên tiến, phù hợp với phụ nữ sau sinh, những người bận rộn hoặc đã áp dụng nhiều biện pháp giảm cân nhưng vẫn thất bại.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Làm sao để kiểm soát ăn uống khi bị stress nặng?

Làm sao để kiểm soát ăn uống khi bị stress nặng?

Tầm soát béo phì và can thiệp cân nặng

Tầm soát béo phì và can thiệp cân nặng

Vì sao cần giảm cân cho người viêm khớp?

Vì sao cần giảm cân cho người viêm khớp?

60

Bài viết hữu ích?