Với sự gia tăng cân nặng và chỉ số BMI, thể tích phổi giảm. Điều này dẫn đến việc không khí vào bị hạn chế hơn, kết quả là hầu như các thông số về chức năng của phổi đều bị hạ xuống như:
Béo phì có ảnh hưởng đáng kể đến cơ học phổi, dẫn đến rối loạn hô hấp. BMI có mối quan hệ trực tiếp với mức độ cản trở của đường thở và công hô hấp, đồng thời có mối tương quan nghịch với thể tích phổi trong lồng ngực. Cụ thể, việc giảm dung tích cặn chức năng (FRC) và thể tích dự trữ thở ra có liên quan đến việc đóng đường thở sớm và dẫn đến bẫy khí, gây ra sự không phù hợp giữa thông khí - tưới máu và tiếp theo là tình trạng thiếu oxy.
Béo phì cũng tạo ra một khiếm khuyết hạn chế do khối lượng đè lên thành ngực, dẫn đến giảm độ đàn hồi của thành ngực. Các nghiên cứu ở bệnh nhân béo phì được gây mê đã chứng minh mối quan hệ trực tiếp giữa mức độ béo phì và độ giãn nở tĩnh của phổi do giảm FRC. Cuối cùng, thở ở thể tích phổi thấp gây ra hạn chế lưu lượng thở ra do đóng đường thở sớm với việc tạo ra áp lực dương cuối kỳ thở ra nội tại, một lần nữa dẫn đến công thở tăng lên.
Tất cả những thay đổi này được phóng đại hơn nữa trong khi ngủ do tác động tiêu cực đến cơ học phổi của những bệnh nhân béo phì khi nằm ngửa.
Béo phì quanh vùng bụng càng làm suy giảm chức năng phổi và các triệu chứng hô hấp. Sự lắng đọng chất béo ở phần dưới cơ thể ít liên quan đến các triệu chứng rối loạn hô hấp hơn so với khi béo bụng.
Người ta đưa ra giả thuyết rằng, sự lắng đọng mô mỡ ở thành bụng và xung quanh các cơ quan trong bụng cản trở chuyển động của cơ hoành và làm giảm sự giãn nở của phổi trong quá trình hít vào và giảm dung tích phổi. Chức năng của các cơ hô hấp cũng suy giảm ở những bệnh nhân béo phì giống như ở các bệnh về đường hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Hậu quả của béo phì đến sức khỏe hệ hô hấp được biểu hiện theo nhiều cách. Một số ảnh hưởng sức khỏe của bệnh béo phì đối với hệ hô hấp bao gồm các bệnh như:
Hội chứng ngưng thở khi ngủ (OSA) do tắc nghẽn là một trong những hậu quả của béo phì trên đường hô hấp phổ biến và nguy hiểm nhất.
OSA được định nghĩa là tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp trên 1 phần hoặc hoàn toàn tái diễn trong khi ngủ. Bệnh nhân có các triệu chứng của OSA (ví dụ như ngáy và chứng ngưng thở) nên được kiểm tra tình trạng ngủ nhiều vào ban ngày bằng cách sử dụng Thang đo buồn ngủ Sự kết hợp giữa các triệu chứng ban ngày và OSA là cần thiết để xác nhận chẩn đoán hội chứng OSA.
Tiêu chuẩn vàng chẩn đoán rối loạn nhịp thở khi ngủ là đa ký giấc ngủ hô hấp đa kênh về đêm. Tuy nhiên, đây là 1 phương pháp phức tạp và yêu cầu một đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu và có chuyên môn, với chi phí liên quan đáng kể và thường chỉ được sử dụng hạn chế ở một số nơi. Tuy nhiên, đo oxy tại nhà qua đêm, có thể được xem là một phần của một giải pháp tương lai thay thế cho đa ký giấc ngủ ở mức giá tương đối rẻ và hữu ích, có thể vừa phát hiện rối loạn nhịp thở khi ngủ vừa theo dõi hiệu quả điều trị.
Phương pháp điều trị chính cho hội chứng OSA từ trung bình đến nặng là áp lực đường thở dương liên tục (CPAP), với các nghiên cứu chứng minh sự cải thiện về các triệu chứng, tâm trạng, chức năng nhận thức và chất lượng cuộc sống. Các thiết bị nâng hàm dưới có thể được sử dụng trong hội chứng OSA nhẹ nhưng chúng kém hiệu quả hơn CPAP.
Phẫu thuật đường hô hấp trên không được khuyến cáo để điều trị cho bệnh nhân mắc OSA, nhưng những người bị phì đại amidan nên được chuyển đến bác sĩ phẫu thuật để xem xét loại bỏ. Ngoài ra, giảm cân thông qua tự tạo động lực, điều trị y tế tối ưu và phẫu thuật giảm béo là điều cần thiết vì điều này có thể cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn hô hấp khi ngủ và trong một số trường hợp có thể chữa khỏi bệnh.
Như vậy, rõ ràng là tác động của béo phì vượt ra ngoài các biến chứng về chuyển hóa và tim mạch. Các biến chứng rối loạn hô hấp khi bị béo phì là phổ biến vì thế các bác sĩ lâm sàng nên xác định xem bệnh nhân béo phì có đặc điểm ngáy và buồn ngủ ban ngày quá mức hay không?
Mặc dù hiểu biết của chúng ta về các biến chứng hô hấp và điều trị béo phì đã tăng lên, nhưng vẫn còn những câu hỏi chưa được giải đáp, đặc biệt là cơ chế sinh lý bệnh gây suy hô hấp do tăng CO2 máu và cách quản lý hô hấp tối ưu. Tuy nhiên, quan trọng hơn, các bác sĩ lâm sàng và các nhà chuyên môn chăm sóc sức khỏe cần phát triển các chiến lược chính để ngăn ngừa và quản lý những hậu quả của bệnh béo phì.
Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.
51
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
51
Bài viết hữu ích?