Zalo

Béo phì và căng thẳng ảnh hưởng đến sự thèm ăn thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thèm ăn do căng thẳng thường dẫn đến tình trạng béo phì và khi cơ thể càng béo chúng ta càng có xu hướng thèm ăn. Những phản ứng giữa béo phì và căng thẳng liên tục tương tác ảnh hưởng lẫn nhau dẫn đến tình trạng cơ thể ngày càng đi xuống. Sau đây là một số chia sẻ để làm rõ mối liên hệ này.

1. Khi nào cơ thể căng thẳng?

Căng thẳng là một biểu hiện tâm lý khi đối mặt với khó khăn. Căng thẳng có thể do tác động bên ngoài hoặc do ảnh hưởng của sức khỏe. Do vậy căng thẳng luôn tồn tại trong cuộc sống mỗi người và luôn tiềm ẩn những nguy cơ tàn phá sức khỏe chúng ta, đặc biệt là giai thanh thiếu niên do chịu áp lực học tập, kinh tế và công việc dẫn đến tăng nguy cơ căng thẳng mãn tính.

Cơ thể có thể căng thẳng ở mọi thời điểm và do bất kỳ nguyên do gì. Tuy nhiên có thể phát hiện một người có nguy cơ bị căng thẳng thông qua các biểu hiện phổ biến như:

  • Rối loạn tinh thần
  • Luôn cảm thấy lo lắng
  • Cảm giác áp lực
  • Thường xuyên sử dụng chất kích thích
  • Ăn uống nhiều hoặc ít bất thường
  • Lo âu
  • Mất ngủ
  • Luôn buồn bã
  • Ít nói chuyện giao tiếp
  • Không muốn người khác làm phiền
  • Thiếu ngủ
  • Khó ngủ
  • Tỉnh giấc giữa chừng khi đang ngủ say

Bệnh lý căng thẳng có thể là bệnh mãn tính nếu tình trạng căng thẳng không được điều trị. Thông thường căng thẳng mãn tính là biểu hiện của các thói quen kém lành mạnh và không điều trị dứt điểm tình trạng căng thẳng cấp tính. Một số biểu hiện cần lưu ý để phòng tránh căng thẳng mãn tính:

  • Đau đầu
  • Khó ngủ
  • Tăng huyết áp
  • Suy giảm chức năng sinh lý
  • Đau mỏi cơ
  • Căng cơ
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Ngủ quá nhiều so với nhu cầu
  • Uể oải
  • Mệt mỏi
  • Bốc hỏa
  • Dễ cáu gắt
  • Trầm cảm
  • Trì trệ công việc
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Rụng tóc
  • Gãy móng
  • Bệnh lý da
  • Viêm loét dạ dày
  • Viêm loét đại tràng
  • Ruột kích thích
Căng thẳng gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người

2. Béo phì có nguồn gốc từ đâu?

Béo phì thường do tăng mỡ thừa trong cơ thể. Béo phì có rất nhiều nguyên nhân và hầu hết các nguyên nhân gây béo phì đều khiến rối loạn chức năng hoạt động của cơ thể. Trong đó tâm lý là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tới bệnh béo phì. 

Để xác định béo phì và nguyên nhân béo phì trước tiên cần đánh giá chỉ số khối BMI để kiểm tra nguy cơ béo phì. Thông thường chỉ số khối trên 23 sẽ cần chú ý để phòng béo phì. Với BMI trong khoảng 25 - 30 bản thân người bệnh nên chủ động kiểm tra và điều trị sớm. 

Người có BMI trên 30 sẽ được xác định là béo phì cấp độ báo động cần nhanh chóng giảm cân giảm mỡ để hạn chế biến chứng nguy hiểm. Một số nguyên nhân chính dẫn đến béo phì có thể là:

  • Ăn thực phẩm gây tích tụ mỡ

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe đặc biệt là trọng lượng cơ thể. Thông thường mỗi ngày cần sử dụng 3 bữa chính và 1 -2 bữa phụ để đảm bảo nhu cầu năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên năng lượng nạp trong các bữa ăn cần cân đối với năng lượng cơ thể tiêu hao mới hạn chế năng lượng dư thừa chuyển hóa thành mỡ thừa.

Bên cạnh đó một số đối tượng thích sử dụng thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhanh hay bánh ngọt… cũng dễ gây ra tình trạng càng béo càng thèm ăn. Do vậy cơ thể liên tục gặp căng thẳng do béo và tiếp tục béo phì.

  • Rối loạn tâm lý

Tâm lý có thể do ngoại cảnh tác động cũng có thể do thiếu dinh dưỡng gây tổn thương. Do đó béo phì thường xuất hiện ở bệnh nhân tâm lý tiêu cực. Sự căng thẳng sẽ làm máu khó lưu thông dẫn đến các khối mỡ vùng bụng và một số khu vực không thể chuyển hóa nên tích tụ lâu ngày thành tảng và xơ vữa gây nguy hiểm nếu không có kế hoạch giảm cân lành mạnh.

  • Dung nạp thực phẩm chứa gluten

Gluten được phát hiện có nguy cơ gây tích tụ mỡ thừa nếu sử dụng quá nhiều. Đặc biệt là phụ nữ đang mãn kinh sẽ dễ rối loạn nội tiết nếu dung nạp quá nhiều gluten vào cơ thể. Ngoài ra các tình trạng rối loạn tiêu hóa hay sử dụng thực phẩm nhiều tinh bột cũng dễ dẫn đến hấp thụ quá nhiều gluten vào cơ thể.

  • Rối loạn chức năng trao đổi chất

Chức năng trao đổi chất giúp cơ thể liên tục thiêu đốt mỡ thừa thành năng lượng cho các hoạt động. Tuy nhiên cơ thể rối loạn trao đổi chất sẽ đối mặt với tình trạng mỡ thừa không được sử dụng mà nhu cầu nạp thêm năng lượng tăng cao. Tình trạng này xảy ra khi tuyển thương thận, tuyến giáp và tuyến yên suy giảm chức năng hoạt động

  • Di truyền

Béo phì là căn bệnh có nguy cơ di truyền nhiều đời. Theo đánh giá các bệnh nhân tiểu đường loại 2 dễ di truyền cho con cháu và đây cũng là nguyên nhân khiến béo phì liên tục di truyền nhiều đời nếu không được phát hiện và kiểm soát từ sớm.

  • Ít vận động

Cơ thể ngồi quá lâu sẽ gây tích tụ mỡ. Do vậy người chăm chỉ vận động thường ít nguy cơ béo phì hơn những đối tượng lười vận động.

Thèm ăn do căng thẳng thường dẫn đến tình trạng béo phì

3. Béo phì và căng thẳng ảnh hưởng đến sự thèm ăn thế nào?

Để tìm ra mối liên hệ giữa béo phì và thèm ăn do căng thẳng các nhà khoa học đã tiến hành phân tích nghiên cứu. Thông qua sự quan sát hình ảnh fMRI từ não các tín hiệu thay đổi đã được quan sát kỹ lưỡng hơn. Nhờ hình ảnh quét được các nghiên cứu đã cho thấy sự vận động não trong từng hoạt động của cơ thể lẫn biến đổi tâm lý của bản thân người bệnh.

Các thí nghiệm chụp ảnh fMSI thực hiện qua 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là khi cơ thể gặp căng thẳng với hoạt động xã hội. Giai đoạn sau sẽ đánh giá căng thẳng do ảnh hưởng từ sinh lý. Mỗi lần quét sẽ được đánh giá thông qua thực phẩm sử dụng để tìm ra nguyên nhân thèm ăn do căng thẳng. 

Đồng thời bệnh nhân sẽ tưởng tượng ra hình dáng mùi vị các thực phẩm đã sử dụng để đánh giá kỹ hơn hoạt động của não. Từ đó có thể phát hiện hầu hết bệnh nhân càng béo càng thèm ăn dù không đói. Đặc biệt hơn là nhóm thực phẩm kém lành mạnh có sức hấp dẫn lớn với các đối tượng thí nghiệm hơn là thực phẩm lành mạnh khi cơ thể họ đang gặp phải căng thẳng.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cơ thể căng thẳng sẽ tác động đến hoạt động não bộ. Thông thường bệnh nhân béo phì có xu hướng tác động nhiều hơn lên vỏ não dẫn đến căng thẳng. Với người gầy thì ảnh hưởng đến vỏ não trước trán và vùng não kiểm soát nhận thức thấp hơn. Từ đó có thể thấy rằng cảm giác thèm ăn dù không đói là phản ứng mà căng thẳng gây ra. 

Béo phì và căng căng thẳng không chỉ có mỗi liên hệ mà còn gây cảm giác thèm ăn. Để giảm thèm ăn do căng thẳng nên tìm hiểu nguyên nhân giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả. Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nếu phát hiện cơ thể liên tục thèm ăn dù không đói để được chẩn đoán và hỗ trợ tránh càng béo càng thèm ăn.Bên cạnh đó, nếu nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả

12

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Vì sao béo phì gây suy giảm trí nhớ?

Vì sao béo phì gây suy giảm trí nhớ?

Bị tăng cân liên tục là bệnh gì?

Bị tăng cân liên tục là bệnh gì?

Béo phì - triệu chứng, nguyên nhân, chỉ số BMI và biến chứng

Béo phì - triệu chứng, nguyên nhân, chỉ số BMI và biến chứng

Vì sao người béo phì dễ mắc bệnh trầm cảm hơn người bình thường?

Vì sao người béo phì dễ mắc bệnh trầm cảm hơn người bình thường?

Mọi điều bạn cần biết về mỡ máu cao

Mọi điều bạn cần biết về mỡ máu cao

12

Bài viết hữu ích?