Zalo

Béo phì: Nguy cơ mắc bệnh tim thầm lặng

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh nguy hiểm dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng. Để đề phòng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, các bác sĩ thường khuyên người bệnh ăn kiêng, giảm cân và tập thể dục. Vậy vì sao béo phì được xem là một trong các nguy cơ mắc bệnh tim thầm lặng, và tầm quan trọng của việc giảm cân để phòng tránh bệnh tim như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin trong bài viết này.

1. Vì sao béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim?

1.1. Béo phì bị bệnh tim vì sao có sự liên quan chặt chẽ

Trước tiên, bạn cần biết rằng béo phì làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, đa phần, những người béo phì đều có huyết áp cao hơn so với những người cùng độ tuổi và có cân nặng bình thường. Điều này có thể được giải thích bởi hàm lượng cholesterol cao và mỡ thừa làm thu hẹp mạch vàng, cản trợ lượng máu trong cơ thể vận chuyển về tìm, trong trường hợp mạch vành bị hẹp hoặc tắt, có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim, suy tim. Suy tim là hậu quả của hầu hết các bệnh nhân bệnh tim mạch và những người bị suy tim thường có tỷ lệ tử vong cao. 

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim thông qua việc gây rối loạn lipid máu, khiến cho nồng độ triglycerid và LDL-cholesterol tăng cao, trong khi đó, nồng độ HDL-cholesterol lại giảm đi đáng kể. Với tình trạng LDL-cholesterol và triglyceride tăng cao thì đây chính là nguy cơ lớn gây hẹp mạch máu, nguyên nhân hàng đầu gây nhồi máu cơ tim. 

Thậm chí, khi người béo phì bị bệnh tim thì nguy cơ đột quỵ cũng tăng cao hơn người bình thường. Các nguy cơ béo phì bệnh tim còn có thể dẫn tới tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch. 

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim 

1.2. Yếu tố nào cho thấy béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Trong một nghiên cứu thì các nhà khoa học đã tiếng hành xét nghiệm nồng độ chất Troponin có trong cơ thể ở những người bị béo phì mắc bệnh tim, suy tim và có tiền sử nhồi máu cơ tim. 

Họ đã phát hiện ra rằng việc có chỉ số BMI cao hơn đồng nghĩa với mức độ troponin cao hơn, và điều này có mối liên hệ mật thiết với nguy cơ mắc bệnh tim. Trong suốt 12 năm nghiên cứu, nhóm người béo phì nhất (với BMI từ 35 trở lên) đã trải qua tình trạng suy tim nhiều hơn những nhóm khác. Người có nồng độ troponin cao nhất cũng gặp phải tình trạng tương tự. Đáng chú ý, nhóm người vừa béo phì nhất và có nồng độ troponin cao cùng chịu nguy cơ mắc bệnh suy tim cao hơn gấp 9 lần so với nhóm người có cân nặng bình thường và không phát hiện thấy troponin. Điều này được các nhà nghiên cứu báo cáo trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ, khẳng định tác động tiềm năng của béo phì lên nguy cơ mắc bệnh tim.

Chỉ số BMI cao hơn có mối liên hệ mật thiết với nguy cơ mắc bệnh tim 

2. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim như thế nào mới đúng?

Để giảm thiểu nguy cơ béo phì bị bệnh tim và dẫn tới các biến chứng nặng hơn, bạn cần phải giảm các nguy cơ mắc bệnh tim bằng những cách sau. 

  • Tập thể dục thường xuyên: Đây là thói quen tích cực mà mọi người nên rèn luyện hàng ngày. Việc tập luyện thể dục thường xuyên không những giúp giảm cân, duy trì vóc dáng mà còn giúp đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tim của bạn. 
  • Khám sức khỏe tổng quát định kỳ: Việc khám sức khỏe tổng quát định kỳ có thể giúp bạn phát hiện ra các bất ổn về sức khỏe, trong đó có hàm lượng cholesterol và triglyceride trong máu. Từ kết quả khám tổng quát, các bác sĩ có thể tư vấn kế hoạch giảm mỡ máu hiệu quả hơn cho bạn. 
  • Ăn uống khoa học hơn: Cắt giảm các thực phẩm được chế biến bằng chiên, xào, nướng sẽ giúp bạn giảm lượng cholesterol tiêu thụ mỗi ngày. Điều này hạn chế việc tích mỡ gây béo phì bị bệnh tim. 
  • Theo dõi chỉ số BMI: Nếu bạn đang lên kế hoạch để giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách ăn kiêng kết hợp với tập thể dục, bạn nên thường xuyên theo dõi chỉ số BMI để xem độ cải thiện như thế nào. Nếu chỉ số BMI giảm, cân nặng của bạn đã có thay đổi theo xu hướng tích cực và giảm nguy cơ mắc bệnh tim do béo phì. 

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bao gồm cả suy tim, nhồi máu cơ tim. Do đó, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim thì bạn cần áp dụng một lối sống khoa học, bao gồm cả việc bạn nên giảm béo nếu cơ thể đang ở trạng thái thừa cân - béo phì. Với các phương pháp giảm cân chuẩn y khoa hiện nay, bạn hoàn toàn có thể đạt mức cân nặng lý tưởng mà vẫn ở trong tình trạng sức khỏe tốt. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả

17

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Hướng dẫn tính chỉ số BMI của nữ theo cân nặng, tuổi

Hướng dẫn tính chỉ số BMI của nữ theo cân nặng, tuổi

Thường xuyên bơi có giảm béo không?

Thường xuyên bơi có giảm béo không?

Bệnh béo phì là nguy cơ dẫn đến bệnh nào?

Bệnh béo phì là nguy cơ dẫn đến bệnh nào?

Cách tính lượng calo để duy trì cân nặng hợp lý suốt đời

Cách tính lượng calo để duy trì cân nặng hợp lý suốt đời

17

Bài viết hữu ích?