Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, khoảng 90% năng lượng của một người bình thường được cung cấp từ oxy. Oxy có khả năng phân hủy và loại bỏ axit lactic có trong máu. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và đau nhức cơ bắp sau thời gian luyện tập. Do đó, những người có lượng oxy trong máu cao có khả năng hồi sức nhanh và có sức bền dẻo dai sau khi vận động tốt hơn những người có lượng oxy thấp .
Oxy không chỉ liên quan chặt chẽ đến sự mệt mỏi cơ bắp sau quá trình tập luyện thể dục thể thao mà còn liên quan đến tình trạng mệt mỏi mãn tính trong sinh hoạt hàng ngày. Theo những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bộ não tiêu thụ trung bình khoảng 25% năng lượng toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, vì các mao mạch có đặc tính dễ bị co thắt dưới ảnh hưởng của sự căng thẳng nên dễ dẫn đến bị thiếu oxy gây ra tình trạng đau đầu và chóng mặt.
Nếu cơ thể được cung cấp đầy đủ oxy thì cả tâm trí và cơ thể đều được hồi sinh. Khi cơ thể xuất hiện những tổn thương cơ, da hoặc gãy xương thì một phần của mạch máu bị cắt hoặc nén và sưng đỏ, dẫn đến các tế bào trong khu vực bị ảnh hưởng. Cụ thể là khu vực bị tổn thương không còn đủ oxy và rất lâu mới hồi phục thậm chí có thể dẫn đến tình trạng bị hoại tử. Tuy nhiên, nếu cơ thể được cung cấp đủ oxy tươi, phần tổn thương sẽ tự phục hồi và thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và quá trình đốt mỡ cũng diễn ra nhanh hơn. Vận động trong môi trường giàu oxy giúp cho hiệu quả vận động được nâng cao.
Vấn đề đặt ra là béo phì gây thiếu oxy hay không? Nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng, có những mối liên quan mật thiết ở mức phân tử và vật lý giữa béo phì và chức năng đường hô hấp.
Nhiều tác giả đã nghiên cứu và kết luận rằng, tần suất của tình trạng béo phì và hen phế quản có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Điều này có nghĩa là béo phì làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh hen phế quản hay béo phì gây thiếu oxy. Theo các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người tăng cân và béo phì chiếm 38% và 92% có nguy cơ phát triển hen phế quản cao hơn so với những người có cân nặng trong giới hạn bình thường.
Đồng thời, tăng cân cũng làm gia tăng nguy cơ kiểm soát các dấu hiệu triệu chứng hen phế quản kém với các loại thuốc điều trị. Cả fluticasone và kết hợp fluticasone và salmeterol hầu như tác dụng kiểm soát hen phế quản kém hiệu quả ở người có chỉ số khối cơ thể (BMI) > 40 hơn người ít nặng.
Nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển những triệu chứng của hen phế quản ở người béo phì cụ thể như yếu tố di truyền, hormone, dị ứng, lối sống sinh hoạt hàng ngày và các loại thuốc sử dụng điều trị.
Trong trường hợp của gene, sự đột biến đã được định vị ở những vùng đặc hiệu của chromosome 5q, 6p, 11q13 và 12q. Những vùng này chứa một hay nhiều gen đối với thụ thể liên quan đến hen phế quản và những rối loạn chuyển hóa liên kết với béo phì. Cụ thể là gen của thụ thể beta2 adrenergic ở vùng 5q chromosome kiểm soát trương lực đường khí cũng như tốc độ của quá trình chuyển hóa. Sự đột biến ở gene này đã được xác định đối với những người vừa bị hen phế quản và vừa có tình trạng béo phì. Những đột biến gen liên quan khác là ở những vùng mã hóa đối với thụ thể glucocorticoid và đối với những yếu tố tăng trưởng tương tự như insulin và các chất trung gian khác.
Những yếu tố bên ngoài như thức ăn và môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh hen phế quản với người bị thừa cân, tăng cân nhiều. Những yếu tố này bao gồm giảm cung cấp vitamin D, các chất chống oxy hóa, và acid béo omega-3 và tiếp xúc với ô nhiễm từ môi trường bên ngoài.
Những thay đổi về estrogen và progesterone liên quan với béo phì cũng có thể góp phần vào sự phát triển những dấu hiệu triệu chứng của hen phế quản. Điều này có thể giải thích tại sao nữ giới bị béo phì kết hợp với bị hen phế quản hay tình trạng thiếu oxy ở bệnh nhân béo phì nữ nhiều hơn nam giới.
Thêm vào đó, người béo phì thường có bệnh kèm theo như rối loạn hormon, cơ địa dị ứng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản và tăng huyết áp góp phần vào sự phát triển hay có ảnh hưởng tiêu cực hơn đến bệnh hen phế quản.
Mối quan hệ giữa tình trạng béo phì và rối loạn chức năng đường hô hấp là phản ứng viêm. Yếu tố đáp ứng viêm (CRP) và fibrinogen, phối hợp với nhau chặt chẽ với phản ứng viêm có nồng độ cao hơn đối với những người béo phì hơn so với những người có thể trạng trung bình. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có một sự tương quan chặt chẽ giữa tăng số lượng bạch cầu ái toan trong đờm với mỡ bụng.
Tình trạng thiếu oxy ở bệnh nhân béo phì đã được chứng minh là có một quá trình viêm hệ thống, nhưng hiện nay vẫn chưa xác định được tại sao điều đó dẫn đến viêm đường khí được tìm thấy ở hen phế quản. Nguyên nhân có thể do ở đối tượng những người béo phì bị hen phế quản, bạch cầu ái toan hiện diện ít hơn, điều này cho thấy có một sự thay đổi trong phenotype viêm đường khí.
Một nửa số chất liên quan đến viêm bao gồm TNFα, IL-6- là yếu tố tăng trưởng tương tự như insulin, adiponectin, và estrogen. Một trong những thành phần của IL-6 sản xuất bởi những tế bào mỡ là leptin, và một sự gia tăng mức leptin có thể gây nên một sự mất cân bằng giữa việc sản xuất của Th1 và Th2 cytokine. Sự mất cân bằng này ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh hen phế quản. Như vậy, leptin là một trong những yếu tố có tác động mạnh nhất cho cả hen phế quản lẫn béo phì. Những người béo phì cũng bị giảm mức adiponectin. Mà sự không có mặt của adiponectin và tính chất kháng viêm của hoạt chất này có thể đóng góp vào mức độ nghiêm trọng với bệnh hen phế quản dẫn đến tình trạng thiếu oxy ở bệnh nhân béo phì.
Nhiều nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, thành phần interferon α có thể là chất trung gian của sự liên kết giữa béo phì, leptin, adiponectin và bệnh hen phế quản.
Béo phì kết hợp với sự gia tăng quá trình oxy hóa hệ thống đường thở có thể do một sự phối hợp của mất quân bình adipokine. Sự gia tăng quá trình oxy hóa đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế sinh bệnh của bệnh mạch máu và gan nhiễm mỡ không có nguyên nhân do rượu. Từ đó, hen phế quản gây ra các tổn thương đến phổi. Quá trình oxy hóa có thể gây ra những ảnh hưởng đến chức năng phổi bởi sự gia tăng phản ứng viêm của đường khí và giảm hiệu quả của corticosteroid dạng hít, có thể trở nên rõ ràng khi tiếp xúc với yếu tố làm trầm trọng lên hay trong những đợt bộc phát hen phế quản.
Những thay đổi về mặt cơ học của bệnh hen phế quản liên quan đến chỉ số khối cơ thể BMI và lượng mỡ thừa vùng bụng. Những thay đổi về mặt cơ học này làm béo phì gây thiếu oxy hệ thống, làm xấu hơn thiếu oxy tế bào mỡ, và góp phần vào viêm hệ thống, làm nghiêm trọng hơn những bệnh lý đã có sẵn và béo phì chèn đường thở.
Xử lý tình trạng thiếu oxy ở bệnh nhân béo phì thông qua chế độ ăn điều độ hợp lý và phẫu thuật giảm cân có thể làm cải thiện mức độ trầm trọng và dấu hiệu triệu chứng của bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Đối với những người tăng cân hay có thể trạng béo phì bị hen phế quản, giảm cân là phương pháp có ý nghĩa trong làm giảm những triệu chứng hen phế quản, tăng hiệu quả điều trị với thuốc và cải thiện sự lưu lượng khí.
Đồng thời, giảm cân có thể khó khăn đối với bất kỳ ai và có thể đặc biệt khó khăn nếu bệnh hen suyễn gây khó khăn cho việc tập thể dục. Thường xuyên đi bộ và luyện tập tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp giảm cân đồng thời cũng giúp bạn dễ thở hơn.
Ngày nay, nếu bạn đang mong muốn tìm một phương pháp giảm cân an toàn và hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng các loại vitamin và khoáng chất cần thiết với vai trò thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện phương pháp này thì bạn sẽ được bác sĩ đánh giá sức khỏe tổng thể sau đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người cụ thể dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu và chỉ số khối cơ thể (BMI). Khi bạn đăng ký thực hiện liệu trình giảm cân này sẽ luôn có bác sĩ điều trị theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng chi tiết kết hợp với luyện tập sao cho phù hợp với thể trạng của mỗi người.
28
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
28
Bài viết hữu ích?