Zalo

Béo phì có ảnh hưởng đến chỉ số SpO2 không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chỉ số SpO2 được định nghĩa là độ bão hòa của oxy trong máu ngoại vi. Béo phì có gây ra ảnh hưởng đến chỉ số SpO2, cụ thể là có liên quan đến độ bão hòa oxy khi nghỉ ngơi thấp hơn so với những người bình thường.

1. Chỉ số SpO2 là gì?

Chỉ số SpO2 là tên viết tắt của Saturation of peripheral oxygen được định nghĩa là độ bão hòa của oxy trong máu ngoại vi đối với người. Hay có thể được hiểu theo một cách khác thì chỉ số SpO2 là tỷ lệ hemoglobin oxy hóa (tức là hemoglobin có gắn oxy) so với tổng lượng hemoglobin có trong máu. Hemoglobin là một loại protein được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu và là yếu tố quyết định đến màu đỏ của hồng cầu.

Chỉ số SpO2 là một trong năm dấu hiệu sinh tồn (dấu hiệu sống) của cơ thể bao gồm huyết áp, mạch, nhiệt độ, nhịp thở và chỉ số độ bão hòa của oxy trong máu ngoại vi. Thông thường, các dấu hiệu sống trong cơ thể được duy trì ở một giá trị nhất định, tác dụng nhằm duy trì sự sống của con người. Trong nhiều trường hợp mắc các loại bệnh tật, rủi ro về sức khỏe thì các giá trị này thay đổi vượt ra khỏi ngưỡng bình thường làm cho các chức năng sống trong cơ thể con người bị mất cân bằng, nguyên nhân của nhiều bệnh và có thể đe dọa tính mạng dẫn đến tử vong.

Cách thức để đo tiến hành chỉ số SpO2 là thực hiện đo bằng phép đo xung. Đây là một phương pháp gián tiếp không xâm lấn hay có thể hiểu là không đưa các dụng cụ xâm lấn vào trong cơ thể. Cách thức hoạt động của phương pháp đo này bằng cách phát ra và tự hấp thu một làn sóng ánh sáng đi qua những mạch máu hoặc mao mạch ở vị trí đầu ngón tay, đầu ngón chân hoặc dái tai. Sự thay đổi của sóng ánh sáng khi xuyên qua đầu ngón tay hay đầu ngón chân hoặc dái tai sẽ cho phép hiển thị kết quả của phương pháp đo chỉ số SpO2. Nguyên nhân là do mức độ oxy bão hòa trong máu gây ra các biến đổi về màu sắc của máu.

Giá trị chỉ số SpO2 được hiển thị bằng %. Cụ thể, trong trường hợp nếu máy đo chỉ số SpO2 cho kết quả 96% thì chứng tỏ mỗi tế bào hồng cầu được tạo ra bởi 96% oxygenated và 4% không oxy hóa hemoglobin. Giá trị SpO2 bình thường sẽ dao động ở trong khoảng từ 95 đến 100%.

Chỉ số oxy hóa máu tốt đóng vai trò rất cần thiết vì cung cấp đủ năng lượng cho cơ bắp hoạt động. Nếu giá trị SpO2 xuống thấp dưới 95%, đây là dấu hiệu sức khỏe cảnh báo tình trạng oxy hóa máu kém, còn được gọi là tình trạng máu bị thiếu oxy. Những nghiên cứu gần đây đã được chứng minh rằng chỉ số SpO2 từ mức 94% trở lên là chỉ số ở mức bình thường và vẫn đảm bảo sức khỏe.

Đối với chỉ số SpO2, khi cơ thể khỏe mạnh với các chức năng sinh lý hoạt động một cách ổn định, không có tác nhân gây ra sự cản trở quá trình hô hấp, chỉ số SpO2 đo được sẽ dao động ở trong khoảng từ 96 đến 100%. 

Thang đo chỉ số SpO2 tiêu chuẩn cụ thể, như sau:

  • SpO2 dao động từ 97% đến 99%: Chỉ số oxy trong máu tốt;
  • SpO2 dao động từ 94% đến 96%: Chỉ số oxy trong máu ở mức trung bình và cần thở thêm oxy để thở;
  • SpO2 dao động từ 90% đến 93%: Chỉ số oxy trong máu thấp và cần xin ý kiến của bác sĩ điều trị bệnh;
  • SpO2 thấp dưới 92% trường hợp không thở oxy hoặc thấp dưới 95% với trường hợp có đang thở oxy: Dấu hiệu suy hô hấp rất nặng;
  • SpO2 dưới 90%: Dấu hiệu của một ca cấp cứu trên lâm sàng.

Chỉ số SpO2 đối với trẻ sơ sinh: chỉ số SpO2 tiêu chuẩn tương tự của người lớn, đó là trên 94%. Nếu chỉ số SpO2 của trẻ sơ sinh bị giảm xuống dưới mức 90% thì cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để được hỗ trợ can thiệp y khoa kịp thời.

chỉ số spo2
Chỉ số SpO2 là độ bão hòa của oxy trong máu ngoại vi đối với người

2. Béo phì có ảnh hưởng đến chỉ số SpO2 không?

Béo phì có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến chỉ số SpO2 hay độ bão hòa oxy trong máu. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng béo phì làm suy giảm hô hấp, cụ thể là gây ra hội chứng giảm thông khí do béo phì gây ra tình trạng thở kém ở một số người. Hội chứng này dẫn đến lượng oxy trong máu thấp hơn, lượng carbon dioxide trong máu cao hơn và chỉ số SpO2 thấp hơn.

Nguyên nhân chính xác của suy yếu hệ hô hấp ở người béo phì không được biết đến. Người ta tin rằng béo phì làm suy giảm hô hấp là kết quả của một khiếm khuyết trong việc kiểm soát hơi thở của não. Trọng lượng dư thừa áp vào thành ngực cũng là nguyên nhân khiến cho các cơ khó hít thở sâu và thở đủ nhanh. Điều này có tác động làm xấu đi khả năng kiểm soát hơi thở của não. Kết quả là máu chứa quá nhiều carbon dioxide và không có đủ oxy.

chỉ số spo2
Béo phì gây ra nhiều ảnh hưởng đến chỉ số SpO2

3. Các dấu hiệu của hội chứng giảm thông khí do béo phì

Các triệu chứng chính của hội chứng giảm thông khí do béo phì bao gồm:

  • Chất lượng giấc ngủ kém;
  • Chứng ngưng thở khi ngủ;
  • Ngủ ngáy;
  • Trầm cảm;
  • Đau nhức đầu có thể là đau cả đầu hay đau nửa đầu;
  • Tăng cảm giác mệt mỏi;
  • Các triệu chứng về mức oxy trong máu thấp hay thiếu oxy mãn tính và lượng carbon dioxide cao có thể xảy ra bao gồm, khó thở hoặc cảm thấy mệt mỏi sau một chút nỗ lực.

Những người bị hội chứng giảm thông khí do béo phì là những người chỉ số khối cơ thể từ 30 trở lên với những dấu hiệu lâm sàng cụ thể như:

  • Màu hơi xanh ở môi, ngón tay, ngón chân hoặc da tím tái đi;
  • Da hơi đỏ;
  • Các dấu hiệu của bệnh suy tim bên phải cụ thể như sưng chân hoặc bàn chân, khó thở hoặc cảm thấy mệt mỏi sau một chút nỗ lực;
  • Dấu hiệu buồn ngủ cực độ;

Các xét nghiệm được sử dụng để giúp chẩn đoán hội chứng giảm thông khí do béo phì bao gồm:

  • Khí huyết động mạch;
  • Chụp X-quang ngực thăng hoặc chụp CT để loại trừ các nguyên nhân có thể khác;
  • Xét nghiệm đánh giá chức năng phổi;
  • Nghiên cứu về giấc ngủ (đo đa ký giấc ngủ);
  • Siêu âm Doppler tim; 

Các bác sĩ điều trị sẽ chẩn đoán phân biệt hội chứng giảm thông khí do béo phì với chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, vì một người bị béo phì làm suy giảm hô hấp có nồng độ carbon dioxide trong máu cao khi họ tỉnh táo.

4. Phương pháp điều trị giảm thông khí do béo phì

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị đối với người béo phì làm suy giảm hô hấp, cụ thể như sau: 

  • Thông khí cơ học không xâm lấn như áp suất đường thở dương liên tục (CPAP) hoặc áp lực đường thở dương hai mức (BiPAP) thông qua mặt nạ vừa khít với mũi hoặc mũi và miệng (chủ yếu để ngủ);
  • Liệu pháp oxy;
  • Hỗ trợ thở qua mở khí quản đối với những trường hợp nặng;
chỉ số spo2
Có nhiều phương pháp điều trị đối với người béo phì làm suy giảm hô hấp 

Các phương pháp điều trị khác nhằm mục đích giảm cân, có thể làm giảm tình trạng béo phì làm suy giảm hô hấp.

Nếu không được điều trị kịp thời, hội chứng giảm thông khí do béo phì có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tim và mạch máu, khuyết tật nghiêm trọng hoặc tử vong.

5. Các biến chứng của hội chứng giảm thông khí do béo phì

Các biến chứng hội chứng giảm thông khí do béo phì có thể bao gồm:

  • Trầm cảm, kích động, khó chịu;
  • Tăng nguy cơ tai nạn hoặc sai sót trong công việc;
  • Vấn đề liên quan đến giảm ham muốn trong tình dục;

Hội chứng giảm thông khí do béo phì cũng có thể gây ra các vấn đề về tim mạch, chẳng hạn như:

  • Huyết áp cao;
  • Suy tim phải (cor pulmonale);
  • Huyết áp cao trong phổi hay tăng huyết áp phổi;
  • Huyết áp cao trong phổi hay tăng huyết áp phổi.

Bạn cần đến ngay các cơ sở y tế nếu bạn rất mệt mỏi trong ngày hoặc có bất kỳ triệu chứng nào khác gợi ý hội chứng giảm thông khí do béo phì.

6. Dự phòng bệnh hội chứng giảm thông khí do béo phì

Cách để dự phòng hội chứng giảm thông khí do béo phì là duy trì cân nặng phù hợp. Những người bị béo phì với chỉ số khối cơ thể trên 30 thì nên thực hiện giảm cân thông qua thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày điều độ kết hợp với chế độ tập luyện thể dục thể thao một cách hợp lý.

Ngày nay, nếu muốn giảm cân một cách hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin và các loại khoáng chất với vai trò thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện phương pháp này bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu và chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ điều trị theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện sao cho phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả

15

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Cách giảm cân cấp tốc 5kg trong 1 tuần

Cách giảm cân cấp tốc 5kg trong 1 tuần

Có thể giảm cân 6kg - 7kg trong 1 tuần được không?

Có thể giảm cân 6kg - 7kg trong 1 tuần được không?

15

Bài viết hữu ích?