Béo phì là tình trạng tích tụ mỡ thừa quá mức hoặc bất thường, có khả năng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ở nhiều nước trên thế giới, lối sống tĩnh tại đang trở nên rất phổ biến, đặc biệt ở người trẻ, vì thế tình trạng béo phì đang ngày càng gia tăng. Béo phì được phân chia thành nhiều cấp độ, vậy béo phì độ 2 là gì, béo phì cấp độ 2 gây nên những bệnh lý nào?
1. Béo phì cấp độ 2 là gì?
Bệnh béo phì là bệnh lý có sự thay đổi theo giới, tuổi, phụ thuộc vào tình trạng kinh tế, xã hội và cả yếu tố chủng tộc. Theo đó, béo phì được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (American Medical Association) công nhận là một căn bệnh mạn tính, đòi hỏi người bệnh phải được quản lý và điều trị lâu dài.
Chỉ số để đánh giá tỉ lệ mỡ và nguy cơ mắc những bệnh nguy hiểm thường dùng là chỉ số khối của cơ thể. Chỉ số này được xác định bằng công thức: cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m). Dựa vào các kết quả tính ra, các nhà khoa học đã lập lên bảng tra chỉ số BMI mang tính khách quan tương đối:
BMI < 18,5: nhẹ cân, cần bổ sung dinh dưỡng và tăng cân nặng;
BMI trong khoảng 18,5 - 25: cơ thể bình thường, mọi chỉ số đang ở mức ổn;
BMI trong khoảng 25 - 30: thừa cân;
BMI > 30: béo phì, tăng nguy cơ mắc các bệnh có liên quan đến tình trạng béo phì.
Đánh giá béo phì cấp độ 2 thông qua chỉ số BMI
Những người nằm trong nhóm béo phì BMI > 30 còn được chia thành 3 cấp độ:
Béo phì cấp độ 1: BMI từ 30 đến 35;
Béo phì cấp độ 2: BMI từ 35 đến 40;
Béo phì cấp độ 3: BMI > 40.
Như vậy, béo phì cấp độ 2 được định nghĩa là người có chỉ số khối của cơ thể (BMI) từ 35 đến dưới 40.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến béo phì cấp độ 2
Nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì cấp độ 2:
Béo phì cấp độ 2 do chế độ ăn uống không hợp lý, cơ thể tiếp nhận quá nhiều chất béo, đồ ngọt so với nhu cầu;
Hầu hết người béo phì cấp độ 2 hoạt động thể lực ít, thậm chí không tập luyện thể dục thể thao. Đây là một yếu tố quan trọng, khi lượng calo nạp vào cơ thể quá nhiều, nhưng chúng ta lười vận động khiến lượng calo tiêu thụ ra ít sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ mỡ gây béo phì;
Béo phì còn có thể do yếu tố di truyền, thật vậy nếu trong gia đình có cả bố và mẹ béo thì 80% con cái sinh ra sẽ có nguy cơ béo phì.
Bệnh lý nền cũng là một trong những nguyên nhân có khả năng gây nên béo phì;
Một nguyên nhân khác ít được biết đến nhưng vẫn có nguy cơ gây nên béo phì đó chính là thiếu ngủ, do thiếu ngủ sẽ dẫn đến tình trạng thèm ăn.
Ngoài ra, tuổi tác cũng làm tăng nguy cơ béo phì.
Nguyên nhân gây béo phì cấp độ 2 do chế độ ăn nhiều chất béo
3. Béo phì cấp độ 2 gây nên những bệnh lý nào?
Đầu tiên, người bị béo phì ở cấp độ 2 phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vấn đề liên quan đến ngoại hình. Ngoài yếu tố ngoại hình, béo phì cấp độ 2 còn có khả năng gây nên một số bệnh lý nguy hiểm như:
Bệnh liên quan đến tim mạch: Béo phì liên quan mật thiết đối với bệnh tim, theo đó tỷ lệ mắc xơ cứng động mạch của người béo phì tăng cao do mỡ bọc kín tim khiến tim khó co bóp, mỡ tích tụ quá nhiều làm tăng dung lượng máu tuần hoàn, tăng gánh nặng cho tim, kèm theo đó là mức đường huyết và mỡ trong máu tăng, làm tăng độ dính của máu, giảm khả năng vận tải oxy của tế bào hồng cầu, từ đó cung cấp không đủ oxy cho tế bào tim. Ngoài ra, béo phì còn làm dày thành tim, giảm tuần hoàn nhánh động mạch vành, từ đó làm giảm khả năng bù đắp của tim;
Huyết áp cao: Tỷ lệ tăng huyết áp ở người béo phì cao hơn rất nhiều người bình thường béo phì làm tăng lực cản ngoại vi của động mạch nhỏ, lúc này buộc tim phải làm việc nhiều, tăng nhịp đập của tim để bảo đảm cung cấp máu, lâu dần sẽ dẫn đến xơ cứng động mạch và tăng huyết áp. Hơn nữa, lượng natri tích tụ trong cơ thể người bệnh béo phì cũng là một nguyên nhân khiến huyết áp tăng;
Rối loạn lipid máu là một trong những rủi ro lớn của tình trạng thừa cân, béo phì. Người béo phì cấp độ 2 thường có hiện tượng tăng mức độ chất béo trung tính và cholesterol xấu (LDL), giảm cholesterol tốt (HDL) khiến lượng cholesterol, triglycerid trong huyết tương vượt quá tiêu chuẩn bình thường.
Đái tháo đường: béo phì khiến hormon insulin hoạt động không hiệu quả, không thể giúp tế bào của cơ thể hấp thu đường. Tình trạng này ban đầu sẽ kích thích tuyến tụy cố gắng sản sinh nhiều insulin hơn những không cải thiện, dần dần việc sản sinh insulin của tuyến tụy sẽ giảm, khi đó bệnh nhân béo phì sẽ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Gan nhiễm mỡ: Thừa cân, béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây gan nhiễm mỡ không do rượu, con số thống kê cho thấy có đến 70% số người béo phì có gan bị nhiễm mỡ do quá trình vận chuyển chất béo ở gan bị mất cân bằng, chất béo bị tích tụ lại trong tế bào gan. Gan nhiễm mỡ thời kỳ đầu có thể thay đổi nếu tiến hành giảm cân tích cực, điều chỉnh ăn uống, thậm chí có thể mất hẳn tình trạng gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên khi người bị gan nhiễm mỡ nặng có thể xảy ra viêm gan dạng nhiễm mỡ, đau bụng hoặc biến đổi chức năng gan, giai đoạn cuối sẽ dẫn đến xơ gan do mô sợi quá nhiều.
Đột quỵ: khả năng đột quỵ ở người béo phì cao hơn nhiều lần người bình thường, người có BMI > 30 dễ bị tử vong do tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch. Việc trao đổi đường, mỡ trong cơ thể người béo phì trở không bình thường làm tăng nguy cơ xơ cứng mạch máu não, kèm theo chứng tăng huyết áp dẫn đến tỷ lệ bị tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu não (đột quỵ não) ở người béo phì, đặc biệt là béo phì cấp độ 2 cao hơn người bình thường.
Béo phì cấp độ 2 khiến người bệnh thường xuyên đau nhức xương khớp, vận động khó khăn
Bệnh xương khớp và gout (gút): Người béo phì có khả năng mắc bệnh gout cao gấp 4 lần so với những người bình thường. Ngoài ra trọng lượng cơ thể tăng gây sức ép nhiều lên các cơ, tạo sức ép lên các khớp như khớp gối, cột sống lưng, từ đó làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm xương khớp. Khi khớp sưng viêm hoặc biến dạng, cơ thể lại càng nặng thêm thì áp lực đối với khớp càng nặng, bệnh sẽ ngày càng trở nên xấu. Do đó người béo phì bị viêm khớp muốn điều trị cần bắt đầu từ việc giảm cân.
Suy giảm trí nhớ: người béo phì, đặc biệt là trẻ em thường có chỉ số thông minh thấp hơn trẻ có cân nặng bình thường, trong khi đó người lớn bị béo phì lại có nguy cơ bị Alzheimer cao hơn so với người bình thường.
Béo phì dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa nhứ: bệnh túi mật, ruột nhiễm mỡ, nhu động ruột giảm, trĩ, trào ngược, ợ nóng…
Bệnh đường hô hấp: Hoạt động của cơ hoành, khí phế quản của người béo phì thường hạn chế do mỡ tích tụ nhiều, dẫn đến rối loạn nhịp thở, ngáy, ngưng thở khi ngủ...
Nguy cơ ung thư: Khi bạn tăng cân quá mức, các cơ chế hoạt động trong cơ thể như hệ hô hấp, tuần hoàn, miễn dịch bị ảnh hưởng gây giảm hiệu quả hoạt động, tăng nguy cơ tích tụ các độc tố trong cơ thể, về lâu dài có thể là nguyên nhân gây ung thư.
Giảm béo phì cấp độ 2 đẩy lùi được nhiều bệnh lý nguy hiểm
4. Thông tin về phương pháp giảm béo khoa học không ảnh hưởng đến sức khỏe
Béo phì không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin, gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp. Hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều phương pháp giảm béo được quảng cáo là có hiệu quả tốt nhưng thực chất chưa tác động được đến nguyên nhân sâu xa gây bệnh, từ đó bạn vừa mất một khoản tiền lớn về tài chính mà vẫn không thể đem đến được hiệu quả như mong muốn do tỷ lệ tái béo phì rất cao.
Để giảm cân an toàn, hiệu quả mang đến hiệu quả tối ưu bạn có thể lựa chọn liệu pháp tiêu hao năng lượng để giúp tiêu hao và chuyển hóa mỡ theo cấp độ tế bào. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu, sử dụng dịch truyền là các loại vitamin, khoáng chất và các vi chất độc quyền giúp tiêu hao và chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên mà không gây mệt mỏi, mất cơ, mất nước.
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số
094 164 8888