Zalo

Bệnh rối loạn chuyển hóa tinh bột là gì và chữa thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tinh bột là một trong 3 nhóm chất quan trọng cung cấp nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Do vậy, nếu xảy ra bất thường nào trong quá trình chuyển hóa tinh bột đều có thể dẫn tới những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy rối loạn chuyển hóa tinh bột là gì và cách khắc phục thế nào?

1. Rối loạn chuyển hóa tinh bột là bệnh gì?

Tinh bột là một loại carbohydrate phức tạp, là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Trung bình mỗi ngày, cơ thể cần từ 200g đến 290g tinh bột. Một số thực phẩm có chứa nhiều tinh bột như: gạo, ngô, sắn, khoai lang, khoai tây, yến mạch, các loại trái cây và sữa…

Rối loạn chuyển hóa tinh bột là một nhóm các rối loạn chuyển hóa. Thông thường, các enzyme sẽ phân hủy tinh bột thành glucose (một loại đường đơn). Nếu mắc một trong những chứng rối loạn này, thì có thể cơ thể không có đủ enzyme để phân hủy carbohydrate. Hoặc các enzyme có thể không hoạt động bình thường. Điều này khiến một lượng đường có hại tích tụ trong cơ thể và dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe. 

rối loạn chuyển hóa tinh bột
Rối loạn chuyển hóa tinh bột là một nhóm các rối loạn chuyển hóa 

Có hai dạng rối loạn chuyển hóa tinh bột chính:

  • Rối loạn không chuyển hóa tinh bột thành đường: Tinh bột từ thực phẩm khi được nạp vào cơ thể không được chuyển hóa thành glucose và ứ đọng glycogen tại gan, phổi, lá lách và thận. Tình trạng này thường có nguyên nhân từ rối loạn di truyền. 
  • Rối loạn chuyển hóa đường: Rối loạn này phổ biến hơn và cũng có nguyên nhân xuất phát là từ di truyền. Trong trường hợp này, carbohydrate được phân giải từ tinh bột không được hấp thụ như bình thường.

2. Dấu hiệu của rối loạn chuyển hóa tinh bột

Bệnh rối loạn chuyển hóa tinh bột thường thường do yếu tố di truyền gây ra và khó chẩn đoán cũng như điều trị. Dấu hiệu bệnh thường không đặc trưng nên dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến của bệnh mà bạn cần lưu ý:

  • Đầy hơi, khó tiêu sau ăn;
  • Thường xuyên cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa;
  • Mệt mỏi, chóng mặt;
  • Thường xuyên tiêu chảy;
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân;
  • Đau thắt bụng;
  • Dễ bầm tím.

Rối loạn chuyển hóa tinh bột có thể gây ra các biến chứng khác nhau, tùy thuộc vào loại rối loạn và mức độ tiến triển. Sự ứ đọng glycogen tại các cơ quan trong cơ thể còn gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: 

  • Sưng phù chân tay;
  • Sưng và cứng các khớp;
  • Bị thiếu máu;
  • Phì đại gan, thận;
  • Xơ gan;
  • Toan hóa máu, toan hoá niệu;
  • Hạ đường huyết;
  • Co giật, mất ý thức;
  • Suy thận.
rối loạn chuyển hóa tinh bột
Rối loạn chuyển hóa tinh bột có thể gây ra các biến chứng khác nhau

3. Chữa rối loạn chuyển hóa tinh bột như thế nào?

Phương pháp chẩn đoán rối loạn chuyển hóa tinh bột phổ biến nhất hiện nay là xét nghiệm gen. Ngoài ra, xét nghiệm enzyme cũng được sử dụng để đánh giá sự thiếu hụt số lượng enzyme, điều này hỗ trợ việc xác định và chẩn đoán bệnh một cách chính xác hơn.

Chữa rối loạn chuyển hóa tinh bột đòi hỏi một kế hoạch điều trị toàn diện, bao gồm thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và có thể cần sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế. Dưới đây là một số phương pháp giúp người bệnh cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống:

  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp

Bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết chế độ dinh dưỡng phù hợp với người bệnh rối loạn chuyển hóa tinh bột, lên danh sách các loại thực phẩm nên và không nên ăn để giảm triệu chứng. Hạn chế tiêu thụ thức ăn chứa nhiều đường tinh chế như các loại ngũ cốc xay xát kỹ, bánh mì trắng, mì ống, bánh ngọt, kẹo, socola, nước ngọt…

Tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu protein chất lượng cao như thịt động vật, cá, trứng, sữa, đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành. Ưu tiên lựa chọn nguồn chất béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe như dầu oliu, dầu hạt óc chó, các loại hạt, cá biển và quả bơ…

  • Sử dụng thuốc đặc trị 

Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, khi chế độ dinh dưỡng đặc biệt nhưng không mang lại hiệu quả rõ rệt, bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị đặc hiệu. Những loại thuốc này có thể giúp cải thiện triệu chứng của bệnh và kiểm soát tình trạng hiệu quả hơn, phù hợp với những người có cơ địa nhạy cảm. Cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và thông báo ngay lập tức nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường hoặc tác dụng phụ xuất hiện khi sử dụng thuốc. 

  • Tăng cường hoạt động thể chất

Thực hiện hoạt động thể chất thường xuyên và đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày một tuần. Bạn có thể lựa chọn các bộ môn thể thao yêu thích và phù hợp với tình trạng sức khỏe như: Bơi lội, đi bộ, đạp xe, cầu lông, quần vợt hay các lớp học như gym, khiêu vũ, aerobic…

Tóm lại, việc hiểu rõ nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết của rối loạn chuyển hóa tinh bột là điều quan trọng để chúng ta có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa và chữa trị kịp thời. Bằng cách thực hiện những điều chỉnh nhỏ trong lối sống và chế độ ăn uống cũng như vận động có thể giúp giảm nguy cơ và kiểm soát tình trạng rối loạn góp phần đem lại một cuộng sống khỏe mạnh và tốt đẹp hơn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Tại sao ăn nhiều tinh bột lại buồn ngủ?

Tại sao ăn nhiều tinh bột lại buồn ngủ?

Có cần phải điều trị béo phì độ 1 không?

Có cần phải điều trị béo phì độ 1 không?

Bệnh béo phì là nguy cơ dẫn đến bệnh nào?

Bệnh béo phì là nguy cơ dẫn đến bệnh nào?

Giá trị dinh dưỡng trong củ sen - ăn củ này có béo không?

Giá trị dinh dưỡng trong củ sen - ăn củ này có béo không?

24

Bài viết hữu ích?