Zalo

Bạn có bị dị ứng thịt bò không? Làm sao để biết?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Có nhiều tác nhân gây dị ứng khác nhau đã được tìm thấy, và 1 trong số đó là các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt cừu. Với chứng dị ứng thịt bò, các bác sĩ cho biết có liên quan đến Alpha-gas. Vậy dị ứng thịt bò là gì và nếu bị dị ứng thịt bò phải làm sao?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Tại sao ăn thịt bò bị dị ứng?

Một số chứng cứ gợi ý rằng chứng dị ứng thịt đỏ, bao gồm dị ứng thịt bò, ở Hoa Kỳ có thể khởi phát từ vết cắn của loài bọ ve, đặc biệt là từ bọ chét Lone Star. Kèm theo đó, các loài bọ ve khác đều được xác định là có liên quan đến chứng dị ứng thịt đỏ ở các quốc gia khác. Theo bác sĩ, hầu hết mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị dị ứng thịt bò, nhưng hầu hết các trường hợp đã được báo cáo là nhóm tuổi trường thành bị bọ ve cắn.

Theo nghiên cứu, vết cắn của bọ ve có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch đối với Galactose-alpha-1,3-galactose, hay còn được gọi là "alpha-gal", một loại đường có trong thịt đỏ của các loài động vật có vú mà con người thường tiêu thụ.

Theo đó, hội chứng Alpha-gal đã được chứng minh là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng dị ứng thịt đỏ, bao gồm thịt bò. Mặc dù rất hiếm nhưng vẫn có những trường hợp ăn thịt bò bị dị ứng mà không liên quan đến hội chứng Alpha-gal.

Tuy nhiên, không phải ai bị bọ chét Lone Star cắn cũng sẽ bị dị ứng. Do đó sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn để tìm hiểu về cơ chế mà bọ ve cắn có thể kích hoạt phản ứng dị ứng và tìm thêm các yếu tố rủi ro cho sự phát triển của tình trạng này.

dị ứng thịt bò
Dị ứng thịt bò gây ngứa, nổi mề đay kèm phát ban da

2. Triệu chứng dị ứng thịt bò là gì?

Các triệu chứng dị ứng thịt bò có thể bao gồm:

  • Dị ứng thịt bò gây ngứa và nổi mề đay kèm phát ban da là triệu chứng phổ biến;
  • Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn ói, ợ nóng, ăn khó tiêu, tiêu lỏng và đau bụng dữ dội;
  • Nuốt khó;
  • Sưng phù môi, cổ họng, lưỡi hoặc mí mắt;
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu;
  • Tụt huyết áp;
  • Khó thở.

Hội chứng Alpha-gal độc đáo ở chỗ các triệu chứng sẽ không xuất hiện sau 3 đến 6 giờ tiêu thụ thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa động vật có vú hoặc tiếp xúc với các sản phẩm có chứa chất alpha-gal. Thông thường, các triệu chứng dị ứng thịt bò có thể mất nhiều thời gian hơn để xuất hiện. Điều này khác biệt hoàn toàn khi so sánh với các triệu chứng do dị ứng thực phẩm khác, chẳng hạn như nổi mề đay, nôn ói và khó thở… thường khởi phát trong vòng 2 giờ sau khi ăn thực phẩm gây dị ứng.

Bác sĩ cho biết các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của dị ứng thịt bò sẽ khác nhau ở mỗi người và đặc biệt cũng một người cũng có thể không có phản ứng giống nhau sau mỗi lần tiếp xúc. Nếu cảm thấy khó thở bất cứ lúc nào, bạn cần đến phòng cấp cứu gần nhất ngay lập tức.

dị ứng thịt bò
Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị dị ứng thịt bò

3. Chẩn đoán dị ứng thịt bò thế nào?

Bác sĩ dị ứng có thể chẩn đoán dị ứng thịt bò thông qua khai thác kỹ tiền sử phù hợp với hội chứng alpha-gal. Bác sĩ có thể xác nhận nghi ngờ mắc hội chứng alpha-gal bằng xét nghiệm máu cho thấy có sự nhạy cảm với alpha-gal hay nhạy cảm với thịt của các loài động vật có vú. Ngoài ra, một số xét nghiệm dị ứng da ghi lại các phản ứng với thịt đỏ có thể hữu ích trong chẩn đoán.

4. Bị dị ứng thịt bò phải làm sao?

Nếu xác định ăn thịt bò bị dị ứng, cách điều trị duy nhất là hạn chế hoặc không ăn loại thịt đỏ này cũng như các loại thịt đỏ khác. Nếu hội chứng alpha-gal là nguyên nhân gây dị ứng, bạn cũng có thể cần hạn chế hoặc tránh các loại thực phẩm có chứa alpha-gal khác.

Alpha-gal có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm sau:

  • Thịt động vật có vú, bao gồm thịt lợn, thịt bò, thịt thỏ, thịt cừu và thịt nai (đặc biệt nội tạng sẽ có nhiều alpha-gal hơn các loại thịt khác);
  • Các sản phẩm khác làm từ động vật có vú, bao gồm gelatin, bơ sữa, mỡ lợn, mỡ động vật, nước dùng thịt;
  • Sò núi Rocky hoặc tinh hoàn của bò đực.

Alpha-gal không được tìm thấy trong thịt gia cầm, chẳng hạn như gà, gà tây, vịt và chim cút hoặc các loài chim khác, đồng thời cũng không có trong trứng, cá, hải sản hoặc các loại bò sát.

Bạn cần nhớ rằng, triệu chứng dị ứng thịt bò khác nhau giữa các cá thể. Một số người có thể ăn một lượng nhỏ thức ăn có chứa chất gây dị ứng mà không gặp các triệu chứng, trong khi những người khác thì không. Ví dụ, hầu hết những người bị dị ứng thịt đỏ đều có thể dung nạp được sữa bò. Vì vậy bạn cần xác định thành phần hoạt chất có trong các sản phẩm và thuốc sắp sử dụng, trong đó một số thành phần có chứa alpha-gal, bao gồm gelatin, glycerin, magnesi stearat và chiết xuất từ ​​bò, cần được chú ý.

Nếu đang hạn chế hoặc tránh thịt đỏ, bạn hãy đảm bảo có thể thay thế bằng thịt gia cầm, trứng, hải sản hoặc protein thực vật để đảm bảo rằng tuân theo một chế độ ăn uống cân bằng. Chế độ ăn uống cũng có thể bao gồm đậu nành, các loại đậu khác, quả hạch, hạt và ngũ cốc nguyên hạt vì chúng không có loại nào chứa alpha-gal.

5. Dự phòng dị ứng thịt bò

Bạn có thể hạn chế nguy cơ phát triển chứng dị ứng thịt đỏ do hội chứng alpha-gal gây ra bằng cách không để loài bọ ve cắn.

Trước khi ra ngoài trời, bạn hãy xem xét các biện pháp sau:

  • Xác định những vị trí có loài bọ ve sinh sống. Chúng thường cư trú ở những khu vực nhiều cây cối, cỏ hoặc bụi rậm;
  • Xử lý quần áo và thiết bị mang theo bằng các sản phẩm có chứa Permethrin 0.5%;
  • Sử dụng thuốc chống côn trùng;

Bạn có thể giảm thiểu tiếp xúc với bọ ve khi ở ngoài trời bằng cách tránh những khu vực nhiều cây cối và bụi rậm, đồng thời mặc quần dài, đi giày bít mũi và đi tất. Đồng thời nên đi bộ ở trung tâm của những con đường mòn, nếu có thể.

Khi trở về từ bên ngoài, bạn cần:

  • Kiểm tra toàn bộ cơ thể để tìm bọ ve, đặc biệt chú ý đến nách, trong và xung quanh tai, bên trong rốn, mặt sau đầu gối, quanh eo, vùng mu và tóc của;
  • Kiểm tra quần áo của bạn. Loại bỏ bất kỳ bọ ve nào bạn tìm thấy trên quần áo, sau đó giặt sạch và sấy khô ở nhiệt độ cao trong ít nhất 10 phút;
  • Kiểm tra vật nuôi để tìm bọ ve;
  • Tắm trong vòng 2 giờ sau khi trở về nhà.

Tại các cơ sở y tế có các gói xét nghiệm xác định tác nhân gây dị ứng như thịt bò, thịt gà, cá… và nhiều tác nhân khác nhằm xác định chính xác cơ địa mỗi người bệnh dị ứng với những tác nhân cụ thể nào để có hướng phòng ngừa và điều trị kịp thời, chủ động.

Tóm lại, bị dị ứng thịt bò là 1 tình trạng không quá phổ biến. Tuy nhiên, việc dự phòng dị ứng thịt bò cũng cần được đề cao. Hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho bạn cũng như người thân trong gia đình, để sớm phát hiện cũng như đưa ra được các phương pháp điều trị dị ứng thịt bò kịp thời.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Dấu hiệu dị ứng bột mì và ai cần xét nghiệm để biết mình có bị không?

Dấu hiệu dị ứng bột mì và ai cần xét nghiệm để biết mình có bị không?

Cảnh giác với dị ứng cá ngừ

Cảnh giác với dị ứng cá ngừ

Xét nghiệm dị ứng là gì? Chỉ định và phân loại

Xét nghiệm dị ứng là gì? Chỉ định và phân loại

Xét nghiệm dị ứng thực phẩm và cách xử lý

Xét nghiệm dị ứng thực phẩm và cách xử lý

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

45

Bài viết hữu ích?