Zalo

Cảnh giác với dị ứng cá ngừ

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Cá biển là tác nhân gây dị ứng thực phẩm thường gặp, cá ngừ cũng không phải là ngoại lệ. Nhiều người ăn cá ngừ bị dị ứng và cho rằng nên được hướng dẫn các biện pháp xử trí phù hợp bởi nhân viên y tế. Vậy dị ứng cá ngừ phải làm sao?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Dị ứng cá ngừ là gì và tác nhân do đâu?

Ăn cá ngừ có bị dị ứng không là câu hỏi mà các tín đồ đam mê cá biển đặt ra. Cá ngừ là thực phẩm chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, có thể kể đến như đạm (protein), các vitamin, chất béo và nhiều khoáng chất thiết yếu. Trong đó nguồn acid béo omega 3 dồi dào trong cá ngừ là dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể và trí não, đặc biệt là ở trẻ em. 

Với nguồn dưỡng chất ở mức cao nhưng giá thành lại không quá đắt nên cá ngừ trở thành sự lựa chọn của các bà nội trợ để chế biến bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì cá ngừ lại là loại thực phẩm có nguy cơ cao gây ra phản ứng dị ứng với tác nhân chính là các histamin.

Tình trạng dị ứng cá ngừ có liên quan đến Parvalbumin, một loại protein có trong cá biển mà hệ miễn dịch con người không thể nhận diện. Khi tiêu thụ cá ngừ và protein này được hấp thu vào cơ thể sẽ kích hoạt sản xuất kháng thể IgE để kháng lại và từ đó gây ra các biểu hiện dị ứng cá ngừ.

Khi mua phải loại cá ngừ ươn để ăn, các enzym bên trong ruột cá dưới tác động của enzym Decarboxylase sẽ phân hủy các sắc tố đỏ có trong thịt cá và tạo ra histamin để gây dị ứng. Kèm theo đó, một số trường hợp bị dị ứng cá ngừ liên quan đến một số loại ký sinh trùng sống bên trong cá, như loài giun Anisakis.

Theo nghiên cứu, lượng histamin gây dị ứng cá ngừ phân bố không đều. Trong đó phần thịt đỏ sẽ chứa nhiều tác nhân gây dị ứng hơn thịt trắng, tương tự ở các loại cá đông lạnh, cá xông khói hay cá đóng hộp…

dị ứng cá ngừ
Dị ứng cá ngừ có liên quan đến Histamin trong cá ngừ vào cơ thể sẽ phân hủy và sinh ra các enzym gây hại

2. Biểu hiện ăn cá ngừ bị dị ứng là gì?

Histamin trong cá ngừ khi đi vào cơ thể sẽ phân hủy và sản sinh các enzym gây hại cho sức khỏe. Chúng rất khó bị phân hủy và là tác nhân chính tạo ra phản ứng dị ứng. Tùy theo số lượng cá được hấp thu nhiều hay ít và cơ địa mỗi người mà tình trạng dị ứng cá ngừ sẽ có những dấu hiệu khác nhau:

  • Sưng, đỏ, ngứa: Khi bị dị ứng cá ngừ, da của bệnh nhân sẽ nổi mề đay, mẩn ngứa và đỏ da thành từng mảng lớn. Ngứa da có thể xảy ra chỉ sau thời gian ngắn ăn hoặc chạm vào thịt cá ngừ. Nghiêm trọng hơn có người còn bị sưng lưỡi, phù nề vùng họng trong vài giờ, qua đó gây cản trở hô hấp;
  • Rối loạn tiêu hóa và co thắt dạ dày: Khi bị dị ứng cá ngừ, cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu nôn ói kèm theo đau bụng nghiêm trọng và tiêu chảy. Những triệu chứng này là cách cơ thể phản ứng để tống các histamin ra ngoài;
  • Hen phế quản: Những người ăn cá ngừ bị dị ứng mức độ nặng sẽ có các triệu chứng tương tự bệnh hen, như ho, khó thở, tức ngực… Các triệu chứng này thường sẽ xuất hiện vài phút sau khi ăn cá ngừ, và có thể kéo dài đến vài giờ. Đáng chú ý, việc hít phải hơi khi nấu cá ngừ hoặc chạm vào thịt cá vẫn có thể khiến cơn hen nghiêm trọng hơn;
  • Sốc phản vệ: Khi phản ứng dị ứng cá ngừ tác động đến toàn bộ cơ thể sẽ đưa đến sốc phản vệ, một tình trạng rất nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng nếu không được xử trí cấp cứu kịp thời.
dị ứng cá ngừ
Khi bị dị ứng cá ngừ, da của bệnh nhân sẽ nổi mề đay

3. Bị dị ứng cá ngừ phải làm sao?

Sau khi tìm được câu trả lời cho thắc mắc ăn cá ngừ có bị dị ứng không, vấn đề tiếp theo cần tìm hiểu là cách xử trí khi gặp phải tình trạng này. Ngay khi thấy cơ thể bắt đầu có những dấu hiệu gợi ý là dị ứng cá ngừ, bạn cần có những biện pháp xử lý nhanh chóng và ngay lập tức đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị kịp thời.

3.1. Xử lý ban đầu khi bị dị ứng cá ngừ

Bệnh nhân cần tìm cách nôn tất cả những thực phẩm và cá ngừ đã ăn trước khi xuất hiện biểu hiện dị ứng. Biện pháp này giúp loại bỏ phần cá ngừ chưa được tiêu hóa ra ngoài và tránh cho tình trạng dị ứng cá ngừ trở nên nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó cần uống nhiều nước để nhanh chóng đào thải các cá histamin ra ngoài thông qua cơ quan bài tiết.

Khi bắt đầu có dấu hiệu da nổi mề đay, bệnh nhân nên tránh gãi vì có thể gây trầy xước hoặc nhiễm trùng.

3.2. Điều trị dị ứng cá ngừ bằng thuốc Tây

Sau khi xử trí ban đầu mà các triệu chứng không giảm, thậm chí có xu hướng nặng hơn, người bệnh cần được áp dụng một số biện pháp giúp điều trị dị ứng cá ngừ bằng Tây y như sau:

  • Khi phát hiện bản thân bị dị ứng cá ngừ cấp tính, bệnh nhân nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Trước khi tiến hành điều trị bằng các loại thuốc, bác sĩ sẽ cần kiểm tra một số xét nghiệm và đặc biệt là kiểm tra phản ứng dị ứng bằng cách tiêm một lượng nhỏ chất gây dị ứng vào dưới da, sau đó thử máu để phát hiện các kháng thể IgE;
  • Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc có tác dụng kháng Histamin, giảm nhanh triệu chứng dị ứng cá ngừ và hạn chế tối đa nguy cơ gây hại đến sức khỏe;
  • Nếu xuất hiện triệu chứng hen phế quản, bác sĩ sẽ kê đơn thêm một số loại thuốc xịt và kem thoa.

Lưu ý: Người bệnh bị dị ứng cá ngừ không nên tự ý mua thuốc về điều trị khi chưa có chỉ định bác sĩ để tránh gây ra những tác dụng ngoại ý không đáng có đến cho sức khỏe.

3.3. Điều trị dị ứng cá ngừ từ thiên nhiên

Các triệu chứng khi ăn cá ngừ bị dị ứng cũng có thể cải thiện thông qua sử dụng một số nguyên liệu đến từ thiên nhiên như sau:

  • Mật ong: Mật ong được mệnh danh là một loại kháng sinh tự nhiên, đồng thời chứa rất nhiều vitamin, nên có thể làm giảm tình trạng ngứa ngáy do dị ứng. Khi bị dị ứng cá ngừ, bệnh nhân hãy pha loãng một muỗng canh mật ong với nước ấm để uống;
  • Chanh: Đây là một mẹo nhỏ giúp chữa dị ứng cá ngừ và giảm các triệu chứng ngoài da như phát ban, ngứa ngáy;
  • Gừng: Có tác dụng làm giảm ngứa, đỏ da, hỗ trợ ấm bụng và cải thiện chức năng tiêu hóa;
  • Nước ép rau quả: Uống nước ép hoa quả được chứng minh là có khả năng hỗ trợ giảm sưng phù lưỡi và tăng cường hệ miễn dịch.

Thông thường, tình trạng dị ứng cá ngừ sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng bạn không vì thế mà chủ quan, thay vào đó khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường thì nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị nhanh chóng.

Để biết được nguy cơ dị ứng nói chung và nguy cơ dị ứng cá ngừ nói riêng, bạn có thể lựa chọn gói xét nghiệm Ký sinh trùng- Dị ứng tại các cơ sở y tế uy tín. Khi lựa chọn gói tầm soát này các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện thăm khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán xác định cơ địa khách đang dị ứng với các tác nhân nào để từ đó có sự tư vấn và đưa ra hướng điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Dấu hiệu dị ứng bột mì và ai cần xét nghiệm để biết mình có bị không?

Dấu hiệu dị ứng bột mì và ai cần xét nghiệm để biết mình có bị không?

Xét nghiệm dị ứng là gì? Chỉ định và phân loại

Xét nghiệm dị ứng là gì? Chỉ định và phân loại

Bạn có bị dị ứng thịt bò không? Làm sao để biết?

Bạn có bị dị ứng thịt bò không? Làm sao để biết?

Xét nghiệm dị ứng thực phẩm và cách xử lý

Xét nghiệm dị ứng thực phẩm và cách xử lý

Xét nghiệm máu IgE là gì?

Xét nghiệm máu IgE là gì?

56

Bài viết hữu ích?