Zalo

Dấu hiệu dị ứng bột mì và ai cần xét nghiệm để biết mình có bị không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bột mì được làm từ lúa mì và là 1 trong những nguyên nhân có thể gây dị ứng thực phẩm. Tình trạng dị ứng bột mì không hiếm gặp, tuy nhiên nhiều bệnh nhân vẫn thắc mắc triệu chứng là gì và nguyên nhân do đâu. Vậy nguyên nhân gây dị ứng bột mì là gì và cần chẩn đoán thế nào?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Dị ứng bột mì là gì và nguyên nhân do đâu?

Nhiều người ăn bột mì bị dị ứng và thắc mắc không biết do đâu. Theo bác sĩ, dị ứng bột mì hay lúa mì là một loại dị ứng thực phẩm thường gặp. Theo đó, các triệu chứng dị ứng bột mì có thể khởi phát sau khi bệnh nhân ăn hoặc hít phải bột mì. Hạn chế tiếp xúc với lúa mì hay bột mì là biện pháp can thiệp chính cho chứng dị ứng bột mì, tuy nhiên điều này không đơn giản. Bột mì được tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩm, bao gồm một số loại mà chúng ta không ngờ đến, chẳng hạn như nước tương, kem và xúc xích.

Dị ứng bột mì đôi khi bị nhầm lẫn với bệnh Celiac, nhưng các bác sĩ cho biết chúng hoàn toàn khác nhau. Dị ứng bột mì xảy ra khi cơ thể người bệnh tạo ra kháng thể chống lại protein có trong lúa mì. Trong bệnh Celiac, một loại protein trong lúa mì, cụ thể là Gluten, gây ra một loại phản ứng bất thường liên quan đến hệ thống miễn dịch.

dị ứng bột mì
Dị ứng bột mì đôi khi bị nhầm lẫn với bệnh Celiac

Về nguyên nhân gây dị ứng bột mì, các bác sĩ cho biết do cơ thể tiếp xúc với protein có trong lúa mì và kích thích hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức để gây nên các biểu hiện dị ứng. Người bệnh có thể dị ứng với bất kỳ loại protein nào có trong bột mì, bao gồm Albumin, Globulin, Gliadin và Gluten.

Để hạn chế tình trạng bị dị ứng với bột mì, bạn cần xác định một số nguồn cung cấp protein lúa mì, chẳng hạn như bánh mì. Tuy nhiên, tất cả protein trong lúa mì, đặc biệt là gluten, vẫn có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn và thậm chí có trong một số sản phẩm mỹ phẩm, dầu tắm gội và bột nặn. Một số thực phẩm có thể chứa protein lúa mì bao gồm:

  • Bánh mì và vụn bánh mì;
  • Bánh ngọt, bánh nướng xốp và bánh quy;
  • Ngũ cốc ăn sáng;
  • Mì ống;
  • Bột báng;
  • Bánh quy giòn;
  • Nước tương (Xì dầu);
  • Các sản phẩm từ thịt, chẳng hạn như xúc xích;
  • Sản phẩm từ sữa;
  • Hương liệu tự nhiên;
  • Tinh bột hồ hóa;
  • Tinh bột biến đổi thực phẩm;
  • Kẹo cao su thực vật.

Nếu bị dị ứng với bột mì, bạn sẽ có nguy cơ đồng thời bị dị ứng với lúa mạch, yến mạch và lúa mạch đen. Tuy nhiên, trừ khi có cơ địa dị ứng với các loại ngũ cốc khác ngoài lúa mì, một chế độ ăn không có lúa mì và bột mì được khuyến nghị sẽ ít hạn chế hơn chế độ dinh dưỡng không có gluten.

dị ứng bột mì
Dị ứng bột mì phổ biến nhất ở nhóm tuổi sơ sinh

2. Đối tượng dễ bị dị ứng với bột mì

Một số đối tượng sau đây có nguy cơ ăn bột mì bị dị ứng cao hơn:

  • Tiền sử gia đình: Bạn có nhiều nguy cơ dị ứng bột mì hoặc các loại thực phẩm khác nếu cha mẹ bị dị ứng thực phẩm hoặc mắc các bệnh dị ứng khác, chẳng hạn như bệnh hen suyễn;
  • Tuổi: Dị ứng bột mì phổ biến nhất ở nhóm tuổi sơ sinh và trẻ mới biết đi với đặc điểm chung là có hệ thống miễn dịch và hệ tiêu hóa chưa trưởng thành. Hầu hết trẻ em sẽ hết bị dị ứng với bột mì khi bước sang tuổi 16, nhưng người trưởng thành có thể phát triển tình trạng này là do hiện tượng nhạy cảm chéo với phấn hoa.

3. Triệu chứng dị ứng bột mì là gì?

Trẻ em hoặc người trưởng thành bị dị ứng với bột mì có khả năng phát triển các dấu hiệu và triệu chứng trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi tiêu thụ thứ gì đó có chứa bột mì. Các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng bột mì bao gồm:

  • Sưng, ngứa, kích ứng miệng hoặc cổ họng;
  • Nổi mề đay, phát ban ngứa hoặc sưng da;
  • Nghẹt mũi;
  • Đau đầu;
  • Khó thở;
  • Co thắt dạ dày, buồn nôn hoặc nôn ói;
  • Bệnh tiêu chảy;
  • Sốc phản vệ.

Đối với một số trường hợp, dị ứng bột mì có thể gây ra phản ứng đe dọa tính mạng được gọi là sốc phản vệ. Ngoài các triệu chứng của dị ứng bột mì, sốc phản vệ có thể biểu hiện thêm những triệu chứng nguy hiểm sau:

  • Sưng hoặc tức cổ họng;
  • Đau hoặc tức ngực;
  • Khó thở nghiêm trọng;
  • Khó nuốt;
  • Da nhợt nhạt, xanh;
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Một số trường hợp bị dị ứng với bột mì và chỉ khởi phát các triệu chứng khi tập thể dục trong vòng vài giờ sau khi tiêu thụ. Những thay đổi cơ thể do tập thể dục gây ra trong cơ thể có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc làm trầm trọng thêm phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với protein lúa mì. Tình trạng này thường sẽ dẫn đến sốc phản vệ và gây đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

4. Chẩn đoán dị ứng bột mì

Để tìm hiểu xem bạn có bị dị ứng với bột mì hay không, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, khai thác tiền sử bệnh và thực hiện một số xét nghiệm. Một số xét nghiệm chẩn đoán dị ứng bột mì có thể có bao gồm:

  • Test da: Bác sĩ hoặc y tá sẽ tiêm những giọt nhỏ chiết xuất chất gây dị ứng tinh khiết, bao gồm chiết xuất protein lúa mì, lên da cánh tay hoặc lưng và tìm kiếm các dấu hiệu của phản ứng dị ứng. Hiện tượng sưng đỏ, ngứa có thể gợi ý bạn bị dị ứng với bột mì;
  • Xét nghiệm máu: Nếu bạn không thể làm test da vì tình trạng da hoặc có thể tương tác với một số loại thuốc, bác sĩ có thể xét nghiệm máu để tìm các kháng thể gây dị ứng đối với các chất gây dị ứng thông thường, bao gồm cả protein lúa mì;
  • Kiểm tra thách thức thực phẩm: Bạn tiêu thụ thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng trong khi bác sĩ hoặc y tá theo dõi các triệu chứng của bạn. Bạn sẽ bắt đầu với một ít thức ăn và từ từ tăng lượng ăn lên.

Kèm theo đó, bác sĩ cũng có thể đề nghị một số biện pháp sau để xác định có dị ứng bột mì hay không:

  • Nhật ký ăn uống: Bạn cần viết ra mọi thứ đã ăn và ghi chú khi các triệu chứng dị ứng phát triển;
  • Chế độ ăn kiêng: Bạn ngừng ăn một số loại thực phẩm, thường là những loại gây dị ứng thông thường. Sau đó bác sĩ sẽ hướng dẫn cách ăn chúng trở lại và lưu ý khi các triệu chứng dị ứng tái phát.

Nhìn chung, dị ứng bột mì là tình trạng khá phổ biến, bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải. Nếu bạn nhận thấy mình có các dấu hiệu dị ứng bột mì thì hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo Xem thêm bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
Đăng ký tư vấn
xem thêm
Cảnh giác với dị ứng cá ngừ

Cảnh giác với dị ứng cá ngừ

Xét nghiệm dị ứng là gì? Chỉ định và phân loại

Xét nghiệm dị ứng là gì? Chỉ định và phân loại

Bạn có bị dị ứng thịt bò không? Làm sao để biết?

Bạn có bị dị ứng thịt bò không? Làm sao để biết?

Xét nghiệm dị ứng thực phẩm và cách xử lý

Xét nghiệm dị ứng thực phẩm và cách xử lý

Xét nghiệm máu IgE là gì?

Xét nghiệm máu IgE là gì?

268

Bài viết hữu ích?