Khá nhiều người có quan niệm sai lệch về thừa cân, đặc biệt là béo phì. Hơn nữa, họ còn nhận định đây là một bệnh khá đơn giản có thể nhận biết qua mắt thường mà không cần dựa vào bất kỳ chỉ số nào. Thực tế, đây là chứng bệnh gây ra tình trạng rối loạn khá phức tạp khi một người có quá nhiều chất béo trong cơ thể. Từ đó khiến cho bệnh nhân không chỉ tăng các kích thước của cơ thể mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của họ.
Cách tốt nhất để xác định xem cơ thể béo hay cân đối là gì? Mỡ cơ thể có thể được đo bằng nhiều cách, với mỗi phương pháp đánh giá mỡ cơ thể đều có ưu và nhược điểm riêng. Phương pháp cơ bản nhất và phổ biến nhất là đánh giá qua chỉ số khối cơ thể (BMI). Các bác sĩ có thể dễ dàng tính chỉ số BMI từ chiều cao và cân nặng mà họ thu thập được trong mỗi lần khám sức khỏe.
Bảng BMI và máy tính trực tuyến cũng giúp các cá nhân dễ dàng xác định chỉ số BMI của chính họ. Chỉ số BMI và các “phương pháp thực địa” khác - trong số đó, chu vi vòng eo, tỷ lệ eo-hông, độ dày nếp gấp da và trở kháng điện sinh học là những phương pháp rất hữu ích trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng của mỗi người. Các phương pháp khác trong đánh giá dinh dưỡng hiện đại và tinh vi hơn, chẳng hạn như chụp cộng hưởng từ hoặc phép đo hấp thụ tia X năng lượng kép là những kỹ thuật thường được sử dụng trong các nghiên cứu để xác nhận tính chính xác của kỹ thuật đo cơ thể. Một số phương pháp không thể được sử dụng ở trẻ em hoặc phụ nữ mang thai do lo ngại về an toàn hoặc kém chính xác hơn ở những người rất thừa cân.
Chỉ số khối cơ thể (BMI) là tỷ lệ giữa cân nặng và chiều cao, được tính bằng cân nặng (kg)/chiều cao (m 2). Điểm mạnh
Hạn chế
Vòng eo là cách đơn giản và phổ biến nhất để đo mức độ “béo phì ở bụng” - lượng mỡ thừa được tìm thấy ở phần giữa . Đây là một yếu tố quan trọng đối với sức khỏe, thậm chí không phụ thuộc vào chỉ số BMI. Đó là chu vi của bụng, được đo tại eo tự nhiên (ở giữa xương sườn thấp nhất và đỉnh xương hông), rốn hoặc tại điểm hẹp nhất của phần giữa.
Điểm mạnh
Hạn chế
Giống như chu vi vòng eo, tỷ lệ eo-hông (WHR) cũng được sử dụng để đo béo bụng. Nó được tính bằng cách đo vòng eo và vòng hông (ở đường kính rộng nhất của mông), sau đó chia số đo vòng eo cho số đo vòng hông. Điểm mạnh
Hạn chế
Ngoài những biện pháp kể trên, trong một số trường hợp người ta còn dùng các biện pháp đánh giá béo phì khác như:
Tùy thuộc vào thể trạng, cơ sở y tế mà bác sĩ sẽ lựa chọn biện pháp đánh giá béo phì phù hợp. Theo đó, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương án đánh giá béo phì và đưa ra hướng điều trị, giảm cân giúp bạn nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.
34
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro
Béo phì tuổi trung niên vì sao nguy hiểm và khó giảm?
Phụ nữ có vòng eo 65 là to hay nhỏ?
Cách giảm carbohydrate trong chế độ ăn cho người béo phì
Người béo phì có nguy cơ bị sỏi túi mật không? Cách dự phòng sỏi túi mật ở người béo phì
34
Bài viết hữu ích?