Theo cách làm truyền thống thì bánh dày có nguyên liệu chính là bột gạo, bột nếp và đậu xanh. Hiện nay, bánh dày đã được cải tiến với nhiều loại bánh dày khác nhau mang đến hương vị thơm ngon hơn như:
Bánh dày bao nhiêu calo? Hàm lượng calo trong một chiếc bánh dày thường dao động trong khoảng từ 150 - 200 calo.
Tuy nhiên, năng lượng của một chiếc bánh dày có thể thay đổi tùy thuộc và nhân làm bánh.
Bánh dày là món ăn có giá trị dinh dưỡng tốt, đặc biệt là các loại bánh dày nhân thịt, nhân giò chả. Ngoài ra, bánh dày còn cung cấp hàm lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như phospho, vitamin nhóm B… Vì vậy ăn bánh dày có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ăn bánh dày có béo không? Theo chuyên gia dinh dưỡng cho biết, một người bình thường một ngày cần nạp vào cơ thể khoảng 2000 đến 2500 calo. Lượng calo tương ứng trong một bữa ăn rơi vào khoảng 600 đến 800 calo. Cùng với phân tích thành phần dinh dưỡng và lượng calo của bánh dày thì ăn bánh dày không hoàn toàn gây béo. Do trong một chiếc bánh dày đầy đủ giò hoặc chả thì lượng calo chỉ khoảng 350 calo.
Với lượng calo bánh dày cung cấp thì không thể khiến cơ thể tăng cân được. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều bánh dày trong một ngày sẽ dẫn đến tình trạng thừa calo, tích trữ mỡ trong cơ thể và gây ra béo phì. Không những thế trong thành phần của bánh dày có chứa gạo nếp, nên khi ăn nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của dạ dày.
Một vài lưu ý giúp bạn ăn bánh dày mà vẫn giảm cân hiệu quả:
Mặc dù bánh dày là món ăn thơm ngon và dinh dưỡng nhưng với một số trường hợp không nên sử dụng chúng.
Những người có bệnh lý về dạ dày, tim mạch và thận. Những đối tượng này thường có các triệu chứng viêm túi mật, sỏi mật, viêm dạ dày, cao huyết áp, mỡ máu cao… không nên ăn bánh dày. Bởi vì nó sẽ làm tăng gánh nặng cho chức năng lưu thông máu, khiến tim làm việc mệt mỏi và có thể gây tình trạng nhồi máu cơ tim.
Đối với bệnh nhân loét dạ dày tá tràng, nếu ăn nhiều bánh dày có thể thúc đẩy bài tiết dịch acid dạ dày và làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng gây khó khăn cho quá trình điều trị. Hơn nữa, những loại bánh dày mặn thường có nồng độ muối cao nên gây ảnh hưởng đến hoạt động của thận và những bệnh nhân đang mắc viêm thận.
Những người béo phì không nên sử dụng loại bánh này vì thành phần chính của nó là đường bột. Hơn nữa, những loại bánh dày nhân đỗ thậm chí còn bổ sung thêm đường. Vì vậy những người béo phì nên tránh xa món ăn này để giảm nguy cơ tăng cân và tình trạng béo phì nặng hơn.
Những người mắc bệnh đái tháo đường thường có kèm theo tình trạng thừa cân, tăng mỡ máu, cao huyết áp, hoặc bệnh mạch vành nên hạn chế những món ăn có hàm lượng bột đường cao để tránh tình trạng tăng đường huyết mất kiểm soát sau ăn.
Người mắc bệnh khó tiêu. Những trường hợp này khả năng tiêu hoá thức ăn của họ khá kém. Mà trong bánh dày thì chủ yếu là bột gạo, nên có thể gây nên gánh nặng về tiêu hoá và chức năng hoạt động của dạ dày.
Hàm lượng calo trong bánh dày nói chung và các loại bánh dày có nhân nói riêng ở mức không quá cao. Tuy nhiên, nếu ăn bánh dày không đúng cách có thể khiến tăng trọng lượng cơ thể và gây béo phì. Một số đối tượng nên hạn chế hoặc không sử dụng bánh dày như người có bệnh lý dạ dày, tim mạch, rối loạn tiêu hoá…
Có thể thấy, ngày nay việc giảm béo hay giảm mỡ đang rất được rất nhiều người ở mọi độ tuổi quan tâm. Bên cạnh nguyên tắc thâm hụt calo (calo nạp vào ít hơn lượng calo tiêu thụ) để giảm được cân, chúng ta cần hiểu một vấn đề tiên quyết trong việc giảm cân khỏe đó là đáp ứng được nhu cầu dưỡng chất để nuôi dưỡng cơ thể. Vì vậy, khi giảm béo hoặc giảm cân cùng với các thực phẩm nguồn gốc tự nhiên hay các sản phẩm hỗ trợ thì nên lựa chọn những chuyên gia tư vấn uy tín, các phòng khám đạt chuẩn y khoa, đừng nên tin vào những lời quảng cáo giảm cân thần tốc một cách phản khoa học, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
470
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
470
Bài viết hữu ích?