Zalo

Kết quả đo huyết áp 140/80 là cao hay thấp? Có cần uống thuốc không?

Trang chủ | Tin tức | Hỏi đáp Bác sĩ Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xin chào bác sĩ, tôi là nữ, 45 tuổi. Trong đợt khám sức khỏe cơ quan vừa rồi, tôi đo được huyết áp 140/80. Xin hỏi bác sĩ chỉ số huyết áp như thế này là cao hay thấp và tôi có cần uống thuốc gì không? Hiện tại tôi không có các triệu chứng gì khác.
Thu, Hà Nội
Được trả lời và tư vấn bởi Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

Chào chị Thu, tôi xin giải đáp thắc mắc của chị như sau:

1. Chỉ số huyết áp 140/80 là cao hay thấp? Có nguy hiểm không?

Huyết áp chính là con số thể hiện áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch. Nó bao gồm 2 giá trị được phân tách nhau bởi dấu gạch chéo, con số thứ nhất chính là huyết áp tâm thu (hay là áp lực lên thành động mạch khi tim co lại), con số thứ hai là huyết áp tâm trương (hay áp lực lên thành động mạch khi tim giãn ra).

Vậy huyết áp 140/80 là cao hay thấp? Liên Ủy ban Quốc gia về tăng huyết áp của Hoa Kỳ (JNC) đã đưa ra bảng phân độ huyết áp ở người trưởng thành trên 18 tuổi như sau:

Phân loạiHuyết áp tâm thu(chỉ số trên)Huyết áp tâm trương(chỉ số dưới)
Bình thường< 120< 80
Tiền tăng huyết áp120 – 13980 – 89
Tăng huyết áp giai đoạn 1140 – 15990 – 99
Tăng huyết áp giai đoạn 2> 160> 100
Tăng huyết áp tâm thu đơn thuần> 140< 90

Nhìn vào bảng trên thì có thể thấy, khi bạn có chỉ số huyết áp 140/80 thì giá trị huyết áp tâm thu (140mmHg) khá cao (tăng huyết áp độ 1). Tuy nhiên, người ta không chẩn đoán tăng huyết áp chỉ dựa vào một lần đo huyết áp. Điều này là bởi vì huyết áp có thể dao động trong ngày, nó thấp nhất khi ngủ và cao hơn khi thức dậy hoặc khi bạn sợ hãi, hồi hộp, phấn khích, … 

Các bác sĩ khuyến cáo bạn cần phải đo huyết áp nhiều lần trong ngày, đo ở cả hai tay sau 5 phút nghỉ ngơi và tối thiểu 1 phút ở tư thế đứng. Tăng huyết áp là khi chỉ số huyết áp trên 140/90 mmHg sau khi đo lặp lại nhiều lần và đo đúng kỹ thuật.

2. Chỉ số huyết áp 140/80 có cần uống thuốc không?

Nếu chị có chỉ số huyết áp 140/80 ổn định liên tục trong nhiều lần đo, điều đó được xem là tăng huyết áp mãn tính độ I. Lúc này, vấn đề được đặt ra là huyết áp 140 80 có phải uống thuốc không

Dựa vào chỉ số huyết áp 140/80 thì bệnh nhân chưa cần phải sử dụng đến thuốc
Dựa vào chỉ số huyết áp 140/80 thì bệnh nhân chưa cần phải sử dụng đến thuốc

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chị chưa cần uống thuốc trong trường hợp này. Tuy nhiên, bạn cần điều chỉnh lối sống để kiểm soát huyết áp, chẳng hạn như tăng cường vận động, ăn uống lành mạnh, giảm cân nếu có thừa cân và quản lý tốt căng thẳng. Dưới đây là một số biện pháp có thể giúp chị kiểm soát chỉ số huyết áp 140/80 ổn định:

  • Về mặt dinh dưỡng: Hạn chế ăn mặn và nhiều chất béo, cholesterol và đường tinh luyện. Đồng thời, chị cần tăng cường ăn rau xanh, hoa quả và các loại hạt, các nguồn protein tốt và chất béo không bão hòa.
  • Tăng cường vận động: Để duy trì chỉ số huyết áp 140/80 ổn định, chị hãy xây dựng thói quen tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày với các bài tập đơn giản như đi bộ, đạp xe, chạy bộ, bơi lội, … 
  • Quản lý căng thẳng: Giảm stress và tránh các nhân gây căng thẳng là điều có thể giúp chị kiểm soát tốt huyết áp. Chị hãy thử thư giãn với các hoạt động như hít thở sâu, yoga, đi bộ hoặc du lịch, nói chuyện với bạn bè, … 
  • Kiểm soát cân nặng: Thừa cân béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp. Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng kế hoạch giảm cân nếu chị đang trong tình trạng thừa cân béo phì.
  • Lối sống tích cực: Tránh sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, … Đồng thời, chị hãy ngủ đủ giấc.

Nếu sau một thời gian thực hiện các thay đổi trên mà chỉ số huyết áp của chị cao hơn (trên 140/80) thì chị nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Lưu ý rằng huyết áp 140/80 có cần uống thuốc không phải dựa trên đánh giá của bác sĩ và tình trạng sức khỏe của chị.

Tóm tại, chỉ số huyết áp 140/80 của chị Thu được xem là một chỉ số CAO, cần được thăm khám kỹ càng bởi bác sĩ để đưa ra hướng can thiệp tốt nhất. Chị có thể tham khảo các hướng dẫn thay đổi lối sống ở trên để có thể cải thiện sức khỏe chủ động cho bản thân.  

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Giảm cân có làm giảm huyết áp tâm trương không?

Giảm cân có làm giảm huyết áp tâm trương không?

Bị tăng huyết áp gây hậu quả gì?

Bị tăng huyết áp gây hậu quả gì?

Đo được huyết áp 120/80 là cao hay thấp? Có bệnh cao huyết áp chưa?

Đo được huyết áp 120/80 là cao hay thấp? Có bệnh cao huyết áp chưa?

Bà bầu huyết áp 140/90 có cao không? Nguy hiểm như thế nào?

Bà bầu huyết áp 140/90 có cao không? Nguy hiểm như thế nào?

Béo phì có làm tăng huyết áp tâm trương không?

Béo phì có làm tăng huyết áp tâm trương không?

30

Bài viết hữu ích?