Chào chị Hằng, tôi xin giải đáp thắc mắc của chị như sau:
Huyết áp là con số thể hiện áp lực của máu lên thành mạch khi tim co bóp để bơm máu đi khắp cơ thể. Khi mang thai, huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến cơ thể chị theo những cách khác so với bình thường. Nếu tình trạng này không được kiểm soát, cả chị và thai nhi đều có nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm.
Vậy bà bầu huyết áp 140/90 có cao không? Theo nhiều tài liệu hướng dẫn, tăng huyết áp thai kỳ là huyết áp lớn hơn hoặc bằng 140/90 bắt đầu trong nửa sau của thai kỳ (thường sau 20 tuần). Tăng huyết áp ở bà bầu xảy ra khi huyết áp cao tăng vào nửa sau của thai kỳ (sau tuần thứ 20). Điều này thường gặp ở thai phụ có chỉ số huyết áp trước lúc mang thai hoàn toàn bình thường.
Chị Hằng có chỉ số huyết áp đo được ở tuần thứ 25 của thai kỳ là 140/90, như vậy đây được xem là một chỉ số CAO. Tuy nhiên, chị Hằng không nên quá lo lắng bởi vì bác sĩ cần đo huyết áp tại mỗi lần khám thai để xác định tình trạng tăng huyết áp thai kỳ. Mặc khác, huyết áp của cơ thể dao động suốt cả ngày và có nhiều yếu tố có thể khiến huyết áp tăng lên.
Ngoài ra, trong gần như hầu hết các trường hợp, bà bầu bị tăng huyết áp sẽ giảm sau khi sinh con. Tuy nhiên, nếu bà bầu huyết áp 140/90 vẫn giữ nguyên hoặc tăng, sản phụ cần được theo dõi thường xuyên và điều trị nếu cần thiết để đưa huyết áp về mức bình thường.
Huyết áp 140/90 có nguy hiểm không là điều mà nhiều phụ nữ mang thai thắc mắc. Tình trạng huyết áp cao khi mang thai có thể ngăn cản nhau thai (nguồn cung cấp thức ăn và oxy cho thai nhi) nhận đủ máu. Sự giảm lượng máu và chất dinh dưỡng này có thể gây ra:
Trước những biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp thai kỳ, nhiều người đặt ra vấn đề bà bầu huyết áp 140/90 có cần điều trị gì không. Khi bà bầu huyết áp 140/90 hoặc cao hơn, bác sĩ sẽ điều trị tình trạng này theo nhiều cách khác nhau, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tăng huyết áp, sức khỏe tổng thể của chị và tuổi thai. Những biện pháp quản lý tăng huyết áp thai kỳ cơ bản gồm:
Mục tiêu của việc điều trị là làm giảm huyết áp hoặc ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên nặng hơn và gây ra các biến chứng. Bác sĩ cũng sẽ đề nghị theo dõi tình trạng thai nhi và thực hiện các xét nghiệm thường xuyên để kiểm tra sức khỏe, bao gồm:
Nếu bác sĩ của chị cảm thấy thai nhi sẽ chào đời sớm, họ có thể cung cấp cho chị các loại thuốc steroid giúp phổi của thai nhi trưởng thành. Những steroid này làm giảm khả năng con chị gặp vấn đề về hô hấp khi sinh.
Bà bầu huyết áp 140/90 là một tình trạng đáng lo ngại. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ theo dõi huyết áp của chị chặt chẽ và kiểm tra các triệu chứng tăng huyết áp. Điều này có thể có nghĩa là chị phải đi khám thai thường xuyên hơn để kiểm tra huyết áp và kiểm tra nước tiểu để tìm dấu hiệu tiền sản giật.
Tóm lại, chị Hằng có chỉ số huyết áp 140/90 là một chỉ số CAO. Bên cạnh việc lo lắng huyết áp 140/90 có nguy hiểm không, chị cần khám thai thường xuyên hơn hoặc khi có bất cứ điều gì khác thường trong thai kỳ. Tăng huyết áp thai kỳ là một tình trạng có thể gây biến chứng cho mẹ và bé. Do đó, phát hiện sớm và kiểm soát tốt huyết áp khi mang thai là điều rất quan trọng.
54
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
54
Bài viết hữu ích?