Zalo

Xét nghiệm máu nhiễm mỡ là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Máu nhiễm mỡ là tình trạng cholesterol xấu hay chất béo trung tính trong máu tăng cao dễ dẫn tới nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Do đó xét nghiệm máu nhiễm mỡ ra đời nhằm phát hiện kịp thời các rối loạn về mỡ máu để người bệnh có phương pháp điều trị và kiểm soát kịp thời. Vậy máu nhiễm mỡ phải làm xét nghiệm gì?

1. Chỉ số xét nghiệm máu nhiễm mỡ là gì?

Xét nghiệm mỡ máu thuộc loại xét nghiệm máu với mục đích kiểm tra lượng cholesterol và chất béo các loại trong máu, nhằm xác định nguy cơ tích tụ mảng xơ vữa trong động mạch có thể dẫn tới tắc nghẽn các mạch máu khắp cơ thể. Nhìn chung có 4 chỉ số xét nghiệm mỡ máu thường được sử dụng gồm có:

  • Cholesterol toàn phần: Là tổng chỉ số của HDL, LDL và VLDL cholesterol trong máu, tuy nhiên hiện nay chỉ số này không thường được sử dụng nữa mà thay vào đó bác sĩ dựa vào chỉ số LDL cholesterol để đánh giá tình trạng mỡ máu.
  • HDL- Cholesterol: Là cholesterol cao phân tử hay cholesterol tốt có tính chất chống xơ vữa và bảo vệ tim mạch. Tỷ lệ HDL- cholesterol thường giảm ở bệnh nhân béo phì, hút thuốc và tăng cao ở người thường xuyên tập thể dục, hoạt động thể chất.
  • LDL- Cholesterol: LDL- cholesterol còn được gọi là cholesterol xấu vì làm gia tăng các nguy cơ tim mạch của người bệnh. Chỉ số xét nghiệm mỡ máu cao, đặc biệt là LDL- cholesterol là dấu hiệu báo động cho nguy cơ tim mạch của cơ thể.
  • Triglycerides: Chỉ số Triglycerides khi tăng cao không chỉ ảnh hưởng đến tim mạch mà còn là yếu tố nguy cơ của viêm tuỵ cấp, béo phì, đái tháo đường, bệnh gan, nghiện rượu hoặc tác dụng phụ của thuốc.
xét nghiệm máu nhiễm mỡ
Xét nghiệm máu nhiễm mỡ thuộc loại xét nghiệm máu với mục đích kiểm tra lượng cholesterol và chất béo các loại trong máu

2. Cách đọc các xét nghiệm máu nhiễm mỡ

Các khuyến cáo về chỉ số xét nghiệm máu nhiễm mỡ và ngưỡng báo động làm gia tăng nguy cơ gây bệnh cụ thể như sau: Cholesterol toàn phần: người càng lớn tuổi thì lượng cholesterol toàn phần trong máu càng cao. Bảng đánh giá chỉ số cholesterol toàn phần ở người trưởng thành như sau:

Cholesterol toàn phần   Đánh giá tình trạng sức khoẻ  Nguy cơ trong tương lai
< 200 mg/dL (5,1 mmol/L)Là chỉ số sức khỏe tốt     Khả năng mắc bệnh tim, bệnh mạch vành rất thấp  
200 - 239 mg/dL (5,1 - 6,2 mmol/L)Đã hoặc đang có vấn đề về mỡ máu Cần lưu ý sinh hoạt điều độ và kiểm tra sức khỏe định kỳ
> 240 mg/dL (6,2 mmol/L)Cholesterol toàn phần máu tăng cao Người bệnh có nguy cơ xơ vữa động mạch

Triglycerides: giúp đánh giá các rối loạn chuyển hoá lipid trong máu, phối hợp với HDL cholesterol và LDL- cholesterol để đánh giá nguy cơ tim mạch và đột quỵ

  • < 100 mg/dL (1,7 mmol/L): bình thường
  • 150- 199 mg/dL (1,7-2 mmol/L): mức ranh giới cao
  • 200-499 mg/dL (2-6 mmol/L): mức cao
  • > 500 mg/dL (6 mmol/L): mức rất cao

LDL- Cholesterol:

  • < 2,58 mmol/L: bình thường
  • 3,36-4,11 mmol/L: ngưỡng cận cao
  • 4,14- 4,89 mmol/L: ngưỡng cao
  • > 4,91 mmol/L: ngưỡng rất cao

HDL- Cholesterol: ngưỡng khuyến cáo cho người lớn trên 20 tuổi

  • Nữ giới: > 1,29 mmol/L
  • Nam giới: > 1,03 mmol/L
Có 4 chỉ số xét nghiệm máu nhiễm mỡ được quan tâm trong việc chẩn đoán và điều trị
Có 4 chỉ số xét nghiệm máu nhiễm mỡ được quan tâm trong việc chẩn đoán và điều trị

3. Ai nên thực hiện xét nghiệm máu nhiễm mỡ?

Những đối tượng nên thực hiện xét nghiệm máu nhiễm mỡ định kỳ gồm có:

  • Bệnh nhân thừa cân béo phì: 3 tháng/ lần
  • Bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc mỡ máu cao: 3 tháng/ lần
  • Bệnh nhân bị xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, suy giáp: 1 tháng/ lần
  • Bệnh nhân hút thuốc lá, ít vận động: 3 tháng/ lần
  • Bệnh nhân rối loạn chuyển hoá: 1 tháng/ lần
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần

4. Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm mỡ máu

Nên thực hiện xét nghiệm mỡ máu vào buổi sáng từ 6-8 giờ để tránh sự thay đổi nồng độ các chất trong ngày. Bên cạnh đó người bệnh nên nhịn ăn từ 8-10 tiếng, không uống sữa, cà phê, không sử dụng thuốc lá, rượu bia trước thời gian làm xét nghiệm để tránh gây sai lệch kết quả. Lưu ý uống đủ nước nhằm tránh mất nước cũng như rối loạn điện giải cho người bệnh. Tóm lại, xét nghiệm máu nhiễm mỡ là một xét nghiệm thường quy trong khám sức khỏe định kỳ nhằm xác định nguy cơ rối loạn chuyển hoá mỡ hoặc tích tụ mỡ quá mức trong cơ thể. Từ đó người bệnh có thể đưa ra những thay đổi trong chế độ ăn, chế độ sinh hoạt cho phù hợp hoặc tham khảo các phương pháp điều trị khi cần thiết. Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng là  một xét nghiệm cơ bản trong kiểm tra sức tổng quát, giúp bác sĩ chủ động theo dõi sức khỏe của từng đối tượng người bệnh. Đây là 1 xét nghiệm bắt buộc phải thực hiện lúc đói để đảm bảo tính chính xác. Việc thực hiện các xét nghiệm như công thức máu, đường huyết lúc đói, insulin lúc đói, ure, creatinin, men gan (AST, ALT), HDL chlosterol, LDL chlosterol, chlosterol toàn phần, triglyceride và albumin… có thể giúp tầm soát bệnh tật 1 cách hiệu quả, đặc biệt là các nguy cơ ở người thừa cân béo phì. Bác sĩ cũng dựa vào đây để phân tích kết quả xét nghiệm nhằm đưa ra sự tư vấn phương pháp giảm cân phù hợp với từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh Xem thêm bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh
Đăng ký tư vấn
xem thêm
Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Vì sao béo phì gây suy giảm trí nhớ?

Vì sao béo phì gây suy giảm trí nhớ?

Cách nào tăng cân giảm mỡ bụng hiệu quả?

Cách nào tăng cân giảm mỡ bụng hiệu quả?

Uống thuốc tuyến giáp bị tăng cân: Làm sao để giảm?

Uống thuốc tuyến giáp bị tăng cân: Làm sao để giảm?

Tăng cân có phải dấu hiệu bị ung thư không?

Tăng cân có phải dấu hiệu bị ung thư không?

23

Bài viết hữu ích?