Immunoglobulin E hay cách viết tắt là IgE là một trong năm loại kháng thể được hệ miễn dịch sản xuất ra trong phản ứng dị ứng.
IgE xuất hiện chủ yếu được niêm mạc đường tiêu hóa và hô hấp tiết ra, có đặc tính cố định trên những tương bào và bạch cầu ưa bazơ. Đây là các tế bào có khả năng giải phóng các chất trung gian hóa học gây giãn mạch như histamin, serotonin và một số chất khác hóa học khác bao gồm prostaglandin, tryptase, leucotrien và eosinophil. IgE tham gia vào phản ứng loại tăng quá mẫn tức khắc hay còn được gọi là phản ứng dị ứng.
Chức năng của Immunoglobulin E là trung tâm của phản ứng dị ứng mẫn cảm và rối loạn dị ứng trong bệnh viêm mũi dị ứng, hen suyễn và viêm da dị ứng. Những rối loạn này nguyên nhân do phản ứng quá mẫn loại I liên quan đến Immunoglobulin E và các tế bào miễn dịch khác để tạo ra các triệu chứng lâm sàng xuất hiện trong các rối loạn đó.
Khi cơ thể bị dị ứng, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng quá mức với chất gây dị ứng thông qua việc sản xuất ra kháng thể có tên là Immunoglobulin E. Những kháng thể này có khả năng di chuyển đến các tế bào giải phóng ra chất gây ra phản ứng dị ứng. Phản ứng này thường bao gồm các triệu chứng ở mũi, phổi, họng hoặc trên da. Khi cơ thể tiếp xúc ban đầu với chất gây dị ứng, cơ thể sẽ xử lý bằng cách cho tế bào đuôi gai hoặc đại thực bào trình bày kháng nguyên trên tế bào T.
Với sự xuất hiện của các chất trung gian cytokine IL-4 và IL-13 thì các tế bào T này tạo ra tác dụng biệt hóa thành những “tế bào T trợ giúp” có khả năng trình diện kháng nguyên đối với các tế bào B. Sau đó, các tế bào B trải qua quá trình chuyển đổi lớp để tạo ra các kháng thể Immunoglobulin E có khả năng liên kết với kháng nguyên tại vị trí gắn ban đầu. Khi có phản ứng ban đầu này với kháng nguyên thì quá trình miễn dịch sẽ được thực hiện nhằm đảm bảo quá trình đáp ứng của IgE diễn ra mạnh mẽ hơn.
Mỗi loại Immunoglobulin E có nhạy cảm với từng loại chất gây dị ứng khác nhau. Đó là nguyên nhân cho việc một số người chỉ dị ứng với lông mèo, điều này nghĩa là họ chỉ có kháng thể IgE đặc hiệu với lông mèo; trong khi những người khác có phản ứng dị ứng với nhiều chất gây dị ứng khác nguyên nhân do những người này có nhiều loại kháng thể IgE hơn.
Immunoglobulin E còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh ký sinh trùng được gây ra bởi giun và một số động vật nguyên sinh.
Xét nghiệm máu IgE là gì? Xét nghiệm máu IgE là loại xét nghiệm máu định lượng IgE đối với những người có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ dị ứng với dị nguyên là một hoặc nhiều chất. Ngoài ra, xét nghiệm máu IgE cũng được thực hiện ở các đối tượng có nguy cơ cao để sàng lọc nguy cơ dị ứng.
Kết quả xét nghiệm máu IgE là định lượng tổng lượng kháng thể IgE có trong máu thông qua công nghệ hóa phát quang ở hệ thống máy miễn dịch tự động.
Ngoài ra, xét nghiệm IgE cũng được sử dụng với một số mục đích khác như: kiểm tra các bệnh về ký sinh trùng hay chẩn đoán bệnh đau tủy xương IgE,…
Xét nghiệm máu IgE có vai trò quan trọng trong việc đánh giá sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh dị ứng và phản ứng quá mẫn trên cơ thể. Xét nghiệm máu IgE giúp đánh giá mức độ dị ứng và kiểm tra loại dị nguyên gây ra dị ứng. Do đó, xét nghiệm IgE máu được chỉ định thực hiện trong những trường hợp người bệnh có dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ đến tình trạng dị ứng. Kết quả xét nghiệm IgE máu có ý nghĩa trong chẩn đoán tình trạng dị ứng và dị ứng với mức độ nào để can thiệp điều trị.
Cụ thể, các triệu chứng lâm sàng của dị ứng có liên quan và thường chỉ định xét nghiệm IgE máu chẩn đoán bao gồm:
Người bệnh có những triệu chứng lâm sàng như: ngứa mũi kèm theo hắt xì, đỏ và ngứa mắt, chảy nước mũi, ho cơn, viêm kết mạc dị ứng, sưng niêm mạc mũi,… Ngoài ra, dị ứng còn liên quan đến bệnh hen suyễn gây ra tình trạng co thắt cơ trơn đường thở, viêm và tăng tiết chất nhầy hô hấp, giãn mạch gây ra phù ở da,…
Dị ứng do tiếp xúc với tác nhân qua đường tiêu hóa sẽ gây ra các triệu chứng lâm sàng bao gồm môi và lưỡi bị sưng, tê bì, nôn mửa, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, đau bụng,…
Côn trùng cắn có thể gây các triệu chứng dị ứng trên da bao gồm ngứa ngáy nhiều kèm sưng, đổi màu da tại khu vực côn trùng cắn. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn cơ thể sẽ xuất hiện nhiều nốt phát ban gây ngứa rát kèm theo khó thở, ho, đau tức ngực,….
Khi cơ thể có kháng thể IgE đặc hiệu với thành phần của thuốc, bạn sẽ bị dị ứng khi sử dụng các loại thuốc này và các dấu hiệu lâm sàng bao gồm ho, hắt hơi, đau bụng, khó thở, đau tức ngực, nổi mề đay phát ban trên da,… Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, dị ứng thuốc có thể dẫn đến các phản ứng phản vệ với diễn biến nhanh chóng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Như vậy, xét nghiệm máu IgE có vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh dị ứng với những người có dấu hiệu triệu chứng nghi ngờ và cũng sử dụng trong theo dõi điều trị bệnh.
Kết quả xét nghiệm nồng độ IgE trong máu có giá trị trong chẩn đoán nguyên nhân và điều trị nhanh chóng hơn, cụ thể như sau:
IgE trong huyết thanh tăng cao có thể có nguyên nhân cụ thể như sau:
Nồng độ IgE trong huyết thanh giảm có thể do những nguyên nhân cụ thể như sau:
Tình trạng dị ứng có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng song nhiều trường hợp bệnh diễn biến nhanh, có thể gây ra phản ứng phản vệ có thể đe dọa đến tính mạng. Xét nghiệm IgE máu được thực hiện sớm ở những người có triệu chứng này để chẩn đoán nhanh và can thiệp điều trị hiệu quả. Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe bao gồm các vấn đề sức khỏe liên quan đến dị ứng thì nên đăng ký xét nghiệm dị ứng tại các cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm IgE máu bác sĩ sẽ có những tư vấn tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng điều trị sao cho phù hợp.
123
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
123
Bài viết hữu ích?