Zalo

Xét nghiệm HBsAg là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Viêm gan B là căn bệnh có nhiều khả năng sẽ tiến triển thành suy gan, xơ gan hay thậm chí là ung thư gan. Vì vậy, việc phát sớm bệnh viêm gan B và có biện pháp điều trị kịp thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Xét nghiệm HBsAg chính là một trong những cận lâm sàng quan trọng nhất giúp bác sĩ chẩn đoán căn bệnh viêm gan B.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Xét nghiệm HBsAg là gì?

Xét nghiệm HBsAg định lượng là gì hay HBsAg trong xét nghiệm máu là gì? HBsAg là từ viết tắt của thuật ngữ Hepatitis B surface Antigen – kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B (HBV). Đây là một trong nhiều loại kháng nguyên của virus viêm gan B, nó được tìm thấy nhà khoa học Blumberg trong huyết thanh của người. Xét nghiệm HBsAg là một trong 5 cận lâm sàng cơ bản nhất của xét nghiệm viêm gan B. Kết quả thu được từ việc xét nghiệm miễn dịch HBsAg trong máu sẽ cho biết người được kiểm tra có nhiễm  viêm gan B hay không. Nói cách khác, xét nghiệm HBsAg là xét nghiệm giúp chẩn đoán sớm về khả năng mắc virus viêm gan B. Trong hầu hết các trường hợp nhiễm virus HBV, virus sẽ biến mất sau khoảng 6 tháng, còn lại sẽ diễn tiến thành viêm gan B mạn tính, đặc biệt  thấy nhiều ở trẻ sơ sinh. Viêm gan B mạn tính sẽ gây sẹo gan, xơ gan và là yếu tố nguy cơ cao hình thành căn bệnh ung thư gan. Theo đó virus HBV có các protein được gọi là kháng nguyên bề mặt sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể. Kháng nguyên bề mặt viêm gan B có thể được tìm thấy thông qua xét nghiệm máu trong vòng vài ngày sau khi bệnh nhân nhiễm HBV. Sự hiện diện của HBsAg là một dấu hiệu sớm nhất để xác nhận một người có đang  bệnh viêm gan B hay không.

Xét nghiệm HBsAg là xét nghiệm giúp chẩn đoán sớm về khả năng mắc virus viêm gan B
Xét nghiệm HBsAg là xét nghiệm giúp chẩn đoán sớm về khả năng mắc virus viêm gan B

2. Chỉ định xét nghiệm HBsAg khi nào?

Người bệnh cần được chỉ định làm xét nghiệm HBsAg để xác định có bản thân họ có bị viêm gan B do virus HBV hay không, hoặc để loại trừ khả năng bị viêm gan B khi bệnh nhân đã có các triệu chứng của bệnh viêm gan B. Trong một số trường hợp, các triệu chứng viêm gan B không xuất hiện hoặc rất khó nhận ra cho đến khi tình trạng nhiễm trùng trở nặng hoặc tiến triển thành mãn tính. Theo đó các triệu chứng của bệnh viêm gan B là:

  • Bản thân người bệnh cảm thấy cực kỳ mệt mỏi;
  • Buồn nôn;
  • Ăn không ngon;
  • Đau cơ;
  • Sốt;
  • Vàng da, mắt vàng;
  • Nước tiểu sẫm màu;
  • Đau bụng.

Người bệnh cũng được chỉ định xét nghiệm HBsAg nếu có khả năng cao tiếp xúc với virus như:

  • Người có quan hệ tình dục với người đã xác định bị nhiễm virus HBV.
  • Sống chung nhà với bệnh nhân bị nhiễm HBV.
  • Người có quan hệ tình dục với nhiều người.
  • Mẹ nhiễm HBV sinh con.
  • Sử dụng chung kim tiêm để tiêm chích ma túy.
  • Công việc bắt buộc làm trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với máu.

Ngoài ra, bệnh nhân cần được chỉ định xét nghiệm HBsAg khi đã được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan B và muốn kiểm tra hiệu quả điều trị.

Xét nghiệm HBsAg để xác định có mắc viêm gan B do virus HBV hay không
Xét nghiệm HBsAg để xác định có mắc viêm gan B do virus HBV hay không

3. Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm HBsAg là gì?

3.1. Kết quả xét nghiệm HBsAg âm tính hoặc không có phản ứng

Kết quả này đồng nghĩa với việc không tìm thấy kháng nguyên bề mặt viêm gan B. Tương đương với việc bạn không bị nhiễm virus HBV. Tuy nhiên điều này cũng không có nghĩa là bạn đã có thể hoàn toàn chủ quan mà thay vào đó, bạn và gia đình cần tích cực thực hiện tiêm vacxin để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh.

3.2. Kết quả xét nghiệm HBsAg dương tính hoặc có phản ứng

Xét nghiệm HBsAg dương tính hay (+) có nghĩa là trong huyết thanh của bạn đang có kháng nguyên này, đồng nghĩa với việc bạn đã từng hoặc đang bị nhiễm virus viêm gan B. Thời gian ủ bệnh của một bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B dao động từ 45- 160 ngày, trung bình sẽ ủ bệnh 120 ngày. Trong trường hợp bệnh nhân có hệ miễn dịch hoạt động tốt thì chỉ số xét nghiệm miễn dịch HBsAg sẽ giảm dần và biến mất sau khoảng thời gian từ 4 – 6 tháng. Lúc này, cơ thể bạn đã hoàn toàn khỏi bệnh và có được sự miễn nhiễm suốt đời với viêm gan B mà không cần phải tiêm ngừa vắc xin. Ngược lại, với những bệnh nhân có hệ miễn dịch kém thì chỉ số HbsAg có thể sẽ không mất đi mà tiếp tục phát triển sau 6 tháng, lúc này bệnh nhân đã nhiễm siêu vi B mạn tính. Bệnh nhân cần tuân thủ điều trị lâu dài theo chỉ định của bác sĩ để ngăn chặn nguy cơ hình thành các tổn thương gan và các biến chứng có thể xảy ra do viêm gan B mạn tính. Trên lâm sàng chỉ có khoảng 10 – 15% người có xét nghiệm HBsAg  tính rơi vào trường hợp mang mầm bệnh mãn tính. Đa số các trường hợp khác bệnh viêm gan B sẽ tự khỏi mà không cần phải can thiệp điều trị gì đáng kể. Trong những người mang mầm bệnh viêm gan B mạn cũng chỉ có một số bệnh nhân  triển thành viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan. Vì vậy người bệnh cũng không nên quá lo lắng. Nếu có thể bạn có thể phục hồi sau giai đoạn nhiễm cấp, khả năng cao bạn sẽ không bị nhiễm HBV trở lại, lúc này bạn nên thực hiện một xét nghiệm khác là xét nghiệm định lượng Anti HBs (HBsAb) để xác định cơ thể đã có kháng thể hay chưa. Đối với các chị em đang mang thai mà bị nhiễm HBV cần hết sức lưu ý, virus HBV có thể lây truyền từ mẹ sang em bé trong giai đoạn chu sinh. Trẻ sau khi chào đời bị nhiễm HBV càng sớm thì nguy cơ bệnh tiến triển thành viêm gan B mạn tính, xơ gan và ung thư gan sẽ càng cao hơn. Do đó, người mẹ cần phối hợp với bác sĩ trong vấn đề quản lý thai kỳ để phòng tránh tối đa nguy cơ lây nhiễm, bảo vệ sức khỏe cho em bé sơ sinh.

4. Cách thực hiện xét nghiệm HBsAg

Xét nghiệm HBsAg được thực hiện tương tự như những xét nghiệm máu thông thường: nhân viên y tế sẽ sử dụng kim tiêm để lấy máu từ tĩnh mạch trên cánh tay hoặc bàn tay của bạn, sau đó mẫu máu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Xét nghiệm HBsAg là một xét nghiệm nhanh chóng và an toàn, những rủi ro có thể xảy ra khi lấy máu là rất hiếm gặp, thông thường bạn chỉ cảm thấy đau nhẹ  rút máu, có thể chảy một ít máu hoặc bầm nhẹ ở vị trí bị lấy máu. Xét nghiệm máu là một phần quan trọng của cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát, giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc theo dõi các bệnh lý về gan cùng nhiều các bệnh lý khác. Vì thế người bệnh nên tuân thủ thực hiện kiểm tra theo chỉ định giúp nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Với xét nghiệm này, bạn có thể thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín , sau khi có kết quả bác sĩ sẽ đưa ra lời tư vấn, kế hoạch điều trị (nếu có) giúp bạn bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống và đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Kết quả xét nghiệm máu bạch cầu tăng có nghĩa là gì?

Kết quả xét nghiệm máu bạch cầu tăng có nghĩa là gì?

Vì sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền máu?

Vì sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền máu?

327

Bài viết hữu ích?