Zalo

Vì sao sáng ngủ dậy bị đau cổ vai gáy? Làm gì để khắc phục cơn đau?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Không ai trong chúng ta muốn thức dậy, bắt đầu ngày mới với 1 cơn đau cổ vai gáy âm ỉ. Bởi cảm giác khó chịu này có thể tác động đến tâm trạng và ảnh hưởng đến công việc cũng như hoạt động hàng ngày của bạn. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về các nguyên nhân gây đau cổ vai gáy khi ngủ dậy và một số gợi ý có thể thực hiện để cảm thấy đỡ đau hơn.

1. Vì sao đau cổ vai gáy khi ngủ dậy? 

Trong hầu hết các trường hợp, đau cổ khi thức dậy xuất phát từ tư thế ngủ hoặc loại gối bạn sử dụng, cũng như các vấn đề liên quan đến giấc ngủ. Đồng thời, cơn đau này cũng có thể liên quan đến những vấn đề như chấn thương hoặc viêm xương khớp. Tuy nhiên, may mắn thay, nhiều yếu tố trong số này có thể được kiểm soát thông qua điều chỉnh lối sống. Hãy cùng tìm hiểu kỹ từng nguyên nhân này:

1.1. Do tư thế ngủ

Mỗi người đều có tư thế ngủ ưa thích của riêng mình. Tuy nhiên, nếu tư thế ngủ quen thuộc của bạn là nằm sấp thì nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cổ của bạn. Khi ngủ sấp, cổ có thể phải quay sang một bên trong nhiều giờ liền, khiến cơ cổ bị căng dẫn đến cảm giác đau cổ vai gáy sau khi ngủ dậy.

Hơn nữa, tư thế ngủ sấp cũng có thể gây căng thẳng cho lưng, nhất là khi bạn ngủ trên đệm mà không có nhiều điểm tựa. Điều này có thể khiến cho bụng lún xuống giường gây áp lực căng thẳng lên cột sống và các cơ ở lưng.

Đau cổ vai gáy sau khi ngủ dậy ảnh hưởng đến chất lượng 1 ngày của một người

1.2. Do gối ngủ

Đầu và cổ của bạn sẽ ở trạng thái nghỉ nhiều giờ trên gối, đó là lý do tại sao việc chọn một chiếc gối phù hợp là chìa khóa để có một cần cổ khỏe mạnh, không bị đau. Một chiếc gối kém chất lượng hoặc có cấu trúc không phù hợp có thể tạo ra sự căng cơ và gây đau cổ. Nếu bạn băn khoăn không biết nên chọn loại gối nào thì gối lông vũ hoặc gối bọt hoạt tính (Memory Foam) có thể giúp "nâng niu" đầu của bạn vào ban đêm, nhờ đó không làm đau cột sống và vùng cổ. 

1.3. Các cử động đột ngột

Khi mơ ngủ, nhiều người có thể lăn lộn và phản ứng với giấc mơ khiến cổ cử động đột ngột, bị căng cứng hoặc bong gân. Những chuyển động đột ngột như ngồi dậy quá nhanh, khua chân tay trong khi ngủ có thể làm căng cơ cổ. Việc trằn trọc hay cố gắng chìm vào giấc ngủ cũng có thể tạo ra căng thẳng, áp lực ở vùng cổ.

1.4. Do chấn thương trước đó

Một số loại chấn thương, như chấn thương do tai nạn hay chấn thương thể thao có thể không thể hiện ra từ ban đầu. Đôi khi, sau một vài ngày sau chấn thương, bạn mới cảm nhận được cơn đau. Nếu bạn bị chấn thương và ảnh hưởng đến vùng cổ, có thể bạn sẽ cảm thấy bình thường lúc đi ngủ nhưng lại thấy đau cổ vai gáy sau khi ngủ dậy.   

1.5. Các nguyên nhân khác 

Còn có nhiều nguyên nhân khác cũng góp phần khiến bạn thức dậy với cơn đau cổ vai gáy. Thậm chí trong một số trường hợp tình trạng đau cổ có thể xuất hiện vào ban ngày. Một số nguyên nhân phổ biến gây đau cổ bao gồm:

  • Duy trì tư thế xấu trong ngày.
  • Làm việc quá lâu với máy tính hoặc xem tivi mà không thay đổi vị trí.
  • Viêm xương khớp ở một trong các khớp cột sống trên.
  • Chèn ép dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm hoặc gai xương ở cổ.
Nghiên cứu cho thấy các vấn đề về giấc ngủ có thể là nguyên nhân của 5% tình trạng đau mãn tính mới

2. Đau cổ vai gáy khi ngủ dậy khắc phục như thế nào?

Một số biện pháp giảm chứng cứng cổ vào buổi sáng bao gồm:

  • Chườm đá hoặc chườm nóng: Chườm đá vào vùng cổ căng cơ có thể giúp giảm sưng tấy. Chườm đá lạnh trong 10-20 phút mỗi lần. Hoặc bạn cũng có thể tận dụng hơi nóng như tắm nước ấm hoặc túi chườm nóng để nới lỏng và thư giãn các cơ, từ đó giảm đau và cải thiện phạm vi chuyển động.
  • Thuốc giảm đau không kê toa: Đối với những cơn đau và cứng khớp nghiêm trọng, bạn có thể dùng thuốc không kê đơn như: Ibuprofen (Advil), Naproxen (Aleve) hoặc Acetaminophen (Tylenol).
  • Duỗi nhẹ hoặc tự xoa bóp: Khi cảm thấy cơn đau giảm đi, bạn có thể tự kéo giãn hoặc tự xoa bóp các cơ và dây chằng để tăng dần tính linh hoạt và không gây thêm đau.
  • Đánh giá đau và điều chỉnh hoạt động: Sau khi đã thực hiện các biện pháp trên, đánh giá xem cơn đau và cứng khớp có giảm đi không. Nếu chưa đạt kết quả tốt, bạn nên tránh hoạt động căng sức và hạn chế các cử động gây đau. Tuy nhiên vẫn nên duy trì các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga để duy trì sự linh hoạt, tăng cường lưu thông máu đến cổ. 

Đôi khi, sau khi áp dụng các phương pháp điều trị, tình trạng cứng cổ có thể cải thiện ngay lập tức, nhưng cũng có thể mất 1 - 2 ngày để thấy rõ sự giảm đau. Thông thường, tình trạng cứng cổ thường hết trong vòng 1 tuần.

3. Cách phòng ngừa đau cổ vai gáy sau khi ngủ dậy

Để giúp ngăn ngừa tình trạng ngủ dậy bị đau cổ vai gáy, bạn có thể thực hiện một số bước sau để nâng đỡ vùng cổ và giảm căng cơ cổ:

  • Nếu bạn thường nằm sấp khi ngủ, hãy thử nằm nghiêng hoặc nằm ngửa.
  • Nếu bạn nằm nghiêng khi ngủ, hãy thử đặt một chiếc gối giữa hai chân để giữ cho cổ thẳng hàng với cột sống.
  • Khi nằm nghiêng, hãy đảm bảo rằng gối không kê dưới đầu cao hơn kê dưới cổ để tránh căng cơ trong khi ngủ và gây đau cổ khi thức dậy.
  • Sử dụng một chiếc gối lông vũ hoặc gối làm bằng bọt hoạt tính để phù hợp với hình dạng của cổ và đầu, đồng thời giữ cho cổ được nâng đỡ.
  • Tránh sử dụng gối quá cứng hoặc quá sâu để tránh làm cơ cổ bị uốn cong qua đêm.
  • Nếu đệm của bạn bị võng ở giữa, hãy cân nhắc thay thế bằng một tấm đệm có độ cứng vừa phải để hỗ trợ lưng và cổ.
  • Ban ngày, hãy duy trì tư thế thích hợp khi đứng, đi và ngồi, đặc biệt là khi ở bàn làm việc hoặc sử dụng máy tính, tránh khom vai và cúi cổ quá xa về phía trước.
  • Giữ điện thoại ngang tầm mắt thay vì cúi cổ để nhìn điện thoại. Đồng thời tránh kẹp điện thoại vào giữa tai và vai khi gọi điện.
  • Luyện tập thể dục đều đặn để tăng cường cơ bắp, bao gồm cả cơ cổ. Điều này cũng giúp cải thiện tư thế và giảm bớt nguy cơ gây cứng cơ.
Điều chỉnh thói quen hàng ngày sẽ giúp phòng ngừa các bệnh lý về cổ vai gáy, cột sống

4. Khi nào nên gặp bác sĩ?

Đau cổ thường có khả năng tự lành. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau cổ của bạn không giảm sau vài ngày tự chăm sóc hoặc cơn đau trở nên tồi tệ hơn, hãy cân nhắc gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân gây ra cơn đau. Điều quan trọng là phải ngay lập tức liên hệ với bác sĩ nếu bạn gặp đau cổ và có bất kỳ triệu chứng sau đây:

  • Gặp khó khăn trong việc di chuyển cổ hoặc cảm thấy mất cảm giác ở cổ.
  • Cảm thấy tê, ngứa ran hoặc yếu ở cổ, vai, cánh tay hoặc ngón tay.
  • Gặp khó khăn trong việc điều chỉnh đầu và cổ.
  • Gặp vấn đề về phát âm hoặc khó thở.
  • Đau cổ kèm theo sốt hoặc triệu chứng tồi tệ khác. 
  • Đau cổ xuất hiện sau một cuộc va chạm hoặc chấn thương thể thao.
  • Đau cổ kéo dài, không giảm đi sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc cơ bản như nghỉ ngơi, thay đổi tư thế khi ngủ, chườm nóng hoặc lạnh.

Sáng ngủ dậy bị đau cổ vai gáy là một vấn đề phổ biến và thường không quá nghiêm trọng. Có nhiều cách để giúp khắc phục vấn đề này, tuy nhiên nếu cơn đau kéo dài hoặc có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn, hãy tìm kiếm sự tư vấn và chăm sóc chuyên nghiệp từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Họ có thể đánh giá tình trạng cụ thể của bạn và đưa ra lời khuyên phù hợp để giúp bạn cải thiện tình hình.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Bị đau cổ vai gáy nên nằm gối cao hay thấp?

Bị đau cổ vai gáy nên nằm gối cao hay thấp?

Bị đau cổ vai gáy quá phải làm sao?

Bị đau cổ vai gáy quá phải làm sao?

Các bài tập thể dục cho người tiểu đường giúp giảm cân

Các bài tập thể dục cho người tiểu đường giúp giảm cân

Các bài tập tăng cơ bắp tay, đốt mỡ tốt nhất

Các bài tập tăng cơ bắp tay, đốt mỡ tốt nhất

Làm thế nào để giảm béo an toàn?

Làm thế nào để giảm béo an toàn?

38

Bài viết hữu ích?