Zalo

Tuổi nào bắt đầu lão hóa xương khớp?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Một số thay đổi liên quan đến tuổi tác như nếp nhăn, tóc bạc là điều không thể tránh khỏi. Những thay đổi về cơ, xương và khớp cũng là điều không thể tránh khỏi khi chúng ta về già. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiện nay cho rằng, có nhiều yếu tố liên quan đến lão hoá là do không thường xuyên hoạt động thể chất. Vậy tuổi nào bắt đầu lão hóa xương khớp?

1. Tuổi nào bắt đầu lão hóa xương khớp?

Có thể thấy, hiện nay có đến 80% những người lão hóa xương khớp ở độ tuổi 40 trở lên. Tuy nhiên, ngày nay không những chỉ người già mắc bệnh lão hóa xương khớp mà ngay cả những người trẻ cũng có nguy cơ mắc phải và làm ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng lao động. 

Lão hóa xương khớp khiến bạn có cảm giác cơ xương khớp bị đau, đặc biệt là khi đứng, tập thể dục hoặc leo cầu thang,... Lúc này, cơ thể chúng ta sẽ không phục hồi nhanh chóng được như lúc trước. Một số tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến cơ xương và bộ xương hoặc hệ thống cơ xương ở người lớn tuổi bao gồm:

  • Viêm xương khớp - sụn trong khớp bị vỡ, gây đau và cứng khớp;
  • Nhuyễn xương - xương trở nên mềm do vấn đề chuyển hóa vitamin D;
  • Loãng xương - xương mất khối lượng và trở nên giòn hơn;
  • Viêm khớp dạng thấp;
  • Yếu cơ và đau - bất kì tình trạng nào ở trên đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ liên quan
Hình: Lão hóa xương khớp ở tuổi già
Lão hóa xương khớp ở tuổi già

1.1 Những thay đổi liên quan đến tuổi tác trong cơ bắp

Cơ bắp mất kích thước và sức mạnh khi chúng ta già đi, điều này có thể góp phần gây ra mệt mỏi, suy nhược và giảm khả năng chịu đựng khi tập thể dục. Một số yếu tố gây ra bao gồm:

  • Các sợi cơ giảm số lượng và kích thước bị co lại;
  • Mô cơ bị mất được thay thế chậm hơn và thay thế bằng mô xương cứng;
  • Những thay đổi trong hệ thần kinh khiến cơ bắp giảm trương lực và giảm khả năng co bóp. 

1.2 Những thay đổi liên quan đến tuổi tác trong xương

Xương là mô sống bởi vậy khi chúng ta già đi, cấu trúc xương thay đổi có nghĩa là xương khớp bị lão hoá, điều này dẫn đến mất mô xương. Khối lượng xương thấp có nghĩa là xương yếu hơn và khiến bạn có nguy cơ bị gãy xương do va chạm hoặc ngã bất ngờ. 

Xương trở nên kém đặc hơn khi chúng ta già đi vì một số lý do bao gồm:

  • Một lối sống ít hoạt động gây loãng xương;
  • Thay đổi nội tiết tố - ở phụ nữ, thời kỳ mãn kinh gây ra sự mất khoáng chất trong mô xương. Còn ở nam giới, lượng hormone sinh dục suy giảm dần dẫn đến bệnh loãng xương phát triển sau này;
  • Xương mất canxi và các khoáng chất khác.

1.3 Những thay đổi liên quan đến tuổi tác ở khớp

Trong khớp, các xương không tiếp xúc trực tiếp với nhau. Chúng được đệm bởi sụn lót các khớp, màng hoạt dịch xung quanh khớp và chất lỏng bôi trơn bên trong khớp của bạn (hay còn gọi là dịch khớp). Khi già đi, chuyển động của khớp trở nên cứng và kém linh hoạt hơn vì lượng chất lỏng bôi trơn bên trong khớp giảm đi và sụn trở nên mỏng hơn. Dây chằng cũng có xu hướng ngắn lại và mất đi tính linh hoạt, khiến khớp có cảm giác cứng. 

Ngoài ra, có nhiều thay đổi liên quan đến tuổi tác ở khớp khiến cho cơ xương khớp bị đau là do thiếu tập thể dục. Việc không hoạt động khiên sụn co và cứng lại, làm giảm khả năng vận động của khớp. 

2. Cách làm chậm quá trình lão hóa xương khớp

Tập thể dục thường xuyên có thể ngăn ngừa nhiều thay đổi liên quan đến tuổi tác đối với cơ, xương và khớp, đồng thời giúp làm giảm đi cơ xương khớp bị đau. Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu sống một lối sống năng động. 

Nghiên cứu cho thấy rằng, tập thể dục có thể làm cho xương chắc khỏe hơn và giúp làm chậm tốc độ xương khớp bị lão hóa. Hơn nữa, tập thể dục có thể giúp những người lớn tuổi tăng khối lượng cơ và sức mạnh thông qua các hoạt động tăng cường cơ bắp. Các bài tập thăng bằng và phối hợp, chẳng hạn như thái cực quyền giúp giảm nguy cơ té ngã. 

Ngoài ra, hoạt động thể chất có thể trì hoãn sự tiến triển của bệnh loãng xương. Các bài tập chẳng hạn như đi bộ hoặc tập tạ là loại bài tập tốt nhất để duy trì khối lượng xương. 

Có ý kiến cho rằng, các chuyển động vặn hoặc xoay, trong đó các cơ bám vào xương cũng có lợi cho việc làm chậm quá trình lão hóa xương khớp ở tuổi già. Những người lớn tuổi tập thể dục dưới nước vẫn có thể tăng khối lượng xương và cơ so với những người lớn tuổi ít vận động. 

Hình: Tập thể dục giúp làm chậm lão hóa xương khớp
Tập thể dục giúp làm chậm lão hóa xương khớp

Tóm lại, bạn nên gặp bác sĩ để trao đổi trước khi bạn bắt đầu bất kỳ một chương trình hoạt động thể chất nào. Nếu những người già hoặc mắc bệnh mãn tính chẳng hạn như viêm khớp không tập thể dục trong một thời gian dài thì các bác sĩ có thể giúp điều chỉnh một chương trình tập thể dục phù hợp và an toàn cho bạn. Nếu bạn bị loãng xương, bạn cũng có thể được khuyên nên bổ sung thêm canxi hoặc đôi khi cần sử dụng thuốc để điều trị bệnh loãng xương. 

Tài liệu tham khảo: medlineplus.gov,betterhealth.vic.gov.au, mountsinai.org, ncbi.nlm.nih.gov

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Glutathione tăng đề kháng được không và cần bao nhiêu là đủ?

Glutathione tăng đề kháng được không và cần bao nhiêu là đủ?

Các bài tập thể dục nhẹ nhàng tốt cho sức khỏe tinh thần

Các bài tập thể dục nhẹ nhàng tốt cho sức khỏe tinh thần

Tập thể dục ban đêm có tốt không?

Tập thể dục ban đêm có tốt không?

Cách nào tăng cường sức khỏe cho người cao tuổi?

Cách nào tăng cường sức khỏe cho người cao tuổi?

Gợi ý các bài tập thể dục cho người trên 50 tuổi

Gợi ý các bài tập thể dục cho người trên 50 tuổi

20

Bài viết hữu ích?