Zalo

Thừa cân gây stress như thế nào? Tìm hiểu tình trạng rối loạn lo âu vì béo phì

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hiện nay không ít người mắc phải tình trạng rối loạn lo âu vì béo phì. Trên thực tế stress vì béo phì không hiếm và thông qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học thậm chí còn chỉ ra được mối tương quan giữa thừa cân và nhiều vấn đề tinh thần khác. Hãy cùng xem xét kỹ hơn mối quan hệ đó cũng như tham khảo cách giảm cân lành mạnh để giúp bảo vệ sức khỏe tinh thần của bạn.

1. Béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào?

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng kích thước cơ thể có mối liên hệ với tình trạng rối loạn lo âu. Điều này có nghĩa là, nếu bạn có thân hình “hơi phì nhiêu” thì bạn có khả năng cao mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm hoặc lo âu. 

Mối quan hệ giữa cân nặng và sức khỏe tâm lý ở mỗi người là khác nhau. Ví dụ đối với một số người, cảm xúc khó chịu có thể dẫn đến thói quen ăn quá nhiều. Cơ thể con người sẽ dùng đồ ăn như 1 cơ chế để đối phó với cảm xúc stress vì béo phì, tạo thành 1 vòng lặp không hồi kết. 

Người thường xuyên căng thẳng, stress dễ có nguy cơ tăng cân

2. Những định kiến đối với người thừa cân

Nhiều người thừa cân, béo phì đã thừa nhận rằng chính thái độ tiêu cực của xã hội đối với kích thước cơ thể của họ đã khiến họ gặp nhiều vấn đề về tâm lý. Không ít người đã phải hứng chịu sự phán xét hoặc kỳ thị từ người khác và bị “mặc định” tình trạng thừa cân là do:

  • Lười biếng và vô trách nhiệm;
  • Xấu xí và không có giá trị;
  • Tiêu tốn nhiều chi phí chăm sóc sức khỏe;
  • Đây là 1 minh chứng cho “hình mẫu xấu”, cần loại bỏ.

Không có gì lạ khi những niềm tin phân biệt đối xử trên khiến nhiều người stress vì béo phì. Họ dễ có cảm giác tiêu cực về bản thân, lòng tự trọng suy giảm cũng như góp phần gây ra các triệu chứng sức khỏe tâm thần khác. 

Ngoài ra, trong đời sống xã hội những người có kích thước cơ thể lớn hơn thường kiếm được ít tiền hơn so với những người có thân hình tiêu chuẩn. Họ cũng ít có khả năng được thăng chức hoặc tuyển dụng, và sự bất ổn về thu nhập cũng là 1 yếu tố dự báo về các vấn đề sức khỏe tinh thần.

Hơn nữa, những người thừa cân cũng có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận với 1 số hoạt động nhất định, điều này khiến họ khó đối phó với những cảm xúc tiêu cực hơn. Ví dụ, ghế ngồi trong các công viên giải trí, rạp phim được thiết kế quá nhỏ để phù hợp với nhiều kích cỡ cơ thể. Hoặc những hành khách quá cỡ cũng gặp khó khăn khi ngồi vào ghế của hãng hàng không và đối mặt với nguy cơ bị từ chối bay do kích thước cơ thể.

 3. Những tình trạng sức khỏe tâm thần nào có liên quan đến béo phì?

Người béo phì thường có nguy cơ mắc nhiều vấn đề về tâm lý hơn, bao gồm: lo lắng, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn ăn uống. Thường thì, mối liên hệ này phần nhiều xuất phát từ tác động của sự phân biệt đối xử về cân nặng. 

3.1. Rối loạn lo âu vì béo phì

Những người có kích thước cơ thể lớn có nhiều nguy cơ bị rối loạn lo âu hơn. Hiện người ta vẫn chưa biết chính xác lý do vì sao những người có thân hình to lớn lại dễ cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, có 1 lời giải thích là sự lo lắng của họ xuất phát từ việc bị phân biệt đối xử vì cân nặng. 

3.2. Trầm cảm

Người bị trầm cảm thường có cảm giác buồn bã, mất hứng thú với các hoạt động hay sở thích. Họ cũng có những cảm giác tiêu cực về bản thân, tăng cảm giác thèm ăn và dễ tăng cân. 

Đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa trầm cảm và cân nặng và tất cả đều chỉ ra điểm chung là trầm cảm có thể dẫn đến nguy cơ tăng cân cao hơn. Ngoài ra, nhiều loại thuốc điều trị trầm cảm góp phần làm tăng cân hoặc không nhạy cảm với insulin, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường. Và chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt có thể dẫn đến thiếu hụt calo, góp phần gây ra hành vi ăn uống vô độ khi có thể, gia tăng các triệu chứng trầm cảm và ý tưởng tự tử. 

Thừa cân gây stress và ngược lại nhiều dạng rối loạn tâm lý cũng gây thừa cân

3.3. Rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực là 1 dạng rối loạn tinh thần mà ở đó người bệnh trải qua các cơn hưng cảm đan xen với trầm cảm. Mối liên hệ cụ thể giữa rối loạn lưỡng cực và cân nặng vẫn chưa được biết rõ. Nhưng cũng giống như các tình trạng sức khỏe tâm thần khác, những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực có thể tìm đến hành vi ăn uống như một cách để đối phó với nỗi đau khổ. Một lời giải thích khác có thể là các loại thuốc dùng để điều trị rối loạn lưỡng cực, bao gồm một số chất giúp ổn định tâm trạng, có thể gây ra tác dụng phụ như tăng cảm giác thèm ăn và tăng cân. 

3.4. Rối loạn ăn uống

Việc quá tập trung hoặc “ám ảnh” về việc giảm cân khiến nhiều người lao theo các phương pháp ăn kiêng nghiêm ngặt, điều này cũng góp phần tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn ăn uống. Trên thực tế, 1 số nhà nghiên cứu tin rằng việc ăn kiêng để giảm cân “có thể mang lại nhiều rủi ro hơn là lợi ích”.

Ví dụ, một số nghiên cứu cho thấy rằng có tới 52% số người được phân loại là béo phì mắc chứng rối loạn ăn uống vô độ. Ngược lại nhiều người kiêng khem quá mức đến mức có thể gây ra tình trạng biếng ăn không điển hình. Chán ăn có nguy cơ cao dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, bao gồm cả tử vong.

4. Ảnh hưởng của stress đối với hệ thần kinh

Căng thẳng stress có thể góp phần làm tăng cân và tăng mỡ trong cơ thể. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ hormone cortisol cao mãn tính góp phần tăng tích tụ mỡ ở vùng bụng. Điều này có thể là do yếu tố di truyền và cách cơ thể bạn phản ứng với stress.

Khi bị căng thẳng mãn tính, hệ thống thần kinh giao cảm của bạn cũng được kích hoạt và luôn ở trong tình trạng cảnh giác cao độ. Sự kích hoạt này góp phần gây ra tình trạng kháng insulin và các vấn đề về trao đổi chất. 

Hệ thống chuyển hóa chịu trách nhiệm cho cách cơ thể bạn sử dụng và tích trữ năng lượng. Khi đối mặt với căng thẳng, cơ thể thường tiêu thụ năng lượng nhiều hơn. Trong tình trạng căng thẳng kéo dài, quá trình chuyển hóa của cơ thể điều chỉnh cách sử dụng năng lượng từ thức ăn bạn tiêu thụ. Những thay đổi này có thể dẫn đến tình trạng chuyển hóa không cân đối, dẫn đến tăng mỡ ở vùng bụng, tăng huyết áp, tăng đường huyết và mức cholesterol cao

Không ít người phải vật lộn với rối loạn lo âu vì béo phì 

Tình trạng thừa cân và các vấn đề về tinh thần, tâm lý có mối quan hệ chồng chéo với nhau. Mặc dù bản thân trọng lượng cơ thể có thể góp phần phát triển 1 số vấn đề tâm lý nhất địn, nhưng tác động của việc bị phân biệt đối xử vì cân nặng và những nỗ lực giảm cân cực đoan cũng là những yếu tố nguy cơ gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách giảm cân an toàn vừa giúp bạn cải thiện cân nặng vừa có tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần.

Hiện nay có 1 phương pháp giảm cân đa trị liệu được đánh giá cao bởi nhiều người. Phương pháp này không chỉ tập trung vào việc đào thải và tiêu hao mỡ từ cấp độ tế bào mà còn hỗ trợ quản lý tình trạng sức khỏe và các bệnh nền một cách hiệu quả. Trước khi thực hiện liệu pháp truyền tiêu hao năng lượng, bạn sẽ được chuyên gia y tế tiến hành xét nghiệm máu, đo chỉ số khối cơ thể BMI và thực hiện các đánh giá khác để xác định tình trạng cơ thể. Dựa trên kết quả này, bác sĩ sẽ tư vấn cách lập kế hoạch tập luyện, chế độ ăn uống phù hợp với bạn.

Sau mỗi buổi liệu pháp, cơ thể bạn sẽ thấy rõ hiệu quả chuyển hóa. Cơ thể được cung cấp năng lượng đủ cho các hoạt động mà không gây tích tụ mỡ thừa. Và vì không có cảm giác thèm ăn nên bạn cũng không có nhu cầu bổ sung thêm năng lượng. Phương pháp tiêu hao năng lượng này đặc biệt phù hợp với phụ nữ sau sinh, những người có lịch trình bận rộn hoặc đã thử nhiều biện pháp giảm cân mà không đạt được kết quả như ý.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Nhịn ăn và trầm cảm: Mối liên hệ, lợi ích, rủi ro

Nhịn ăn và trầm cảm: Mối liên hệ, lợi ích, rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Mỡ nội tạng và tác hại đến sức khỏe tâm thần

Mỡ nội tạng và tác hại đến sức khỏe tâm thần

Tác hại lâu dài của béo phì đến thể trạng của bạn

Tác hại lâu dài của béo phì đến thể trạng của bạn

Trầm cảm và ăn quá nhiều có mối liên hệ nào không?

Trầm cảm và ăn quá nhiều có mối liên hệ nào không?

21

Bài viết hữu ích?