Ngồi yên một chỗ trong thời gian dài, ít hoạt động thể chất, gọi cách khác là ‘‘lối sống tĩnh lại’’ có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ như:
Ngồi quá lâu mà không hoạt động thể chất cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe tinh thần, khả năng nhận thức hay sức khỏe của xương. Không có câu trả lời nào cho câu hỏi ngồi bao lâu là nhiều hoặc ngồi bao nhiêu giờ là không tốt cho sức khỏe. Vì có thể nó khác nhau đối với mọi người hoặc phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ tập thể dục của mỗi người hàng ngày. Những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe do ngồi quá lâu như:
CDC khuyến khích hoạt động vừa phải mỗi tuần trong vòng 150 phút đủ để giảm nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe liên quan đến lối sống ít vận động.
Ngồi lâu có thể tác động đến cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số ảnh hưởng của việc ngồi nhiều trong một ngày.
Một nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc ngồi lâu và khó chịu về cơ xương. Những khu vực mà mọi người có thể cảm thấy khó chịu bao gồm:
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ khó chịu ở tất cả các vùng trên cơ thể có thể tăng lên nếu ngồi quá lâu trong vòng một ngày.
Trao đổi chất là quá trình cơ thể phân huỷ và sử dụng năng lượng, nếu ngồi quá lâu có thể ảnh hưởng đến quá trình này sau khi ăn. Các nhà nghiên cứu khuyên bạn nên vận động thường xuyên sau khi ngồi trong thời gian dài để cải thiện quá trình trao đổi chất.
Ngồi lâu, ít vận động có thể giảm lưu lượng máu, đặc biệt là ở chân. Điều này có thể dẫn đến hậu quả như phù chân.
Một trong các nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao đó là ngồi lâu trong một thời gian dài. Có tới 6,3% nhân viên văn phòng trong nghiên cứu có huyết áp trên 140/90mmHg. Hiệp hội tim mạch liệt kê rằng đây là tăng huyết áp giai đoạn 2.
Một nghiên cứu đã theo dõi những người ngồi trong vòng 2 giờ đồng hồ cho thấy rằng, ngồi lâu có tác động tiêu cực đến trạng thái tinh thần, nhận thức và khả năng giải quyết vấn đề hoặc có thể dẫn đến cảm giác kiệt sức.
Ngồi quá nhiều, không vận động cơ thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây béo bụng. Vậy ngồi bao lâu thì nên đứng dậy? Theo nghiên cứu cho thấy, việc ngồi chỉ làm cơ thể tiêu hao 1-2 đơn vị calo trong một phút, mà cơ thể nạp vào mỗi ngày khoảng 2000-3000 calo. Vì thế lượng calo không thể tiêu thụ được hết sẽ chuyển hóa thành mỡ thừa, gây ra tình trạng béo phì. Ngoài ra, tư thế ngồi còng lưng cũng có thể làm cho các cơ ở vùng bụng dưới lỏng lẻo, tạo điều kiện cho mỡ thừa tích tụ ngày càng nhiều. Để cải thiện tình trạng ngồi nhiều, bạn có thể xen kẽ giữa đứng và ngồi sau 30 phút.
Vận động là cách tốt nhất để điều trị hoặc ngăn ngừa hậu quả của việc ngồi cả ngày không vận động. Khuyến khích mọi người nên có ít nhất 150 phút hoạt động với cường độ vừa phải mỗi tuần để cải thiện sức khỏe đời sống. Một số hoạt động với cường độ vừa phải như:
Mọi người có thể bắt đầu với các bài tập cường độ thấp, phù hợp với tình trạng sức khoẻ. Hoạt động thường xuyên mang lại lợi ích tốt hơn, thay vì ngồi nhiều trong một khoảng thời gian dài. Nếu gặp phải các triệu chứng của tình trạng sức khỏe liên quan đến việc ngồi trong thời gian dài thì bạn nên đến cơ sở y tế để trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh để được can thiệp sớm. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thường có thể đưa ra lời khuyên về cách tốt nhất để tiếp cận mức độ hoạt động và 1 ngày nên ngồi bao lâu là đủ.
Những người làm việc trong văn phòng có thể tránh ngồi cả ngày bằng cách:
Tóm lại, ngồi cả ngày mà không hoạt động thể chất có thể làm tăng nguy cơ phát triển các tình trạng sức khoẻ như bệnh tim, bệnh tiểu đường và một số loại ung thư. Duy trì hoạt động là cách tốt nhất để tránh gây ra những hậu quả của việc ngồi cả ngày.
43
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
Tác hại của ngồi nhiều? Tại sao ngồi quá nhiều có hại cho sức khỏe của bạn?
Nam giới nên tập thể thao thế nào? Thói quen tập luyện tối ưu cho nam giới 35 tuổi
Vì sao khi bạn lớn tuổi hơn sẽ khó tăng cơ?
Học bơi có giảm cân không? Học cách bơi để giảm cân
Những gì bạn ăn (không phải số lượng bạn ăn) là lý do tăng cân
43
Bài viết hữu ích?