Vitamin B12 (còn được biết với tên gọi khác là cobalamin) là một vitamin tan trong nước rất cần thiết cho cơ thể. Vitamin B12 giúp duy trì sự phát triển và hoạt động bình thường của hệ thần kinh trung ương, góp phần tổng hợp DNA và vật chất di truyền, tham gia vào quá trình sinh tổng hợp hồng cầu, chuyển hóa năng lượng và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Vitamin B12 có mặt trong các loại thực phẩm như trứng, thịt nạc, nội tạng động vật, cá, các sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua, sữa tươi),... Bạn cũng có thể bổ sung vitamin B12 cho cơ thể thông qua các thực phẩm chức năng dùng đường uống (dạng viên nén) hoặc đường tiêm (có chỉ định của bác sĩ). Người ăn chay, người lớn tuổi và những người có vấn đề về tiêu hóa có thể cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, từ đó làm tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin B12 và cần phải bổ sung.
Vitamin B12 trong thức ăn và thực phẩm chức năng sau khi bổ sung vào cơ thể sẽ được hấp thu ở ruột non (hồi tràng) nhờ gastromucoprotein (yếu tố nội tại) do tế bào niêm mạc dạ dày tiết ra. Nhu cầu vitamin B12 mỗi ngày ở người trưởng thành như sau:
Đối tượng | Nhu cầu vitamin B12 mỗi ngày |
Phụ nữ trưởng thành | 2,4 mcg |
Phụ nữ mang thai và cho con bú | 2,8 mcg |
Nam giới trưởng thành | 2,6 mcg |
Vitamin B12 sau khi hấp thu sẽ được cơ thể lưu trữ tại gan, chỉ một lượng nhỏ bị mất qua nước tiểu, phân hoặc mồ hôi. Do đó, nếu một người bị thiếu vitamin B12, có thể phải mất thời gian một năm hoặc lâu hơn mới biểu hiện triệu chứng lâm sàng rõ rệt.
Thiếu vitamin B12 khiến cơ thể trở nên suy nhược với các dấu hiệu như: mệt mỏi mãn tính, hụt hơi, tim đập nhanh, ngứa ran hoặc tê bì ở các chi, giữ thăng bằng kém, mất tập trung, đãng trí, mất phương hướng, tâm trạng thất thường, mất ngủ,...Các đối tượng có nguy cơ cao thiếu hụt vitamin B12 bao gồm:
Mặc dù vitamin B12 tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa khác nhau của cơ thể, tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, có rất ít bằng chứng cho thấy vitamin B12 ảnh hưởng đến việc tăng hoặc giảm cân.
Một số nghiên cứu cho thấy nồng độ vitamin B12 cao có thể hỗ trợ làm giảm nguy cơ thừa cân, béo phì. Các nghiên cứu trên trẻ em và thanh thiếu niên cũng cho kết quả tương tự. Ở chiều ngược lại, kết quả một nghiên cứu khác vào năm 2019 trên 9.000 người trưởng thành cho thấy người có chỉ số BMI cao hơn thường có lượng vitamin B12 trong máu thấp hơn. Kết quả này vẫn đúng kể cả khi có mặt các yếu tố khác ảnh hưởng đến lượng vitamin B12 như tuổi tác, chế độ ăn uống, lối sống và sử dụng thực phẩm bổ sung.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chỉ cho thấy mối liên hệ giữa sự thiếu hụt vitamin B12 và tình trạng tăng cân, chứ không có ý nghĩa chứng minh lượng vitamin B12 thấp là nguyên nhân gây tăng cân hoặc ngược lại. Trên thực tế, tình trạng thiếu vitamin B12 còn gây chán ăn và dẫn đến giảm cân ở một số đối tượng.
Do đó, ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa có đầy đủ bằng chứng khoa học nào chứng minh thiếu vitamin B12 gây tác động đến cân nặng (tăng cân hoặc giảm cân). Các nhà khoa học đang trong quá trình xem xét và đưa ra một số giả thuyết về vấn đề này. Dưới đây là một số giả thuyết được các nhà khoa học cho rằng sự thiếu vitamin B12 có thể liên quan đến tăng cân:
Cách tốt nhất để phòng ngừa thiếu vitamin B12 cho cơ thể đó là tăng cường bổ sung vitamin này thông qua chế độ ăn uống hoặc thực phẩm chức năng. Vitamin B12 được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, nhất là thịt bò, nội tạng, cá và hải sản (nghêu, cá mòi, cá ngừ, cá hồi), các sản phẩm từ sữa (sữa tươi, sữa chua, phô mai), lòng đỏ trứng gà, ngũ cốc, men dinh dưỡng,... Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm mua các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin B12 trên thị trường để đáp ứng nhu cầu vitamin B12 hàng ngày.
Bổ sung đủ vitamin B12 thông qua chế độ ăn uống hoặc thực phẩm chức năngBài viết trên đây đã giải đáp cho bạn các thắc mắc xoay quanh việc thiếu vitamin B12 có tăng cân không. Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh mối liên quan mật thiết giữa thiếu vitamin B12 và thừa cân, béo hì. Do đó, bạn chỉ cần bổ sung vitamin B12 đủ hàm lượng khuyến cáo mỗi ngày để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân mất kiểm soát thì có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng để đạt được hiệu quả nhanh và bền vững hơn. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, liệu pháp tiêu hao năng lượng sẽ giúp bạn đào thải mỡ tới cấp độ tế bào và giảm cân hiệu quả mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
62
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
62
Bài viết hữu ích?