Nồng độ kali trong máu thường nằm trong khoảng từ 3,5 đến 5 mmol/l, và vai trò của kali trong cơ thể rất quan trọng. Kali giúp duy trì cân bằng nước và điện giải, đặc biệt quan trọng cho hoạt động của hệ tim mạch, cơ bắp, tiêu hóa và tiết niệu. Kali trong máu đảm bảo hiệu thế màng và tính chịu kích thích của thần kinh - cơ, hỗ trợ hoạt động của cơ bắp. Đối với cơ tim, kali giúp giảm lực co bóp, giảm tính chịu kích thích và dẫn truyền. Kali cũng có tác dụng đối kháng với canxi và glycosid trong tim. Ngoài ra, kali còn tham gia vào việc điều hòa acid- base.
Chế độ ăn giàu kali có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó giúp giảm huyết áp, giảm nguy cơ đau tim, cải thiện sử dụng insulin trong cơ thể, giảm tần suất nhịp tim không đều, cải thiện tâm trạng và vấn đề ăn uống. Kali cũng có vai trò quan trọng trong sản xuất protein từ amino acid và chuyển đổi glucose thành glycogen - nguồn năng lượng chính cho cơ thể.
Thêm vào đó, khoáng chất kali còn giúp ngăn chặn tình trạng loãng xương và giảm nguy cơ gãy xương ở người cao tuổi.
Thiếu kali ở người lớn (cơ thể thiếu potassium) có nghĩa là mức nồng độ kali trong máu thấp. Nhu cầu kali của cơ thể bạn sẽ được cung cấp thông qua thực phẩm bạn ăn. Hạ kali máu thường do mất quá nhiều kali trong đường tiêu hóa do nôn mửa, đường bài tiết (nước tiểu), tiêu chảy hoặc sử dụng các thuốc nhuận tràng. Các nguyên nhân khác gây cơ thể thiếu khoáng chất kali có thể bao gồm một số loại thuốc kháng sinh và một số tình trạng tuyến thượng thận và di truyền.
Thiếu kali ở người lớn thường xảy ra khi nồng độ kali trong máu giảm xuống mức quá thấp. Đối với một người trưởng thành, mức kali máu bình thường sẽ dao động từ 3,5 đến 5,2 mEq/L (3,5 đến 5,2 mmol/L). Nếu mức kali máu thấp hơn 3 mEq/L (3 mmol/L), thì được coi là người lớn bị thiếu kali nghiêm trọng.
Theo các nhà khoa học, khi cơ thể người lớn bị thiếu kali, một số dấu hiệu điển hình sau sẽ xuất hiện:
Kali trong máu đa phần được bài tiết thông qua nước tiểu, một chức năng cơ bản của thận. Quá trình bài tiết kali đi ra ngoài theo đường nước tiểu giúp cho cơ thể cân bằng được mức khoáng chất này, nhưng trong một số bệnh lý thì đây lại là nguyên nhân gây ra thiếu kali ở người lớn, cụ thể là:
Thiếu kali ở người lớn gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe, thậm chí, trong một số trường hợp thì thiếu kali máu trầm trọng có thể gây tử vong. Ngoài ra, đây là một số bệnh & biến chứng nếu tình trạng cơ thể thiếu khoáng chất Kali trong thời gian dài:
Nhìn chung, cơ thể thiếu khoáng chất kali hay cơ thể thiếu potassium là tình trạng cần được chú ý và đề phòng, vì đây là khoáng chất hoàn toàn có thể được bổ sung thông qua đường ăn uống hàng ngày. Ngoại trừ một số nguyên nhân do bệnh lý, mọi người nên chủ động bổ sung kali bằng các thực phẩm như bơ, chuối, đậu hà lan, rau chân vịt, nhằm tránh các biến chứng do thiếu kali ở người lớn gây nên.
83
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
83
Bài viết hữu ích?