Zalo

Tại sao người trầm cảm lại tự sát?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trong số các rối loạn tâm thần, rối loạn trầm cảm nặng là bệnh phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 15 - 17% dân số và có tỷ lệ nguy cơ tự tử cao đến 15%. Vậy tại sao người trầm cảm lại tự sát? Có cách nào ngăn chặn được tình trạng này hay không? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết sau đây.

1. Tại sao người trầm cảm lại tự sát? 

Rối loạn trầm cảm nặng (MDD) là chứng rối loạn tâm thần phổ biến thể hiện qua việc người bệnh trở nên đau khổ, dằn vặt bản thân, khuyết tật về thể chất và tinh thần. Tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm trên thế giới vào khoảng 4,7%. Đặc biệt, theo các báo cáo, tỷ lệ người trầm cảm có ý định tự tử lên đến 15%, tập trung ở nhóm đối tượng trầm cảm kèm rối loạn lo âu. 

Cho đến hiện tại, mối tương quan giữa trầm cảm và nguy cơ tự tử vẫn chưa được làm rõ. Về cơ bản, tự tử là một hiện tượng phức tạp được định nghĩa theo WHO là “một loạt các hành vi bao gồm có ý định tự tử, đe dọa tự tử, lên kế hoạch tự sát, cố gắng tự sát và tự sát”. Tự tử là kết quả của sự tương tác phức tạp từ nhiều nguyên nhân. Theo các nhà nghiên cứu cho rằng, có một số yếu tố nguy cơ dẫn đến tự tử ở người trầm cảm gồm: 

  • Yếu tố di truyền và di truyền học biểu sinh (epigenetics): Yếu tố di truyền có ảnh hưởng từ 30 - 55% ý định tự tử của một người bệnh trầm cảm, đặc biệt nghịch cảnh đầu đời (bị ngược đãi thời thơ ấu) có thể làm tăng nguy cơ tự tử gấp 2 - 5 lần. 
  • Trục hạ đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận: Trục HPA là hệ thống thần kinh nội tiết chính liên quan đến phản ứng của cơ thể với căng thẳng. Theo đó, tình trạng căng thẳng mãn tính do trầm cảm có thể kích hoạt trục HPA trong thời gian dài, khiến hệ thống này bị suy giảm thể tích và chức năng vùng hải mã. Các nghiên cứu cho thấy, rối loạn chức năng trục HPA có thể dẫn đến tự tử ở người trầm cảm. Những đối tượng trầm cảm có ý định tự tử biểu hiện nồng độ CRH trong dịch não tủy cao hơn so với bình thường. 
  • Hệ thống serotonin: Các nghiên cứu khám nghiệm tử thi trên não của bệnh nhân trầm cảm tự sát cho thấy nhiều bằng chứng về rối loạn chức năng serotonin. Theo đó, nồng độ chất acid 5 - hydryndolacetic (5-HIAA) (một chất chuyển hóa của serotonin) thấp hơn trong dịch não tủy của những bệnh nhân trầm cảm có khuynh hướng tự sát. 
  • Yếu tố dinh dưỡng và yếu tố tăng trưởng thần kinh: Một số lý thuyết đã được đề xuất để giải thích cơ sở sinh học cho hành vi tự tử ở người trầm cảm. Trong đó, vai trò của yếu tố dinh dưỡng (BDNF) và yếu tố tăng trưởng thần kinh (NGF) cũng được đề cập. Theo đó, ở người tự sát do trầm cảm, nồng độ BDNF và NGF thấp đáng kể so với nhóm đối chứng. 
  • Yếu tố miễn dịch: Các chất trung gian gây viêm và stress oxy hóa dẫn đến nhiễm độc kích thích có thể đóng vai trò quan trọng trong sinh lý bệnh trầm cảm. Theo đó, rối loạn điều hòa đáp ứng miễn dịch có thể khiến người trầm cảm có nguy cơ tự tử. Một số nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân trầm cảm tự sát có nồng độ cytokine khác biệt so với nhóm bệnh nhân trầm cảm không có khuynh hướng này. 
  • Mô hình trao đổi chất: Các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên và các nghiên cứu phân tích tổng hợp cho thấy, có sự gia tăng tỷ lệ tử vong do bạo lực, tự tử ở những người dùng thuốc giảm cholesterol máu. Bệnh nhân trầm cảm tự sát có xu hướng rối loạn điều hòa lipid so với nhóm không tự tử. Các báo cáo cho thấy, những bệnh nhân này có nồng độ triglycerid, LDL và HDL thấp so với bình thường. Giả thuyết cho rằng, mức cholesterol giảm có thể làm giảm tiền chất serotonin và thay đổi thụ thể vận chuyển serotonin, từ đó làm tăng xu hướng bốc đồng, hung hăng và tự sát. 

Ngoài ra, còn có một số yếu tố nguy cơ khác liên quan đến tâm lý và nhận thức thần kinh, tính cách và hoạt động bất thường của não bộ cũng được cho là có tác động đến ý định tự sát ở người bệnh trầm cảm

tại sao người trầm cảm lại tự sát
Có nhiều yếu tố tác động đến ý định tự tử của người trầm cảm

2. Có cách nào ngăn chặn tình trạng tự sát ở người trầm cảm? 

Trước khi tự sát, người bệnh trầm cảm thường có những dấu hiệu bất thường mà bạn cần lưu tâm để kịp thời can thiệp, cụ thể như sau:

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ. 
  • Mất hứng thú với các hoạt động thường nhật.
  • Tự cô lập bản thân với bạn bè và các thành viên trong gia đình. 
  • Sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu, ma túy
  • Không quan tâm đến ngoại hình của bản thân. 
  • Thường xuyên phàn nàn về cảm giác mệt mỏi, đau đầu, đau bụng. 
  • Có kế hoạch tự tử, bao gồm các dấu hiệu như: Viết một hoặc nhiều thư tuyệt mệnh, bày tỏ những suy nghĩ kì quái, trở nên vui vẻ bất ngờ sau một thời gian chán nản, cho đi hoặc vứt bỏ những tài sản quan trọng, nói những câu đại loại như “Tôi muốn tự sát”, “Tôi sắp tự tử”, “Nếu có chuyện gì xảy ra với tôi, tôi muốn bạn biết là…….”.
tại sao người trầm cảm lại tự sát
Dấu hiệu nhận biết người bệnh trầm cảm có ý định tự tử

Theo Liên minh Hỗ trợ Bệnh nhân mắc bệnh Lưỡng cực và Trầm cảm (DBSA), khi phát hiện một người trầm cảm có ý định tự sát, bạn cần làm những điều sau: 

  • Nghiêm túc với người bệnh trầm cảm, thẳng thắn hỏi họ về những vấn đề mà họ đang lo lắng, căng thẳng hoặc sợ hãi. 
  • Liên lạc với bạn bè và các thành viên trong gia đình họ để trao đổi về tình trạng hiện tại của họ. 
  • Chăm chú lắng nghe, thừa nhận cảm xúc của họ và đặt câu hỏi khi họ bắt đầu mở lòng và chia sẻ. 
  • Tuyệt đối không để người bệnh trầm cảm có ý định tự sát một mình. Giữ các đồ vật sắc nhọn, đồ vật có thể gây hại ở ngoài tầm kiểm soát của họ. 
  • Đề nghị giúp đỡ và đưa họ đến gặp chuyên viên tâm lý hoặc bác sĩ tâm lý nhanh nhất có thể. 
tại sao người trầm cảm lại tự sát
Lắng nghe và luôn ở bên người bệnh trầm cảm

Không một lý do nào có thể giải thích rõ ràng được tại sao những người trầm cảm lại tự sát. Việc chúng ta có thể làm là ở bên họ, lắng nghe những nỗi niềm của họ và cho họ cảm giác sẻ chia, cảm thông. Nếu có thể, hãy đưa họ đến gặp bác sĩ tâm lý để được trị liệu bằng phác đồ phù hợp. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả

38

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các bước để có được sức khỏe tinh thần lành mạnh

Các bước để có được sức khỏe tinh thần lành mạnh

Khi nào bạn nên kiểm tra sức khỏe tinh thần?

Khi nào bạn nên kiểm tra sức khỏe tinh thần?

Vì sao cần chú ý chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi?

Vì sao cần chú ý chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi?

Làm việc quá sức có nguy hiểm không? Có thể gây ra bệnh gì?

Làm việc quá sức có nguy hiểm không? Có thể gây ra bệnh gì?

Thế nào là một giấc ngủ chất lượng?

Thế nào là một giấc ngủ chất lượng?

38

Bài viết hữu ích?