Zalo

Chỉ số LDL trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
LDL cholesterol hay lipoprotein cholesterol mật độ thấp được cho là cholesterol xấu, vì khi nồng độ LDL quá cao trong máu có thể gây tích tụ mảng xơ vữa dẫn tới tắc nghẽn động mạch. Chỉ số này sẽ giúp đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, đái tháo đường và các tình trạng sức khoẻ khác của người bệnh. Vậy chỉ số LDL trong xét nghiệm máu là gì và thế nào là bình thường?

1. Chỉ số LDL trong xét nghiệm máu là gì?

LDL là viết tắt của low density lipoprotein hay lipoprotein mật độ thấp - một loại protein được tìm thấy trong máu. Lipoprotein là các hạt được tạo thành từ lipid và protein mang chất béo vào máu cơ thể. Nguyên nhân là do cấu trúc của chất béo không thể tự di chuyển trong máu, vì vậy lipoprotein đóng vai trò như phương tiện vận chuyển chất béo tới các tế bào một cách thuận lợi. Các hạt LDL lại chứa một lượng lớn cholesterol và chỉ một lượng nhỏ protein. Thực chất LDL cholesterol không xấu, vì cholesterol giúp thực hiện các chức năng quan trọng trong cơ thể, tuy nhiên khi nồng độ LDL cholesterol tăng quá cao có thể góp phần tích tụ mảng xơ vữa động mạch làm tăng nguy cơ bệnh tật như:

  • Bệnh mạch vành
  • Bệnh mạch máu não
  • Bệnh động mạch ngoại vi
  • Phình động mạch chủ
Ảnh 1: Chỉ số LDL trong máu giúp đánh giá nguy cơ tim mạch hiệu quả
Chỉ số LDL trong máu giúp đánh giá nguy cơ tim mạch hiệu quả

2. Kết quả xét nghiệm máu LDL thế nào là bình thường?

Theo nghiên cứu, hầu hết các nhà khoa học đều công nhận người trưởng thành nên giữ mức LDL cholesterol dưới 100 mg/dl. Đối với những người có tiền sử xơ vữa động mạch, mức LDL phải dưới 70 mg/dl mới đảm bảo một sức khỏe tốt.

3. Kết quả xét nghiệm máu LDL thế nào là bất thường?

Nhìn chung, mức LDL cholesterol trên 100 mg/dl sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Những đặc điểm cụ thể về mức LDL cholesterol bất thường như sau:

  • Mức gần tối ưu: 100-129 mg/dl
  • Giới hạn cao: 130- 159 mg/dl
  • Mức cao: 160-189 mg/dl
  • Mức rất cao: trên 190 mg/dl

Nhìn chung, các bác sĩ đều khuyến khích mức HDL cholesterol cao hơn (trên 60 mg/dl) và giảm mức LDL cholesterol để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nếu LDL cholesterol quá cao và HDL cholesterol quá thấp thì những thay đổi về lối sống và/hoặc sử dụng thuốc sẽ cần thiết.

Có nhiều nguyên nhân làm gia tăng mức LDL cholesterol trong máu như:

  • Chế độ ăn nhiều thịt mỡ, sản phẩm từ sữa, bánh mì và thức ăn nhanh là gia tăng mức cholesterol có hại vì, chúng chứa nhiều chất béo bão hoà và chất béo chuyển hóa. Hai loại chất béo này làm gia tăng LDL cholesterol
  • Thừa cân béo phì cũng làm gia tăng LDL cholesterol máu
  • Hút thuốc lá kể cả thuốc lá điện tử cũng làm tăng mức LDL cholesterol
  • Người già cũng có mức cholesterol tăng lên một cách tự nhiên
  • Phụ nữ mãn kinh cũng có xu hướng gia tăng LDL cholesterol
  • Người có tiền sử gia đình có người tăng cholesterol máu cũng có tỷ lệ tăng LDL cholesterol cao hơn bình thường
Ảnh 2: Gia tăng LDL cholesterol trong máu làm hình thành mảng xơ vữa nguy hiểm với sức khỏe
Gia tăng LDL cholesterol trong máu làm hình thành mảng xơ vữa nguy hiểm với sức khỏe

4. Làm thế nào để kiểm soát chỉ số LDL trong xét nghiệm máu?

Có rất nhiều phương pháp có thể làm giảm và kiểm soát lượng LDL cholesterol trong máu bắt đầu bằng việc thay đổi lối sống như:

  • Ăn uống lành mạnh thông qua các chế độ ăn như chế độ ăn Địa Trung Hải khuyến khích sử dụng chất béo lành mạnh (từ dầu oliu và các loại hạt) và tránh chất béo không lành mạnh (như chất béo bão hoà)
  • Tránh sử dụng thuốc lá
  • Tập thể dục nhiều hơn, ít nhất 30 phút/ngày trong 5 ngày/ tuần.
  • Giữ cân nặng khoẻ mạnh
  • Tìm các phương pháp giảm căng thẳng, vì stress trong thời gian dài cũng làm tăng nồng độ LDL cholesterol máu

Đặc biệt chú ý về việc lựa chọn thực phẩm trong việc kiểm soát chỉ số LDL trong máu:

  • Chất xơ hoà tan có thể giảm LDL cholesterol
  • Không tiêu thụ các loại bánh rán, bánh quy và bánh ngọt hoặc các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo, phô mai và bơ
  • Hạn chế ăn các loại thịt đỏ như bít tết, sườn hoặc thịt bò xay
  • Thịt chế biến như thịt xông khói, xúc xích cũng không nên được sử dụng khi bạn có chỉ số mỡ máu cao

Tóm lại, cơ thể cần cholesterol để có thể hoạt động hiệu quả, tuy nhiên việc nồng độ cholesterol bắt đầu vượt quá 129 mg/dl có thể dẫn tới tích tụ mảng bám trong động mạch gây ra các biến chứng về sau như đột quỵ, tắc mạch ngoại biên. Chính vì vậy tất cả mọi người đều nên duy trì một lối sống lành mạnh, chế độ ăn kiểm soát chất béo hiệu quả và tập thể dục thường xuyên nhằm hạn chế việc gia tăng LDL cholesterol trong máu.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả

57

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Chỉ số LDL trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số LDL trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số HDL trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số HDL trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số HDL trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường ?

Chỉ số HDL trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường ?

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Chỉ số cholesterol 6.4 mmol/l có nghĩa là gì?

Chỉ số cholesterol 6.4 mmol/l có nghĩa là gì?

57

Bài viết hữu ích?