Zalo

Chỉ số LDL trong xét nghiệm máu là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL- cholesterol) là 1 loại cholesterol trong máu được cho là không lành mạnh và gây hại cho sức khỏe con người khi làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Vì vậy, xét nghiệm chỉ số LDL trong xét nghiệm máu giúp bác sĩ theo dõi mức LDL-cholesterol ở 1 người và điều trị mọi vấn đề liên quan nhanh chóng. Vậy thực sự LDL trong xét nghiệm máu là gì?

1. Xét nghiệm máu LDL cholesterol là gì?

Để xác định xem LDL trong máu là gì chúng ta cần biết LDL là viết tắt của low density lipoprotein hay lipoprotein tỷ trọng thấp, một loại cholesterol được tìm thấy trong cơ thể. LDL thường được gọi là cholesterol xấu vì khi nồng độ LDL cholesterol quá cao có thể dẫn tới sự tích tụ cholesterol trong động mạch, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Vì vậy các bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm LDL như một phần của khám sức khỏe định kỳ để xác định nguy cơ mắc bệnh tim và khả năng cần phải điều trị. Thông thường, xét nghiệm máu LDL sẽ được chỉ định cùng với các xét nghiệm kiểm tra mỡ máu khác như HDL cholesterol và Triglyceride. Nếu bạn có mức HDL cholesterol cao nó có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim vì HDL giúp vận chuyển LDL cholesterol đến gan để phân huỷ từ đó tránh các tổn thương tim mạch.

Ảnh 1: Chỉ số LDL cholesterol giúp đánh giá nguy cơ rối loạn chuyển hoá chất béo và nguy cơ tim mạch
Ảnh 1: Chỉ số LDL cholesterol giúp đánh giá nguy cơ rối loạn chuyển hoá chất béo và nguy cơ tim mạch

2. Vai trò của xét nghiệm máu LDL là gì?

Người trưởng thành trên 20 tuổi chưa được chẩn đoán mắc bệnh tim được khuyến cáo nên kiểm tra mức cholesterol từ 4-6 năm/ lần vì thông thường mức cholesterol cao không gây ra triệu chứng rõ ràng và khó phát hiện. Xét nghiệm LDL cholesterol máu sẽ đóng vai trò quan trọng hơn đối với việc kiểm tra các đối tượng có nguy cơ tim mạch như:

  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh tim;
  • Hút thuốc lá;
  • Béo phì (BMI > 30);
  • Có mức HDL cholesterol thấp;
  • Tăng huyết áp hoặc đang điều trị tăng huyết áp;
  • Đái tháo đường.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm LDL cholesterol nếu bạn đang được điều trị cholesterol cao. Trong trường hợp này, xét nghiệm được sử dụng để xác định xem việc thay đổi lối sống như chế độ ăn uống và tập thể dục hoặc sử dụng thuốc có làm giảm cholesterol thành công hay không. Trẻ em thường không cần kiểm tra mức LDL tuy nhiên những trẻ béo phì, đái tháo đường hoặc tăng huyết áp nên thực hiện xét nghiệm LDL đầu tiên trong độ tuổi từ 2-10 tuổi.

Ảnh 2: Người có các yếu tố nguy cơ tim mạch nên thực hiện xét nghiệm LDL cholesterol máu thường xuyên
Ảnh 2: Người có các yếu tố nguy cơ tim mạch nên thực hiện xét nghiệm LDL cholesterol máu thường xuyên 

3. Mục đích của LDL trong xét nghiệm máu là gì?

Như đã đề cập, nồng độ LDL cholesterol tăng cao mặc dù không gây ra triệu chứng rõ rệt nhưng có thể làm gia tăng một số bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, mục đích của LDL trong xét nghiệm máu cùng dùng để tầm soát và đánh giá các bệnh lý như:

  • Bệnh mạch vành;
  • Xơ vữa động mạch (sự tích tụ mảng bám trong động mạch);
  • Cơn đau thắt ngực hoặc đau ngực;
  • Đột quỵ;
  • Bệnh động mạch cảnh;
  • Bệnh động mạch ngoại biên.

4. Ý nghĩa của xét nghiệm máu LDL cholesterol là gì?

Nồng độ LDL cholesterol sẽ được đo lường theo đơn vị mg/dl và mức LDL cholesterol tối ưu là dưới 100 mg/dl. Các phân loại mức LDL cholesterol khác dành cho người từ 40-75 tuổi như sau:

  • Mức gần tối ưu: 100-129 mg/dl;
  • Mức tiệm cận cao: 130-159 mg/dl;
  • Mức cao: 160-189 mg/dl;
  • Rất cao: trên 190 mg/dl.

Nếu một người có mức LDL cholesterol cao, bác sĩ có thể cần hỏi thêm vì tiền sử gia đình, sức khỏe và lối sống để xác định phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh như thay đổi lối sống:

  • Bỏ thuốc lá;
  • Ăn chế độ ăn ít chất béo bão hoà và chất béo chuyển hóa;
  • Tập thể dục thường xuyên;
  • Duy trì trọng lượng cơ thể vừa phải;
  • Quản lý căng thẳng;
  • Ngủ đủ giấc;
  • Hạn chế rượu bia.

Mức LDL cholesterol thấp có thể là một kết quả tích cực tuy nhiên đôi khi chúng cũng có thể do các vấn đề sức khoẻ như thiếu hụt lipoprotein di truyền, bệnh cường giáp, nhiễm trùng, xơ gan.

Tóm lại, xét nghiệm chỉ số LDL trong máu giúp đo lường mức độ LDL cholesterol trong máu. Mức LDL cholesterol cao có thể làm gia tăng nguy cơ tim mạch ở một người. Vì vậy mọi người nên kiểm tra LDL-cholesterol mỗi 4-6 năm hoặc thường xuyên hơn ở các đối tượng có yếu tố nguy cơ.

Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe thì nên đăng ký xét nghiệm tại Phòng Khám Đa Khoa Drip Hydration Việt Nam. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những tư vấn về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp. Nhờ sử dụng các máy móc, thiết bị hiện đại để kiểm tra, phân tích máu nên Phòng Khám Đa Khoa Drip Hydration Việt Nam luôn đảm bảo cung cấp các thông tin về hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hemoglobin,,…chính xác, qua đó các bác sĩ có thể đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe của bạn, sớm phát hiện bệnh và đề xuất phương án xử lý kịp thời. Để đặt lịch xét nghiệm tại Drip Hydration, bạn vui lòng bấm số HOTLINE để được nhân viên tư vấn cụ thể.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Chỉ số HDL trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường ?

Chỉ số HDL trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường ?

Chỉ số LDL trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Chỉ số LDL trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Chỉ số HDL trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số HDL trong xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm yếu tố đông máu là gì?

Xét nghiệm yếu tố đông máu là gì?

Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

142

Bài viết hữu ích?