Tế bào gốc | Tế bào gốc trung mô |
Tế bào gốc loại tế bào đặc biệt có khả năng đổi mới và biệt hoá thành các loại tế bào gốc đảm nhiệm các chức năng khác nhau. Tế bào gốc giống như một loại tế bào có vai trò như một hệ thống sửa chữa, tái tạo và thay thế các tế bào bị mất hoặc tế bào bị tổn thương, hư hỏng.Các loại tế bào gốc bao gồm: tế bào gốc phôi, tế bào gốc cảm ứng vạn năng, tế bào gốc trường thành hoặc tế bào gốc trung mô. | Tế bào trung mô thuộc nhóm tế bào gốc trưởng thành. Loại tế bào này chưa biệt hoá trong các cơ quan hoặc các mô đã biệt hoá. Tế bào trung mô thuộc nhóm tế bào đa năng, đồng thời nó có thể phát triển thành các loại tế bào có mối liên quan chặt chẽ với nhau. |
Khi so sánh nguồn gốc của tế bào gốc và tế bào gốc trung mô có thể thấy, tế bào gốc trung mô cơ thể được tìm thấy ở các bộ phận khác nhau của cơ thể bao gồm: tủy xương, mô mỡ, dây rốn. Còn với các tế bào gốc thường có nguồn gốc từ tế bào gốc phôi, tế bào gốc trưởng thành, và tế bào gốc thai.
Tế bào gốc trung mô có thể thực hiện tăng sinh nếu được nuôi cấy trong môi trường thích hợp. Đồng thời môi trường này cần phải được thay từ 2 đến 3 ngày mỗi lần. Quy trình nuôi cấy tế bào gốc trung mô được thực hiện tuân thủ dựa trên 3 bước: Phân lập tế bào bằng phương pháp enzyme hoặc nuôi cấy mảnh mô, nuôi cấy tế bào đã được phân lập trong môi trường đặc hiệu nhằm đảm bảo tiêu chuẩn lâm sàng của tế bào trung mô, thu hoạch tế bào gốc trung mô và kiểm tra chất lượng trước khi sử dụng tế bào vào quá trình điều trị bệnh.
Với tế bào gốc thì quá trình nuôi cấy có thể áp dụng 3 phương thức: nuôi cấy tế bào gốc tự thân được thực hiện phân lập từ máu ngoại vi hoặc tủy xương, hoặc nuôi cấy dị nhân sử dụng tế bào gốc được lấy từ người hiến tặng tương thích với người được cấy ghép. Nuôi đồng nguyên có thể sử dụng tế bào gốc từ anh chị em sinh đôi của người được nuôi cấy.
Ứng dụng của tế bào gốc trung mô hiện vẫn còn có nhiều tranh cãi. Nhưng hiện nay các nghiên cứu đã dần chứng tỏ được cơ chế cũng như tác động của tế bào gốc trung mô trong quá trình điều trị bệnh.
Theo thống kê, tế bào gốc trung mô được ứng dụng nhiều trong điều trị khoảng 374 bệnh. Các kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy khi áp dụng điều trị với tế bào gốc trung mô trong điều trị mang lại hiệu quả khá an toàn với người bệnh. Một số bệnh được thực hiện với tế bào gốc trung mô như xơ gan, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, đái tháo đường tuýp 1… Mặc dù vậy, phương pháp điều trị tế bào gốc trung mô vẫn có những hạn chế, nên cần thực hiện ở các cơ sở y tế đảm bảo uy tín. Vì quá trình nuôi cấy, cấy chuyển… cần được thực hiện chuẩn để đạt hiệu quả điều trị.
Đối với tế bào gốc thì việc ứng dụng cấy ghép tủy cương được sử dụng khá phổ biến và không có tranh cãi nào trong liệu pháp điều trị này. Liệu pháp này giúp giảm các triệu chứng và cho phép người bệnh giảm lượng thuốc điều trị. Tuy nhiên, điều trị tế bào gốc có thể gây ra sự ức chế miễn dịch do cần chiếu xạ trước khi thực hiện cấy ghép, hoặc hệ miễn dịch có thể tấn công tế bào gốc gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Tế bào gốc còn có tính đa năng trong quá trình biệt hoá. Nên tạo điều kiện thuận lợi để tạo ra tế bào gốc cho một số cơ quan chức năng không thể hình thành tế bào gốc. Tế bào gốc hiện tại được ứng dụng khá rộng rãi trong điều trị các bệnh đái tháo đường, viêm đa khớp, alzheimer, parkinson, viêm xương khớp, tai biến mạch máu não, khuyết tật do rối loạn bẩm sinh, tổn thương thuỷ sống, chấn thương sọ não, nhồi máu cơ tim, trị liệu ung thư, hoặc ở những người mất thính giác… Ngoài ra, tế bào gốc còn đang được nghiên cứu để ứng dụng vào các bệnh liên quan đến thoái hóa thần kinh, tim mạch, nhiễm độc gan, …
Tế bào gốc và tế bào gốc trung mô đều mang lại khá nhiều hiệu quả trong điều trị bệnh lý. Tuy nhiên, cả hai phương pháp này vẫn cần có những nghiên cứu chuyên sâu để giải thích rõ cơ chế điều trị của từng bệnh nhằm thu nhận được nhiều đồng thuận trong khoa học và thực tế điều trị. Khi áp dụng phương pháp điều trị về tế bào gốc và tế bào gốc trung mô cần được tham vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ chuyên khoa và nên thực hiện ở những địa chỉ uy tín nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn cho người bệnh.
Nguồn: pubmed.ncbi.nlm.nih.gov - unmc.edu
48
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
48
Bài viết hữu ích?