Tế bào gốc của cơ thể thường có hai đặc điểm chính là chúng phải có khả năng tự làm mới trong thời gian dài và tạo ra các dòng tế bào tương tự với nó hoặc tế bào chuyên biệt. Tế bào gốc còn được phân loại thành hai nhóm khác nhau, tế bào gốc phôi và tế bào gốc trưởng thành. Tế bào gốc phôi được lấy từ khối tế bào bên trong phôi nang, trong phôi động vật có vú. Tế bào gốc phôi là tế bào gốc đa năng, do đó chúng có khả năng tạo ra các tế bào mới cho cả 3 lớp trên da bao gồm: biểu bì, trung bì và hạ bì. Không giống như tế bào gốc phôi, tế bào gốc trưởng thành thường được tìm thấy trong các cơ quan hoặc các mô đã trưởng thành.
Các loại tế bào gốc tốt cho da cũng được phân loại là tế bào gốc trưởng thành. Gần đây, những tiến bộ đáng kể đã được thực hiện trong việc xác định các loại tế bào gốc da khác nhau với sự hỗ trợ của các công cụ phân tử. Các nhóm nhỏ của tế bào gốc da được liệt kê như dưới đây:
Vậy tế bào gốc nào dùng cho da và có thể giải quyết các vấn đề về da? Trong số tất cả các phân nhóm tế bào gốc da riêng biệt này, tế bào gốc biểu bì có mối tương quan sâu sắc nhất với việc sửa chữa mô và tái tạo da. Các báo cáo khoa học ủng hộ rằng tế bào gốc của lớp biểu bì rất hiếm, phân chia không thường xuyên và tạo ra các tế bào phân chia nhanh, tồn tại trong thời gian ngắn để thực hiện quá trình tái tạo lớp biểu bì.
Đối với tổn thương da, cả tế bào gốc biểu bì và tế bào gốc nang đều góp phần tái tạo biểu mô vết thương. Ở vết thương dày hoàn toàn, tế bào gốc biểu bì và tế bào tiền thân từ nang lông ban đầu di chuyển về phía vết thương. Tế bào gốc biểu bì đã được báo cáo là được kích hoạt lại để đáp ứng với tổn thương da và góp phần tái tạo da ở cấp độ tế bào. Bằng chứng lâm sàng sâu hơn cũng cho thấy rằng tế bào gốc biểu bì và tế bào gốc nang tham gia vào quá trình tái biểu mô vết thương bằng cách đánh giá khả năng chữa lành tiềm năng của các mảnh ghép nang da đầu tự thân được cấy ghép vào vết loét chân mãn tính. Vì thế việc chăm sóc da bằng tế bào gốc vẫn là vấn đề rất được quan tâm.
Ngày nay khoảng 50% vết thương ngoài da có tính nghiêm trọng đa số không đáp ứng với các phương pháp điều trị hiện tại, cho nên các vết thương mãn tính có thể được coi là một vấn đề ngày càng gia tăng. Chữa lành vết thương là một quá trình phức tạp đòi hỏi thành phần của các yếu tố tương đương với da tự nhiên và cũng là sự tương tác phối hợp ngoại bào, các yếu tố tăng trưởng, tế bào và protein nội sinh.
Ứng dụng ngoại sinh của tế bào gốc để chữa lành vết thương có thể được coi là một giải pháp đầy hứa hẹn vì khả năng tự làm mới và biệt hóa thành các mô khác nhau của chúng. Việc sử dụng tế bào gốc trong chữa lành vết thương có ý nghĩa lâm sàng, đặc biệt ở những vết thương khó lành, chẳng hạn như tổn thương do tiểu đường, chấn thương nặng, suy mạch máu, bỏng nặng và rộng và nhiều tình trạng khác.
Tế bào gốc trung mô đóng một vai trò quan trọng trong việc tái tạo vết thương, được gán cho chúng các yếu tố cận tiết có khả năng thúc đẩy cải thiện tình trạng chung của tổn thương mô nhất định hoặc phục hồi chấn thương ở nhiều mức độ khác nhau. Những tác dụng cận tiết này được mô tả là tác dụng điều hòa miễn dịch, chống apoptotic, tạo mạch, thu hút hóa học và chống xơ hóa, đồng thời hỗ trợ sự phát triển và biệt hóa tế bào gốc nội sinh. Sự hiện diện của tế bào gốc trung mô tại vị trí tổn thương sẽ định hướng quá trình tái tạo và do đó phục hồi chức năng sinh lý tự nhiên dẫn đến quá trình tái tạo thành công.
Mặc dù tủy xương là một trong những nguồn được sử dụng thường xuyên nhất để lấy tế bào gốc dùng trong liệu pháp tế bào để tái tạo vết thương, nhưng nhiều nguồn khác nhau đã được áp dụng thành công, bao gồm da, mô mỡ, màng xương, gân, cơ và các nguồn khác. Một nguồn gần đây đã trở thành mục tiêu nghiên cứu là việc sử dụng mô được chiết xuất từ nhau thai và dây rốn của con người. So sánh các tế bào gốc trung mô có nguồn gốc từ tủy xương với các tế bào có nguồn gốc từ nhau thai hoặc mô dây rốn cho thấy sự khác biệt tối thiểu về kiểu hình tế bào, sự biệt hóa và các đặc tính khác được gán cho chúng.
Tế bào gốc trung mô đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa từng giai đoạn của quá trình chữa lành vết thương. Trong giai đoạn viêm, chúng có thể phối hợp tác động của tình trạng viêm bằng cách kích thích các cytokine chống viêm, cũng như ức chế tác dụng có hại của các cytokine gây viêm. Khả năng thúc đẩy quá trình giảm viêm này đặc biệt quan trọng đối với việc điều trị vết thương mãn tính, trong đó mức độ viêm cao có thể ngăn cản quá trình tái tạo mô.
Ưu điểm của việc sử dụng tế bào gốc trung mô để chữa lành vết thương đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu lâm sàng và tiền lâm sàng khác nhau. Mặc dù hiện nay có nhiều sản phẩm để điều trị vết thương nặng nhưng các liệu pháp hiện tại vẫn chưa đủ trong nhiều trường hợp và tế bào gốc trung mô là một lựa chọn thay thế có tiềm năng để thúc đẩy quá trình tái tạo.
Nguồn: sciencedirect.com - ncbi.nlm.nih.gov
31
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
31
Bài viết hữu ích?