Zalo

Những dấu hiệu cần khám tiêu hóa

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Khi nào cần khám tiêu hóa có lẽ là thắc mắc của những bệnh nhân đang nghi ngờ sức khỏe bản thân. Tuy nhiên do thói quen không kiểm tra sức khỏe định kỳ nên nhiều bệnh nhân khó xác định dấu hiệu cần khám tiêu hóa. Sau đây là một số chia sẽ giúp làm rõ ai cần khám tiêu hóa.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Vũ Thế Khương - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

1. Nguyên nhân cần khám tiêu hóa

Bệnh lý đường tiêu hóa có thể gây ảnh hưởng nhiều cho sức khỏe, vì hệ tiêu hóa kéo dài từ miệng đến hậu môn. Do đó, khi có vấn đề hay mắc bệnh tiêu hóa các cơ quan đều sẽ gặp trục trặc khiến quá trình vận chuyển và trao đổi chất bị trì trệ. Một số trường hợp bệnh lý tiêu hóa không điều trị kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Khi nào cần khám tiêu hóa là thắc mắc của nhiều người
Khi nào cần khám tiêu hóa là thắc mắc của nhiều người

2. Các dấu hiệu cảnh báo cần đi khám tiêu hóa

Thực tế thì thời điểm khám tiêu hóa ở mỗi người không giống nhau. Bạn có thể nên chú ý tới một vài vấn đề sau để chủ động đi khám tiêu hóa:

  • Tiêu chảy không kiểm soát: tiêu chảy có lẽ là sự thay đổi dễ phát hiện nhất ở hệ tiêu hóa. Khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng chất thải và dinh dưỡng không được xử lý tốt sẽ dẫn đến tiêu chảy. Nguy hiểm hơn nếu không kiểm soát, tiêu chảy có thể trở thành căn bệnh mãn tính.
  • Táo bón: trái ngược với tiêu chảy táo bón khiến cho cơ thể mệt mỏi vì không thể đại tiện. Khi táo bón có thể gây ra viêm đường ruột, chướng bụng, đầy hơi và giảm nhu động ruột. Táo bón trong thời gian dài sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Do đó cần kiểm tra để điều trị sớm tránh gây mất phản xạ đại tiện.
  • Ợ nóng: ợ là một trong những biểu hiện trào ngược dạ dày. Khi thường xuyên ợ chua lượng axit sẽ ăn mòn các cơ quan hệ tiêu hóa gây ra tổn thương và để lại sẹo ở niêm mạc. Nếu không nhanh chóng kiểm soát tình trạng thực quản có thể đối diện với nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Đầy bụng: đầy bụng có thể do khó tiêu hoặc chướng khí. Tình trạng này hay xảy ra khi hệ tiêu hóa hoạt động không tốt khiến tắc nghẽn làm không khí bị giữ lại trong cơ thể.
  • Đau bụng: vùng bụng là tổ chức các cơ quan nội tạng đóng vai trò hấp thụ dinh dưỡng và lọc bỏ chất thải. Khi đau bụng kéo dài có thể do viêm loét dạ dày hoặc một trong số các cơ quan tại ổ bụng đang bị chèn ép gây tổn thương. Thông thường đau bụng có thể xác định bệnh lý gan, sỏi, viêm tụy, táo bón…
Đau bụng là một trong các dấu hiệu cần khám tiêu hóa ngay
Đau bụng là một trong các dấu hiệu cần khám tiêu hóa ngay
  • Đi ngoài ra máu hay chảy máu trực tràng: trĩ là một trong những tình trạng gây chảy máu hậu môn. Nguyên nhân chính gây ra trĩ là táo bón. Một số trường hợp do tiêu chảy và thói quen sinh hoạt kém lành mạnh cũng dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trĩ. Nếu tình trạng không được điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho hệ tiêu hóa.

3. Ai cần khám tiêu hóa?

Như ở trên đã đề cập, khám tiêu hóa nên thực hiện định kỳ. Độ tuổi khám tiêu hóa gần như không có giới hạn vì hầu hết mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh. Ngoại trừ những biểu hiện khó chịu ở trên, một số bệnh nhân suy giảm chức năng gan thận hay mắc các bệnh nền khác cũng có thể được yêu cầu khám tiêu hóa để đánh giá tổng thể sức khỏe. Có 6 dấu hiệu cần khám tiêu hóa đã nêu: tiêu chảy, táo bón, ợ nóng, đầy hơi, đau bụng và đi ngoài ra máu. Ngoài ra các bệnh nhân tuy không có biểu hiện bệnh đường tiêu hóa nhưng gặp tình trạng thừa cân béo phì hay rối loạn chuyển hóa cũng nên kiểm tra chức năng hệ tiêu hóa để loại từ và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Khám tiêu hóa là một thủ thuật phức tạp cần thực hiện bởi bác sĩ có đủ kinh nghiệm chuyên môn. Do đó để phòng tránh bệnh đường tiêu hóa mỗi người nên chủ động phát hiện khi nào cần khám tiêu hóa, đồng thời thường xuyên làm các kiểm tra tổng thể để phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh đường tiêu hóa.

Nguồn: houstonmethodist.org; my.clevelandclinic.org.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Vũ Thế Khương

BS.Vũ Thế Khương

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Làm thế nào để phục hồi sau phẫu thuật trĩ

Làm thế nào để phục hồi sau phẫu thuật trĩ

Cập nhật điều trị ngoại khoa bệnh trào ngược dạ dày - thực quản

Cập nhật điều trị ngoại khoa bệnh trào ngược dạ dày - thực quản

Uống sắt có bị táo bón không? Vì sao?

Uống sắt có bị táo bón không? Vì sao?

Dấu hiệu tiêu hóa tốt có ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?

Dấu hiệu tiêu hóa tốt có ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?

Zofran có thể giúp chữa bệnh cúm dạ dày?

Zofran có thể giúp chữa bệnh cúm dạ dày?

835

Bài viết hữu ích?