Hiện nay, xét nghiệm đánh giá tình trạng đông máu phổ biến nhất là xét nghiệm APTT và xét nghiệm PT. Vậy xét nghiệm APTT là gì? APTT là xét nghiệm đông máu nhằm con đường đông máu nội sinh và con đường chung. Theo các chuyên gia, việc phân chia quá trình đông máu thành ngoại sinh, nội sinh và con đường chung ít có giá trị trong in vivo, tuy nhiên vẫn có vai trò quan trọng khi diễn giải kết quả xét nghiệm.
APTT là viết tắt của Activated Partial Thromboplastin Time. Thuật ngữ Thromboplastin trong xét nghiệm APTT dùng để thể hiện quá trình hình thành phức hợp từ nhiều yếu tố khác nhau trong huyết tương với chức năng chuyển đổi Prothrombin thành Thrombin và từ đó tiến đến hình thành cục máu đông. Thuật ngữ “Activated Partial Thromboplastin Time” xuất phát từ dạng ban đầu của xét nghiệm APTT (giới thiệu lần đầu năm 1953), trong đó chỉ có nồng độ phospholipid được kiểm soát và tên gọi “Partial Thromboplastin” được dùng trong lúc chuẩn bị phospholipid. Partial Thromboplastin có thể gia tốc cục máu đông nhưng không thể điều chỉnh thời gian đông máu kéo dài ở huyết tương bệnh nhân rối loạn đông máu. Về bản chất, thuật ngữ “partial” cho thấy chỉ có sự hiện diện của Phospholipid mà không có yếu tố mô (gọi là TF). Xét nghiệm APTT còn được biết đến với những cách gọi khác như:
Trong lịch sử, Kaolin được sử dụng như một chất hoạt hóa bề mặt khi gắn trực tiếp với yếu tố đông máu XII và hoạt hóa trên bề mặt để chuyển thành XIIa. Yếu tố XIIa hoạt hóa yếu tố XI thành XIa, tuy nhiên khi thiếu Calcium thì quá trình hoạt hóa những yếu tố kế tiếp sẽ không xảy ra. Kaolin hiếm khi được sử dụng khi xét nghiệm APTT được tiến hành tự động vì khả năng cản quang gây khó khăn cho việc xác định điểm cuối bằng quang học. Những chất hoạt hóa phổ biến hay được sử dụng trong các hệ thống xét nghiệm tự động bao gồm Silica và Ellagic acid ở kích thước micro. Cephalin là một chất thay thế phospholipid, cụ thể thay cho phospholipid tiểu cầu trong xét nghiệm APTT.
Lưu ý: xét nghiệm APTT sử dụng huyết tương nghèo tiểu cầu, do đó phải bổ sung phospholipid để quá trình đông máu có thể xảy ra. Để thực hiện xét nghiệm APTT, mẫu bệnh phẩm là huyết tương nghèo tiểu cầu (PPP) được ủ ở 37 độ C, sau đó thêm Cephalin và chất hoạt hóa tiếp xúc (như Kaolin, Silica hoặc Ellagic acid micro hóa), tiếp theo sau là calcium (lưu ý tất cả các chất thêm vào đều được làm ấm trước ở 37 độ C). Khi calcium được thêm vào sẽ khởi động quá trình đông máu. APTT là thời gian tính từ lúc cho Calcium vào đến khi cục máu đông hình thành. Hiện nay hầu hết LABO đều thực hiện xét nghiệm APTT bằng phương pháp tự động, việc xác định điểm cuối dựa vào mức ánh sáng đi qua ở một ngưỡng nhất định.
APTT xét nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá khả năng đông máu trước khi phẫu thuật hoặc khi cần hỗ trợ cầm máu. Chỉ số xét nghiệm APTT sẽ cho biết chính xác khả năng cầm máu của bệnh nhân có tốt hay không, có gặp bất thường gì và từ đó tìm ra biện pháp khắc phục. Với hầu hết các xét nghiệm đông máu, trong đó bao gồm xét nghiệm APTT, bác sĩ sẽ xem xét kết quả và kết hợp với các thông tin khác như triệu chứng lâm sàng, tiền sử gia đình và bản thân người bệnh… để đưa ra quyết định chẩn đoán về các bất thường liên quan đến đông máu. Tương ứng với các giai đoạn của quá trình đông máu, các xét nghiệm sẽ bao gồm nhiều xét nghiệm nhỏ tương ứng, trong đó có xét nghiệm APTT. Hiện nay, sự phát triển của y học và sự xuất hiện của các máy xét nghiệm hiện đại nên xét nghiệm APTT đa phần thực hiện theo phương pháp tự động với độ chính xác rất cao. Theo các chuyên gia, xét nghiệm APTT được chỉ định trong những trường hợp sau:
Xét nghiệm APTT thường được bác sĩ chỉ định đồng thời với các xét nghiệm khác để theo dõi tình trạng đông máu, đặc biệt là xét nghiệm thời gian Prothrombin (đánh giá con đường đông máu ngoại sinh và con đường chung).
Giá trị bình thường của xét nghiệm APTT là 25-35 giây, có thể thay đổi tùy theo độ tuổi, đối tượng, thuốc đang sử dụng và phương pháp xét nghiệm của từng LABO. Kết quả xét nghiệm APTT còn được biểu thị bằng tỷ lệ bệnh/chứng rAPTT (APTT bệnh/APTT chứng), bình thường trong khoảng 0.85-1.2. Xét nghiệm APTT kéo dài nghĩa là khi hơn 8 giây so với bình thường hoặc rAPTT > 1.2. Chỉ số xét nghiệm APTT kéo dài có thể do những nguyên nhân sau:
Ngược lại, xét nghiệm APTT rút ngắn có thể do:
Đa phần khi chỉ số xét nghiệm APTT bình thường cho thấy chức năng đông máu bình thường, tuy nhiên vẫn có số ít bệnh nhân thiếu hụt các yếu tố đông máu đơn lẻ ở mức độ nhẹ đến trung bình (giảm ít hơn 30-40%) có chỉ số xét nghiệm APTT bình thường. Bên cạnh đó, xét nghiệm APTT đa phần thực hiện đồng thời với xét nghiệm PT nhằm đánh giá toàn diện các bất thường đông máu với kết quả như sau:
Mẫu bệnh phẩm:
Phương tiện, hóa chất, kỹ thuật:
Tóm lại, APTT xét nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá khả năng đông máu trước khi phẫu thuật hoặc khi cần hỗ trợ cầm máu. Chỉ số xét nghiệm APTT sẽ cho biết chính xác khả năng cầm máu của bệnh nhân có tốt hay không, có gặp bất thường gì và từ đó tìm ra biện pháp khắc phục. Xét nghiệm máu cũng là một xét nghiệm thường quy được bác sĩ chỉ định trong mỗi lần thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để đánh giá tổng trạng cơ thể. Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe thì nên đăng ký xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để có những tư vấn tốt nhất về tình trạng sức khỏe và hướng xử lý phù hợp cho bạn.
1080
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
1080
Bài viết hữu ích?