Zalo

Lượng carb trong khoai tây là bao nhiêu?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Lượng carb trong khoai tây được đánh giá là khá cao có nguy cơ gây thừa cân béo phì. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng trong khoai tây lại không thể bị phủ nhận. Hãy cùng tìm hiểu lượng carb trong khoai tây để đánh giá hàm lượng tinh bột trong khoai tây và cân đối dinh dưỡng với các nguồn thực phẩm khác.

1. Lượng carb trong khoai tây là bao nhiêu?

Khoai tây là 1 loại củ thuộc nhóm lương thực có thể sử dụng trong nhiều khẩu phần ăn khác nhau. Theo đánh giá, hàm lượng dinh dưỡng trong khoai tây, tinh bột và và lượng carb trong khoai tây chiếm lượng lớn giúp người dùng mau no. Ngoài ra, khoai tây còn chứa chất xơ và nhiều vi chất có lợi.

Lượng carb trong khoai tây chiếm tỉ lệ lớn so với nhiều thực phẩm khác nên chỉ số đường huyết trong khoai tây sống khá cao. Khi chế biến khoai tây, cách thực hiện có thể khiến chỉ số Gl tiếp tục tăng do đó khoai tây dễ gây tình trạng tăng đường huyết và dư thừa tinh bột với cơ thể.

lượng carb trong khoai tây
Lượng carb trong khoai tây chiếm tỉ lệ lớn so với nhiều thực phẩm khác nên chỉ số đường huyết trong khoai tây sống khá cao 

Trong một củ khoai tây cỡ vừa có thể chứa 30% là tinh bột dẫn đến tăng đường huyết sau khi sử dụng. Lượng carb trong khoai tây có thể tính toán trong nghiên cứu hoặc đo chỉ số đường huyết trước vào sau khi ăn. Thông thường, cơ thể hấp thụ 1 gam carb đường huyết sẽ tăng khoảng 3 mg/ dl. Như vậy một củ khoai thông thường có thể tăng đến 100 mg/ dl thì lượng carb trong khoai tây có thể xác định trong khoảng 30 - 33 g.

2. Lượng carb trong khoai tây có tốt với cơ thể

Lượng carb trong khoai tây được đo theo thành phần và sự gia tăng chỉ số đường huyết để có sự thống nhất về kết quả. Theo đó, khoai tây là thực phẩm giàu carb có thể mang lại lợi ích cũng có thể gây hại cho người sử dụng. Khi carb trong khoai tây được cơ thể hấp thụ sẽ chia ra thành 3 nhóm dinh dưỡng chính là đường, tinh bột và chất xơ. Việc giảm cân nhờ giảm carb trở nên khó khăn với những món ăn từ khoai tây do lượng carb trong khoai tây khá lớn khiến khẩu phần ăn low carb giảm hiệu quả.

Về góc nhìn y học, carb không hoàn toàn gây tăng cân mà còn hỗ trợ thúc đẩy trao đổi chất hạn chế tăng cân nếu sử dụng đúng loại. Trong thành phần của carb đường và tinh bột là những tác nhân xấu. Tuy nhiên, nếu thành phần chất xơ chiếm tỉ lệ lớn thì vấn đề lại thay đổi. Chất xơ giúp kích thích tiêu hóa tăng cường trao đổi chất đồng thời giảm đường huyết nên rất có lợi cho cơ thể. 

Do vậy, khoai tây chứa nhiều chất xơ tốt cho cơ thể và đặc biệt không gây ra béo phì hay bệnh tim mạch. Tuy nhiên lượng carb trong khoai tây luôn biến đổi và chịu ảnh hưởng bởi môi trường và cách chế biến nên cần chú ý hạn chế món chiên rán nhiều dầu hay các phương pháp chế biến ngọt để tránh biến khoai tây thành thực phẩm gây béo phì.

3. Ăn khoai tây nhiều có béo không?

Lượng carb trong khoai tây khá lớn, có thể giúp cơ thể duy trì năng lượng không thua kém với ăn cơm. Do đó, ăn khoai tây nhiều sẽ tăng nguy cơ thừa cân béo phì. Đặc biệt là các món chiên nướng từ khoai tây có nguy cơ cao gây béo phì. Do đó nên chọn cách luộc hoặc hấp để hạn chế tinh bột trong khoai tây khi dùng.

lượng carb trong khoai tây
Lượng carb trong khoai tây khá lớn, có thể giúp cơ thể duy trì năng lượng không thua kém với ăn cơm 

Với khoai tây có thể nghiền nhỏ cùng rau củ. Các loại rau củ giàu chất xơ sẽ giúp phân giải carb thành dinh dưỡng cho lợi khuẩn và thúc đẩy chuyển hóa giảm nguy cơ tích mỡ béo phì cho cơ thể hiệu quả hơn. Với người khỏe mạnh khoai tây đã gây béo nếu ăn nhiều thì bệnh nhân tiểu đường nên chú ý hạn chế dùng khoai tây trong các bữa ăn để tránh tăng cân và tăng đường huyết. 

4. Sự ảnh hưởng của lượng carb trong khoai tây với chỉ số đường huyết

Sau khi ăn khoai tây, đường huyết có thẻ tăng lên nhanh chóng. Mối liên hệ về lượng khoai tây sử dụng và chỉ số đường huyết đã được phân tích nghiên cứu cho thấy thời gian sau khi dùng cơ thể có xu hướng tăng cao đường huyết. DO vậy khoai tây không nên ăn quá nhiều một lần và tránh ăn thường xuyên để hạn chế tình trạng tăng đường huyết.

Một nghiên cứu dinh dưỡng ở Hoa Kỳ cho hay, người dân thường tiêu thụ khoai tây khá nhiều. Trong cuộc đời mỗi người, lượng khoai tây nạp vào cơ thể chiếm đến 30% nhu cầu rau củ quả. Tuy nhiên vỏ khoai tây là nơi chứa nhiều chất xơ thì thường bị loại bỏ dẫn đến khoai tây trở thành thực phẩm nhiều tinh bột gây tăng cân. Không dừng lại ở đó khoai tây có chứa chỉ số đường huyết cao và thường nằm trong các món chiên rán của trẻ nhỏ khiến số lượng trẻ em tăng cân béo phì mắc bệnh đường huyết ngày một tăng.

Lượng carb trong khoai tây tuy được công nhận là tốt cho cơ thể nhưng khi sử dụng chúng lại nhanh chóng thẩm thấu vào thành mạch khiến đường huyết tăng cao gây ra những căn bệnh nguy hiểm. Một cốc khoai tây chiên có thể mang ảnh hưởng không kém một ly nước ngọt có ga. 

Với chỉ số đường huyết cao, hàm lượng tinh bột trong khoai tây dồi dào, thực phẩm này sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu sử dụng thường xuyên. Đặc biệt là phụ nữ nên chú ý hạn chế chiến nướng hay dùng khoai tây ăn liền để phòng béo phì.

5. Cách tính lượng carb trong khoai tây cụ thể

Với mỗi giống khoai và từng trọng lượng thì lượng carb trong khoai tây luôn có sự thay đổi. Người sử dụng nên tham khảo phương pháp tính hàng lượng tinh bột trong khoai tây để cân nhắc sử dụng phù hợp với cơ thể nhất.

Ngoài phương pháp phân tích định lượng trong phòng thí nghiệm thì các thang đo carb và sự thay đổi đường huyết cũng có thể sử dụng để đánh giá lượng carb trong khoai tây một cách chính xác.

Lượng carb trong khoai tây có thể chiếm 50- 70% lượng carb sử dụng vì trong thực đơn vẫn còn các thực phẩm bổ sung carb khác. Mỗi người nên xác định nhu cầu dùng khoai tây để có thể cân nhắc trọng lượng khoai dùng trong bữa ăn. Một chiếc máy kiểm tra đường huyết sẽ có thể dùng trước bữa ăn để đo lường. 

Không riêng khoai tây mà hầu hết thực phẩm chứa carb đều có thể ứng dụng để đánh giá. Hãy dùng một lượng khoai tây nhỏ được cân bằng chiếc cân thực phẩm có độ chính xác đến miligam giúp xác định đúng trọng lượng thực phẩm sử dụng. Kết quả trọng lượng thực phẩm và chỉ số đường huyết trước khi ăn sẽ là cơ sở đánh giá hàm lượng calo trong khoai tây chiên và các cách chế biến khoai tây khác nhau ra sao.

Sau khi sử dụng lượng khoai tây đã chuẩn bị hãy tiến hành đo đường huyết lại. Chỉ số đường huyết sau khi ăn thường có xu hướng tăng vì thực phẩm đang được hấp thụ. Khi xác định mức đường huyết đối đa có thể tính lượng đường huyết tăng và ước chừng lượng carb trong khoai tây với tỉ lệ 1 g carb tương đương 3 - 4 mg/ dl.

Hàm lượng dinh dưỡng trong khoai tây khá phù hợp với sức khỏe cơ thể người khỏe mạnh. Tuy nhiên lượng carb trong khoai tây cao nên không phù hợp cho người béo phì hay bệnh nhân tiểu đường. Do đó mỗi người nên kiểm tra để xác định nhu cầu dinh dưỡng tránh ăn quá nhiều khoai tây gây béo phì thừa cân.

Đặc biệt, nếu bạn đang thực hiện các chế độ ăn kiêng lành mạnh để giúp giảm cân thì có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng để đạt được hiệu quả nhanh và bền vững hơn. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, liệu pháp tiêu hao năng lượng sẽ giúp bạn đào thải mỡ tới cấp độ tế bào và giảm cân hiệu quả mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Các cách giảm cân cấp tốc không dùng thuốc

Các cách giảm cân cấp tốc không dùng thuốc

Những khó khăn khi giảm cân phổ biến nhất

Những khó khăn khi giảm cân phổ biến nhất

Các bài tập giảm vòng bụng cho nam giới hiệu quả nhất

Các bài tập giảm vòng bụng cho nam giới hiệu quả nhất

19

Bài viết hữu ích?