Zalo

Làm sao để ngủ dậy không mệt mỏi, nhanh tỉnh táo?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng nếu không ngủ đủ giấc. Nó cũng có thể liên quan đến sức khỏe tinh thần hoặc thể chất của bạn. Vậy bạn phải làm sao để ngủ dậy không mệt mỏi, nhanh tỉnh táo? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Vì sao ngủ dậy bạn lờ đờ mãi, nhất là ngủ trưa?

Trong cuộc sống, có khá nhiều người cảm thấy mệt mỏi, lờ đờ, thiếu tỉnh táo sau khi mới ngủ dậy. Bạn có thể cảm thấy muốn tiếp tục giấc ngủ của mình hoặc không đủ tinh thần để thức dậy. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn ngủ dậy cảm thấy mệt mỏi như:

  • Chất lượng giấc ngủ kém. Khi bạn trằn trọc, khó vào giấc ngủ hoặc ngủ thường hay mơ mộng, nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Khi bạn ngủ không ngon, cơ thể và tinh thần sẽ uể oải, mệt mỏi
  • Ngủ không đủ giấc. Việc thức khuya ngủ muộn và ngủ không đủ giấc cũng khiến bạn ngủ dậy cảm thấy mệt mỏi. Theo đó, cơ thể cần được nghỉ ngơi và phục hồi sau những giờ làm việc và học tập căng thẳng mệt mỏi. Khi ngủ không đủ giấc hoặc ngủ quá muộn sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải.
làm sao để ngủ dậy không mệt mỏi
Cơ thể cần được nghỉ ngơi và phục hồi sau những giờ làm việc và học tập căng thẳng mệt mỏi 
  • Dùng caffein hoặc các chất kích thích. Việc dùng caffein sẽ giúp cơ thể tỉnh táo trong thời gian ngắn, nhưng nếu chúng ta uống đồ uống chứa caffein vào buổi tối sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Điều này sẽ dẫn đến bạn ngủ dậy cảm thấy mệt mỏi.
  • Căng thẳng mệt mỏi kéo dài cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng giấc ngủ, khiến bạn cảm thấy uể oải mệt mỏi sau khi ngủ dậy.
  • Do tuổi tác. Càng lớn tuổi, chất lượng giấc ngủ của bạn càng kém đi, có thể do sự suy giảm chức năng hoạt động của một số cơ quan, do một số bệnh lý của cơ thể như đau nhức cơ xương khớp, bệnh lý hô hấp, bệnh thần kinh..
  • Do một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi sau khi ngủ dậy.
  • Tình trạng sức khỏe tâm thần của bạn có vấn đề. Khi cơ thể bạn không được khoẻ, sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
  • Tình trạng lờ đờ, mệt mỏi sau khi ngủ trưa xảy ra khi bạn ngủ nhiều về buổi trưa. Một giấc ngủ tiêu chuẩn của một ngày là ngủ đủ 7- 8 tiếng vào ban đêm, và ngủ 30 phút - 1 tiếng vào buổi trưa. Một giấc ngủ trưa đúng chuẩn và khoa học sẽ giúp bạn tỉnh táo, có tinh thần để tiếp tục công việc buổi chiều. Khi bạn ngủ quá nhiều, sẽ gây tình trạng mệt mỏi, lừ đừ sau khi ngủ dậy.

2. Làm sao để ngủ dậy không mệt mỏi?

Việc mệt mỏi sau khi ngủ dậy chủ yếu là do cơ thể căng thẳng mệt mỏi, chất lượng giấc ngủ kém hoặc tình trạng sức khoẻ của bạn không tốt. Vậy để ngủ dậy không mệt mỏi bạn cần thực hiện những điều sau đây:

2.1. Chuẩn bị để có giấc ngủ ngon và nâng cao chất lượng giấc ngủ

  • Không ngủ quá muộn. Việc hạn chế thức khuya và đi ngủ sớm sẽ giúp cho đầu óc bạn được nghỉ ngơi sau thời gian làm việc căng thẳng mệt mỏi. Chúng ta nên đi ngủ trước 10 giờ, càng thức khuya cơ thể càng mệt mỏi, thiếu năng lượng. Nó cũng gây ảnh hưởng đến trí nhớ, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, miễn dịch và nhiều cơ quan khác của cơ thể.
  • Không sử dụng cà phê, nước tăng lực, rượu vang, socola… gần giờ đi ngủ. Những chất này sẽ khiến đầu óc tỉnh táo, bạn sẽ khó đi vào giấc ngủ và khi ngủ dậy sẽ cảm thấy mệt mỏi.
  • Thư giãn đầu óc trước khi đi ngủ bằng việc nghe nhạc thư giãn, tắm nước nóng…
  • Duy trì thói quen đi ngủ sớm và đúng giờ. Khi ngủ, xung quanh cần yên tĩnh và hạn chế ánh sáng.
  • Tránh đặt báo thức quá nhiều lần. Hãy đặt 1 - 2 lần chuông báo thức và cố gắng dậy thật nhanh khi báo thức kêu. Khi thức dậy, hãy cố gắng xuống giường và vệ sinh cá nhân để giúp tinh thần tỉnh táo.

2.2. Sau khi thức dậy

Sau khi thức dậy, bạn cần làm một số điều sau đây để nâng cao sự tỉnh táo, giảm mệt mỏi, uể oải cho cơ thể:

  • Uống nước sau khi ngủ dậy và uống đủ nước cho cả ngày. Một ly nước ấm sau khi ngủ dậy và trước ăn sáng sẽ có ích cho hệ tiêu hoá của bạn. Mệt mỏi đôi khi cũng là triệu chứng của mất nước, vì vậy, việc bạn cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể giúp cải thiện sự tỉnh táo, giảm mệt mỏi.
  • Tập thể dục. Tập thể dục vào buổi sáng là một trong những cách tốt nhất để bắt đầu ngày mới của bạn. Nó cải thiện tâm trạng của bạn, thúc đẩy sự tỉnh táo và tập trung, đồng thời giúp bạn ngủ ngon hơn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập thể dục ở mức độ vừa phải đến mạnh vào buổi sáng sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, ngay cả những hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, giãn cơ đều đã được chứng minh là có lợi đối với cơ thể. Việc tập thể dục sẽ giúp tăng năng lượng, nâng cao sức đề kháng và tinh thần cho bạn.
  • Tắm vào buổi sáng. Việc tắm vào buổi sáng sẽ giúp mạch máu giãn nở tốt, tăng cường máu lưu thông khắp cơ thể kể cả vùng đầu của bạn. Từ đó, nó sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn và sảng khoái hơn sau khi ngủ dậy.
  • Tăng lượng ánh sáng vào phòng sau khi ngủ dậy. Ánh sáng mặt trời làm tăng mức serotonin trong cơ thể bạn, giúp cải thiện giấc ngủ, do đó làm tăng năng lượng ban ngày, giúp bạn đỡ mệt mỏi, uể oải.
  • Uống caffein ở mức độ vừa phải vào buổi sáng. Caffein đã được chứng minh là có một số lợi ích cho sức khỏe nếu bạn uống với một lượng vừa phải mỗi ngày. Nó cũng sẽ giúp bạn tỉnh táo vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

3. Các điểm cần lưu ý để ngủ dậy không mệt mỏi, thêm tỉnh táo

Làm sao để ngủ dậy không mệt mỏi, cơ thể tỉnh táo và đầy năng lượng? Để tránh tình trạng mệt mỏi sau khi ngủ dậy, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Duy trì thời gian đi ngủ và thức dậy nhất quán. Tránh thức khuya, dậy muộn.
  • Tạo một môi trường ngủ tối và mát mẻ.
  • Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính.. trước khi đi ngủ.
  • Tránh chất caffeine, rượu trước khi đi ngủ.
  • Thư giãn trước khi đi ngủ như nghe nhạc, đọc sách hoặc tắm nước ấm.
  • Cân nhắc sử dụng đồng hồ báo thức có đèn đánh thức để đồng bộ với chu kỳ giấc ngủ của bạn để bạn không bị đánh thức sau giấc ngủ sâu.
  • Để đồng hồ báo thức đối diện với giường của bạn để bạn phải cố gắng thức dậy và tắt nó đi.
  • Cố gắng tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vào buổi sáng ngay cả khi trời nhiều mây.
  • Tập thở sâu, giãn cơ hoặc tập yoga ngay sau khi thức dậy.
  • Để một chai nước cạnh giường để bạn có thể bổ sung nước ngay khi thức dậy.
  • Hãy tạo cho mình một động lực. Một số người đã thành công khi thức dậy nhanh chóng và dễ dàng khi họ biết rằng họ có thời gian buổi sáng dành riêng cho những việc yêu thích của mình. Cho dù bạn thích sách, trò chơi điện tử, tập thể dục, đan lát hay thậm chí xem chương trình trò chuyện buổi sáng, việc bắt đầu ngày mới với điều bạn yêu thích sẽ mang lại cho bạn động lực để thức dậy.

Hiện nay, với áp lực công việc và cuộc sống cũng như chất lượng giấc ngủ kém đi khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi sau khi ngủ dậy. Để phòng tránh được tình trạng mệt mỏi này, bạn cần nâng cao chất lượng giấc ngủ và duy trì nó, cố gắng thực hiện một số việc sau khi ngủ dậy có thể làm cơ thể bạn tỉnh táo hơn như tắm sáng, tập thể dục, uống đủ nước… Ngoài ra, việc giảm bớt căng thẳng mệt mỏi cho cơ thể cũng sẽ giúp đầu óc bạn tỉnh táo và sảng khoái hơn sau khi ngủ dậy.

làm sao để ngủ dậy không mệt mỏi
Việc giảm bớt căng thẳng mệt mỏi cho cơ thể cũng sẽ giúp đầu óc bạn tỉnh táo 

Tài liệu tham khảo: healthline.com, sleep.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Trần Thị Thuý Hiếu xem thêm bài viết cùng tác giả

24

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Hướng dẫn cách day, cách bấm huyệt chữa mất ngủ

Hướng dẫn cách day, cách bấm huyệt chữa mất ngủ

Vì sao mất ngủ kéo dài gây suy giảm trí nhớ?

Vì sao mất ngủ kéo dài gây suy giảm trí nhớ?

Các cách giảm mệt mỏi khi làm việc quá sức

Các cách giảm mệt mỏi khi làm việc quá sức

Hay bị chán ăn mệt mỏi sụt cân là bệnh gì?

Hay bị chán ăn mệt mỏi sụt cân là bệnh gì?

Giảm tác dụng phụ sau khi uống thuốc trầm cảm gây mệt mỏi

Giảm tác dụng phụ sau khi uống thuốc trầm cảm gây mệt mỏi

24

Bài viết hữu ích?