Zalo

Kỹ thuật siêu âm khớp gối cho biết điều gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trong cuộc sống, việc vận động, chơi thể thao hay sinh hoạt đều có nguy cơ xảy ra các chấn thương cho vùng đầu gối. Khi bạn chưa rõ rằng mình gặp bất thường gì ở đầu gối thì kỹ thuật siêu âm khớp gối là 1 trong các phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh nhanh và chính xác. Vậy ngoài việc phát hiện các chấn thương thì vai trò của siêu âm khớp gối là gì, xin mời bạn đọc đến với bà chia sẻ thông tin ngay dưới đây.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Vũ Thế Khương - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

1. Siêu âm khớp gối là gì?

Kỹ thuật siêu âm khớp gối là một trong các phương pháp chẩn đoán hình ảnh dùng sóng âm có tần số từ 7-18 MHz để quét và tạo ra hình ảnh chi tiết bên trong khớp gối. Đây là một kỹ thuật an toàn và không xâm lấn, được sử dụng để chẩn đoán các vấn đề khác nhau liên quan đến hệ thống cơ xương khớp gối, đặc biệt quan trọng với những ai bị thoái hóa khớp gối hoặc đau khớp gối, chấn thương khớp gối khi chơi thể thao, tập thể dục.

Sử dụng kỹ thuật siêu âm khớp gối là một phần của quá trình khám lâm sàng, cho phép các bác sĩ quan sát các thành phần như cơ, xương, sụn, gân, dây chằng và khoang khớp gối, cũng như hiểu được sự tương tác chuyển động của hệ thống cơ xương khớp và các cấu trúc mô mềm xung quanh. Hiện nay, tại các cơ sở y tế hay phòng khám đa khoa có đầy đủ thiết bị vật tư và thẩm quyền có thể thực hiện kỹ thuật siêu âm khớp gối hay siêu âm cơ xương khớp, giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng khớp gối, các cơ quanh quanh vùng gối và sớm phát hiện các bất thường.

Sử dụng kỹ thuật siêu âm khớp gối là một phần của quá trình khám lâm sàng 

2. Siêu âm khớp gối để làm gì và khi nào nên thực hiện?

Thông thường, người bị chấn thương khớp gối sẽ thường được bác sĩ chỉ định ưu tiên thực hiện kỹ thuật siêu âm cơ xương khớp. Tuy nhiên, trong cuộc sống thường ngày, các tai nạn sinh hoạt hay khi ở độ tuổi trung niên, cao tuổi, khớp gối bị lão hóa vẫn có thể gây ra các chấn thương ở vùng này. Để kiểm tra các bất thường, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra để được thực hiện phương pháp, kỹ thuật siêu âm khớp gối.

  • Đau gối khi thời tiết thay đổi hoặc khi trời đổi gió.
  • Khó khăn trong việc đi lại do đau gối.
  • Nghe thấy tiếng nổ, tiếng lạo xạo hoặc tiếng kêu cót két ở khớp gối.
  • Đau khi duỗi hoặc gập chân ở đầu gối, không thể hoàn toàn gập hoặc duỗi thẳng.
  • Khớp gối có dấu hiệu sưng, cứng, đỏ, có vết bầm tím hoặc ấm khi chạm vào đầu gối.

Đối với những tình huống khẩn cấp, bạn nên đến bệnh viện gần nhất khi gặp các dấu hiệu sau:

  • Một biến dạng rõ ràng ở chân hoặc vùng đầu gối.
  • Không thể đi lại vì, đi lại thì khớp gối trở nên đau nhức.
  • Sưng đỏ rõ rệt, đau nhói và có kèm theo dấu hiệu sốt.
  • Đau đầu gối nghiêm trọng có yếu tố chấn thương hoặc tai nạn.

3. Vai trò của siêu âm khớp gối trong chẩn đoán và điều trị

Kỹ thuật siêu âm khớp gối có nhiều ý nghĩa trong việc chẩn đoán các bất thường ở vùng khớp gối, giúp hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng khớp gối của người bệnh. Hơn nữa, đây là kỹ thuật không xâm lấn và được thực hiện khá nhanh chóng, không mất quá nhiều thời gian của người bệnh. 

3.1. Kỹ thuật siêu âm khớp gối đóng vai trò như thế nào?

Kỹ thuật siêu âm khớp gối đóng vai trò quan trọng trong phát hiện các bất thường ở khớp gối của người bệnh, bao gồm bất thường ở sụn khớp, bao hoạt dịch, khe khớp hay gai xương. Siêu âm khớp gối để làm gì, với các bất thường kể trên thì kỹ thuật siêu âm khớp gối giúp các bác sĩ đánh giá được các mục sau: 

  • Đánh giá sụn khớp: Sử dụng kỹ thuật siêu âm khớp gối để phát hiện các bất thường về độ dày mỏng của sụn khớp. Phương pháp này cho phép đánh giá bề mặt sụn khớp và xác định độ dày mỏng hoặc sự không đồng đều của sụn khớp gối ở các vị trí khác nhau.
  • Phát hiện dịch khớp: Siêu âm khớp gối cũng là một trong các kỹ thuật siêu âm cơ xương khớp giúp phát hiện dịch khớp bất thường được nhận biết như các vùng trống âm. Điều này cho phép bác sĩ siêu âm phát hiện và đánh giá tình trạng tổn thương và việc có tràn dịch trong khớp gối của bệnh nhân.
  • Phát hiện hẹp khe khớp và gai xương: Kỹ thuật siêu âm khớp gối có thể phát hiện các bất thường liên quan đến thoái hóa khớp gối như hẹp khe khớp và gai xương. Trong một số trường hợp, siêu âm có thể kết hợp với chụp X-quang để đạt hiệu quả chẩn đoán tốt hơn.
  • Phát hiện bất thường ở màng hoạt dịch: Kỹ thuật siêu âm khớp gối có khả năng phát hiện các vấn đề như dị vật trong khớp gối, hình ảnh thoát vị màng hoạt dịch và bướu Baker (góc chân sưng).
  • Ngoài việc đánh giá các cấu trúc trong khớp gối, siêu âm cơ xương khớp còn có thể đánh giá các tổn thương mềm khác như các điểm nút gân, dây chằng, sụn chêm...

3.2. Siêu âm khớp gối phát hiện bệnh gì?

Một trong những vai trò của siêu âm khớp gối đó chính là phát hiện ra các bất thường, hay rõ hơn là kỹ thuật siêu âm khớp gối giúp phát hiện các bệnh lý liên quan đến khớp gối và các cơ quan xung quanh, từ đó giúp các bác sĩ đưa ra chỉ định điều trị phù hợp cho người bệnh.

  • Thoái hóa khớp gối: Hẹp khe khớp và gai xương thường là những tổn thương phổ biến trong trường hợp thoái hóa khớp gối.
  • Tổn thương gân cơ tứ đầu đùi: Bao gồm việc rách hoặc viêm các gân cơ tứ đầu đùi, có thể xảy ra do chấn thương hoặc sự cường độ hoạt động quá mức.
  • Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Bệnh lý này là sự viêm nhiễm hoặc viêm mô của bao hoạt dịch bao quanh khớp gối, gây ra sưng đau và giới hạn chuyển động.
  • Tổn thương sụn chêm: Gồm sụn chêm trật ra khỏi khe khớp, gây ra sự thoái hóa và xuất hiện các nang cạnh sụn chêm.
  • Tổn thương Pellegrini-Stieda: Đây là sự vôi hóa và điểm bám dây chằng bên trong sau một chấn thương, thường gặp sau các va chạm mạnh.
  • Bệnh lý kén Baker: Bệnh này liên quan đến sự phình to của túi mỡ gối (kén Baker) ở vùng khoeo chân gây ra sưng đau và hạn chế chuyển động.
  • Phát hiện các dị vật trong khớp gối: Siêu âm khớp gối có thể phát hiện sự có mặt của các dị vật bên trong khớp gối, như mảnh vỡ xương hoặc các vật thể lạ.
  • Bệnh lý liên quan mạch máu: Gồm phình động mạch khoeo hoặc chèn ép động mạch khoeo do các vấn đề liên quan đến mạch máu ở khớp gối.
Kỹ thuật siêu âm khớp gối giúp chẩn đoán nguyên nhân gây chấn thương khớp gối 

Nhìn chung, kỹ thuật siêu âm khớp gối là một trong các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh quan trọng và thường được các bác sĩ chỉ định cho người bệnh để phát hiện các chấn thương hay bệnh lý vùng gối, dây chằng quanh khớp,... Đây cũng là một trong những kỹ thuật siêu âm cơ xương khớp mà bác sĩ chỉ định trong các lần khám sức khỏe định kỳ để giúp phát hiện sớm các bệnh lý sớm ở khớp gối và các cơ quan quanh vùng đầu gối.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Vũ Thế Khương

BS.Vũ Thế Khương

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Khi nào cần siêu âm khớp gối?

Khi nào cần siêu âm khớp gối?

Mục đích và chỉ định của siêu âm ổ bụng tổng quát

Mục đích và chỉ định của siêu âm ổ bụng tổng quát

Siêu âm khớp vai có cho thấy viêm ở khớp vai không?

Siêu âm khớp vai có cho thấy viêm ở khớp vai không?

Mục đích của việc thực hiện xét nghiệm máu tổng quát

Mục đích của việc thực hiện xét nghiệm máu tổng quát

Chỉ định siêu âm khớp cổ tay

Chỉ định siêu âm khớp cổ tay

461

Bài viết hữu ích?