Zalo

Khám trầm cảm cần khám những gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trầm cảm là 1 trong những bệnh rối loạn tâm thần phổ biến trên thế giới. Nó gây những ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, hành vi, thể chất và tinh thần của người bệnh. Cùng tìm hiểu xem khám trầm cảm cần khám những gì và các điểm cần lưu ý qua bài viết sau đây.

1. Khám trầm cảm cần khám những gì?

Trầm cảm là 1 rối loạn cảm xúc tâm thần biểu hiện bởi sự buồn bã, uể oải, mất đi hứng thú hoặc khoái cảm, cảm thấy tội lỗi hoặc cảm thấy tự ti, vô dụng.

Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, làm suy giảm đáng kể khả năng làm việc, học tập, sinh hoạt hoặc khả năng đương đầu với cuộc sống hàng ngày. Trường hợp nặng nề nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử. Có nhiều mức độ trầm cảm. Với trầm cảm mức độ nhẹ, người bệnh có thể được hỗ trợ chữa trị không cần dùng thuốc. Trầm cảm mức độ vừa và nặng, người bệnh cần được hỗ trợ điều trị bằng thuốc kết hợp với biện pháp tâm lý.

Bệnh trầm cảm được chẩn đoán dựa trên các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân và một số xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết.

Bác sĩ sẽ trò chuyện của người bệnh và người nhà để đánh giá về các triệu chứng mà người bệnh đang mắc phải. Đồng thời, họ sẽ quan sát bệnh nhân để xem lời nói, hành vi, giao tiếp ứng xử của người bệnh có gì bất thường.

Bác sĩ thường dựa vào một số triệu chứng thường gặp trong bệnh trầm cảm để đặt câu hỏi cho người bệnh và người thân. Sau đó họ sẽ đánh giá mức độ của mỗi triệu chứng đó ở mức nặng hay nhẹ.

Những câu hỏi thường liên quan đến những thay đổi bạn nhận thấy ở các vấn đề như:

  • Tâm trạng
  • Thói quen ngủ
  • Thèm ăn hoặc cân nặng (tăng cân, giảm cân)
  • Mất năng lượng
  • Khả năng tập trung sự chú ý của bạn
  • Mức độ căng thẳng
  • Thuốc bạn đang dùng
  • Sử dụng rượu và ma túy
  • Tiền sử cá nhân và gia đình của bạn về trầm cảm và các tình trạng sức khỏe tâm thần khác

Khi khám sàng lọc bệnh trầm cảm, bác sĩ có thể sử dụng các công cụ sàng lọc trầm cảm để kiểm tra các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trầm cảm. Những công cụ sàng lọc như:

  • Bảng câu hỏi sức khỏe bệnh nhân-9 (PHQ-9): Đây là một công cụ sàng lọc chẩn đoán và mức độ nghiêm trọng gồm chín mục, người bệnh tự thực hiện dựa trên các tiêu chí chẩn đoán hiện tại đối với chứng trầm cảm nặng.
  • Beck Trầm cảm Inventory (BDI): Là một bản tự báo cáo gồm 21 câu hỏi, trắc nghiệm để đo lường mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và cảm giác trầm cảm.
  • Thang đo trầm cảm tự đánh giá của Zung, một khảo sát ngắn đo lường mức độ trầm cảm, từ bình thường đến trầm cảm nặng.
  • Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học-Thang trầm cảm (CES-D), một công cụ cho phép bệnh nhân đánh giá cảm xúc, hành vi và quan điểm của họ so với tuần trước.
  • Thang đánh giá trầm cảm Hamilton (HRSD), còn được gọi là Thang đánh giá trầm cảm Hamilton (HDRS) hoặc HAM-D, một bảng câu hỏi trắc nghiệm mà các bác sĩ có thể sử dụng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh trầm cảm của bệnh nhân.

Ngoài ra, không có xét nghiệm cận lâm sàng nào đặc hiệu cho bệnh trầm cảm, nhưng các bác sĩ thăm khám cho bạn và thực hiện một số xét nghiệm nước tiểu hoặc máu để loại trừ các tình trạng khác có triệu chứng tương tự, chẳng hạn như suy giáp.

2.Nên đi khám trầm cảm ở nơi nào? 

Ngày nay, trầm cảm là một bệnh lý khá phổ biến do những áp lực trong công việc, học tập hay sinh hoạt đời sống. Bạn có thể tìm hiểu về các triệu chứng cũng như biểu hiện của bệnh trên internet, sách báo hay các tin tức. Tuy nhiên, bạn không nên tự chẩn đoán cho bản thân hay tìm một nơi chất lượng kém để khám bệnh khi bạn có những triệu chứng nghi ngờ trầm cảm. 

Bạn hãy đến khám những nơi uy tín như là các bệnh viện lớn hoặc bệnh viện tâm thần - là những bệnh viện khám trầm cảm, có các bác sĩ được đào tạo bài bản về chuyên môn. Họ sẽ biết cách để bạn bộc lộ tâm sự, hành vi và cảm xúc của bản thân. Đồng thời, họ có kinh nghiệm trong việc chẩn đoán bệnh trầm cảm, sẽ giúp bạn xác định được bạn có thật sự bị trầm cảm hay không và mức độ như thế nào.

khám trầm cảm
Bạn hãy đến bệnh viện uy tín để khám trầm cảm

Sau khi chẩn đoán và xác định mức độ trầm cảm. Nếu bạn bị trầm cảm mức độ nhẹ sẽ được bác sĩ cho phác đồ điều trị không dùng thuốc bao gồm thay đổi lối sống, chế độ ăn, tăng cường thể thao, duy trì thói quen sở thích của bản thân, tăng cường suy nghĩ đến những điều lạc quan, tích cực. Còn nếu bạn được chẩn đoán trầm cảm mức độ trung bình và nặng thì sẽ được dùng thuốc bằng các thuốc chống trầm cảm kết hợp với liệu pháp không dùng thuốc.

Vì vậy, nếu bạn đang có những triệu chứng nghi ngờ bệnh trầm cảm, hãy đến những bệnh viện lớn để được bác sĩ khám, chẩn đoán chính xác và cho phác đồ điều trị phù hợp.

3.Các điểm cần lưu ý khi khám trầm cảm

Khi khám trầm cảm, các bác sĩ có thể sử dụng bảng câu hỏi để đánh giá các triệu chứng của bạn hoặc hỏi trực tiếp bạn và người thân. Khi làm bài kiểm tra hoặc trả lời câu hỏi của bác sĩ, đôi khi bạn cảm thấy không thoải mái vì phải đưa ra những câu trả lời. Tuy nhiên, bạn hãy cố gắng cởi mở và trung thực nhất có thể với câu trả lời của mình. Việc mô tả đúng các triệu chứng của bạn và cách chúng ảnh hưởng đến bạn sẽ giúp bác sĩ xác định xem bạn có bị trầm cảm hay không và mức độ nghiêm trọng của nó để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.

khám trầm cảm
Khi khám trầm cảm, các bác sĩ có thể sử dụng bảng câu hỏi để đánh giá các triệu chứng của bạn hoặc hỏi trực tiếp bạn và người thân 

Bất kỳ cuộc trò chuyện thăm khám nào của bạn với bác sĩ sẽ được giữ bí mật. Tuy nhiên, nếu bệnh tình của bạn có nguy cơ gây tổn hại đáng kể cho bản thân bạn hoặc người khác, bác sĩ sẽ thông báo cho thành viên gia đình hoặc người chăm sóc bạn để giảm thiểu rủi ro đó.

Hiện nay, trầm cảm là một bệnh rối loạn tâm thần đáng lo ngại vì nó xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau, thường ở người trẻ. Và nó gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, hành vi, thể chất, tinh thần và đời sống của người bệnh. Tệ nhất là khi người trầm cảm có ý định tự tử. Vì vậy, nếu bạn có những triệu chứng nghi ngờ trầm cảm, hãy nhanh chóng đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh uy tín như các bệnh viện lớn, bệnh viện tâm thần để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hiện nay, liệu pháp tái tạo năng lượng được nhiều người tin tưởng, giúp bổ sung vitamin cho toàn bộ cơ thể, chống lại sự mệt mỏi, cải thiện tinh thần, trẻ hóa não bộ và tăng cường năng lượng nhanh chóng từ cấp độ tế bào. Phương pháp này được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch vi hoạt chất (bao gồm: Chất lỏng, chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa và axit amin cùng dung dịch truyền độc quyền) giúp bổ sung toàn diện vitamin, axit amin và thúc đẩy glutathione để có sức khỏe cho toàn bộ cơ thể. Nhờ đó bạn sẽ nhanh chóng lấy lại năng lượng tích cực và thoát khỏi tình trạng căng thẳng, stress kéo dài. 

Tài liệu tham khảo: Medlineplus.gov, Nhs.uk, Webmd.com, Screening.mhanational.org

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Trần Thị Thuý Hiếu xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Khi nào nên đi khám trầm cảm? Nên khám ở đâu?

Khi nào nên đi khám trầm cảm? Nên khám ở đâu?

Các hậu quả của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Các hậu quả của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Có nên dùng thuốc giảm căng thẳng mệt mỏi?

Có nên dùng thuốc giảm căng thẳng mệt mỏi?

Các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ dễ gặp nhất

Các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ dễ gặp nhất

Triền miên bị mất ngủ phải làm sao?

Triền miên bị mất ngủ phải làm sao?

48

Bài viết hữu ích?