Zalo

GGT trong xét nghiệm máu là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Gan là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể, do đó việc xác định tổn thương gan khi có dấu hiệu nghi ngờ là rất cần thiết. Một trong những xét nghiệm chức năng gan hay được bác sĩ chỉ định là xét nghiệm GGT máu. Vậy chỉ số GGT trong xét nghiệm máu là gì?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Chỉ số GGT trong xét nghiệm máu là gì?

Nhiều bệnh nhân thắc mắc xét nghiệm máu GGT là gì, theo đó GGT là viết tắt của Gamma-Glutamyl Transferase (GGT), bản chất là một loại enzyme được tìm thấy khắp cơ thể nhưng đa phần là ở trong tế bào gan. Khi tế bào gan bị tổn thương, men GGT có thể được bài tiết vào máu nên khi chỉ số GGT trong xét nghiệm máu tăng cao là dấu hiệu cảnh báo bệnh gan hoặc tổn thương đường mật. Ống mật là ống dẫn mật vào và ra khỏi gan. Về mặt sinh lý, dịch mật là một chất lỏng do gan tạo ra có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn.

Lưu ý: Xét nghiệm máu GGT không giúp xác định nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh gan. Do đó GGT thường sẽ được thực hiện cùng lúc hoặc sau các xét nghiệm chức năng gan khác, trong đó phổ biến nhất là xét nghiệm Phosphatase kiềm (ALP). Theo bác sĩ, ALP bản chất vẫn là một men gan tương tự GGT, tuy nhiên ALP ngoài việc được sử dụng để chẩn đoán bệnh gan còn có vai trò hỗ trợ phát hiện các rối loạn về xương.

Kết quả bình thường của xét nghiệm máu GGT là 5 đến 40 U/L
Kết quả bình thường của xét nghiệm máu GGT là 5 đến 40 U/L

2. Mục đích của xét nghiệm máu GGT là gì?

Chỉ số GGT trong máu thường được sử dụng với những mục đích sau:

  • Chẩn đoán các bệnh lý gan;
  • Xác định tổn thương tế bào gan là do bệnh gan hay do rối loạn xương;
  • Kiểm tra tình trạng tắc nghẽn đường mật;
  • Sàng lọc hoặc theo dõi các rối loạn sử dụng rượu.

3. Khi nào cần xét nghiệm GGT máu?

Bạn có thể phải thực hiện xét nghiệm GGT máu nếu xuất hiện các triệu chứng gợi ý bệnh gan, bao gồm:

  • Mệt mỏi thường xuyên;
  • Cảm giác yếu sức;
  • Vàng da, vàng mắt;
  • Ăn uống không ngon miệng;
  • Đau hoặc chướng bụng;
  • Buồn nôn và nôn ói.

Bệnh nhân cũng có thể được bác sĩ chỉ định xét nghiệm GGT nếu kết quả xét nghiệm ALP hoặc các xét nghiệm chức năng gan khác bất thường.

Nhân viên y tế sẽ tiến hành lấy mẫu máu từ tĩnh mạch cánh tay của người bệnh bằng một cây kim nhỏ. Sau khi kim được đưa qua da vào mạch máu, một lượng máu nhỏ sẽ được thu thập vào ống nghiệm hoặc lọ đựng bệnh phẩm. Bệnh nhân có thể cảm thấy hơi nhói nhẹ khi kim đâm vào hoặc rút ra. Tình trạng này là hoàn toàn bình thường và sẽ biến mất nhanh chóng.

Không giống với nhiều xét nghiệm máu khác, bệnh nhân có thể không cần bất kỳ sự chuẩn bị đặc biệt nào trước khi xét nghiệm GGT.

Một số bệnh nhân lo sợ về những rủi ro khi làm xét nghiệm này. Theo đó, bác sĩ cho biết sẽ có rất ít rủi ro có thể xảy ra. Đa số trường hợp bệnh nhân chỉ bị đau nhẹ hoặc bầm tím tại vị trí đâm kim lấy máu nhưng hầu hết các triệu chứng sẽ nhanh chóng biến mất. Các rủi ro khác liên quan đến việc lấy máu đa số chỉ ở mức độ nhẹ, có thể bao gồm:

  • Ngất xỉu hoặc cảm thấy lâng lâng;
  • Nhiều vết đâm kim do mạch máu khó xác định;
  • Tụ máu dưới da;
  • Chảy máu quá nhiều;
  • Nhiễm trùng (một rủi ro xảy ra bất cứ khi nào cấu trúc da bị trầy xước).
Xét nghiệm máu GGT không giúp xác định nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh gan
Xét nghiệm máu GGT không giúp xác định nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh gan

4. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm máu GGT

Kết quả bình thường của xét nghiệm máu GGT là 5 đến 40 U/L. Giới hạn bình thường của GGT có thể thay đổi chút ít giữa các phòng xét nghiệm khác nhau.

Kết quả cho thấy chỉ số GGT máu tăng cao hơn bình thường có thể là dấu hiệu cho thấy có tình trạng tổn thương tế bào gan, bao gồm những bệnh lý sau:

  • Viêm gan;
  • Xơ gan;
  • Rối loạn sử dụng rượu bia;
  • Viêm tụy;
  • Bệnh đái tháo đường;
  • Suy tim sung huyết;
  • Chỉ số GGT tăng cao còn có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Kết quả GGT không giúp xác định chính xác nguyên nhân gây tổn thương tế bào gan, tuy nhiên chỉ số GGT càng cao thì đồng nghĩa mức độ tổn thương gan càng nghiêm trọng.

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số GGT ở mức thấp hoặc trong giới hạn bình thường thì đồng nghĩa bệnh nhân có rất ít nguy cơ hoặc hoàn toàn không mắc bệnh gan.

Kết quả xét nghiệm GGT máu cũng có thể được đem ra so sánh với kết quả xét nghiệm ALP, cụ thể như sau:

  • Chỉ số ALP và GGT đều cao: Khả năng cao là do rối loạn gan chứ không phải rối loạn xương;
  • Chỉ số ALP cao và chỉ số GGT thấp hoặc bình thường: Khả năng cao bệnh nhân gặp phải các rối loạn xương.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về kết quả xét nghiệm GGT của bản thân, bệnh nhân hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được làm rõ.

Ngoài xét nghiệm ALP, bác sĩ điều trị có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm chức năng gan đồng thời hoặc sau xét nghiệm GGT, bao gồm:

  • Xét nghiệm ALT (Alanine aminotransferase);
  • Xét nghiệm AST (Aspartate aminotransferase);
  • Xét nghiệm LDH (Lactic dehydrogenase).

Trên đây là những thông tin quan trọng về xét nghiệm GGT máu. Bệnh nhân nên chủ động nắm rõ để hiểu về cơ chế xét nghiệm cũng như cách thực hiện trong những trường hợp cần thiết để từ đó đảm bảo tốt sức khỏe.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư gan

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư gan

Lý do cần kiểm tra chức năng gan ở người béo phì

Lý do cần kiểm tra chức năng gan ở người béo phì

Bệnh men gan cao có nguy hiểm không và phải làm gì?

Bệnh men gan cao có nguy hiểm không và phải làm gì?

Chỉ số men gan của người bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số men gan của người bình thường là bao nhiêu?

Đi khám tổng quát có cần nhịn ăn không và cần nhịn trước bao lâu?

Đi khám tổng quát có cần nhịn ăn không và cần nhịn trước bao lâu?

1019

Bài viết hữu ích?