Zalo

Dùng lá vông chữa mất ngủ được không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Lá vông chữa mất ngủ là một trong những mẹo dân gian được áp dụng khá phổ biến. Mặc dù, tác dụng có thể không nhanh như các sản phẩm đặc trị nhưng phương pháp này khá an toàn và lành tính. Vậy lá vông chữa mất ngủ như thế nào?

1. Lá vông và công dụng chữa mất ngủ

Lá vông có tên khoa học là Folium Erythrina, tên thường gọi là hải đồng bì hay thích đồng bì. Lá vông thuộc loại họ Đậu và phân bố ở khu vực Đông Á. Ở Việt Nam lá vông thường mọc thành bụi dọc theo bờ biển, hoặc lân cận vùng rừng ngập mặn. Cây vông thường cao từ 10 đến 20 mét, thân cây có gai, lá dài từ 10 đến 15 cm. Hoa có màu đỏ tươi, quả dài từ 15 đến 30 cm. 

Thành phần hoá học của lá vông chủ yếu bao gồm Alkaloid và saponin. Trong đó hàm lượng alkaloid chiếm khoảng 0.1 đến 0.16% còn saponin trong lá vông có tác dụng làm giãn đồng tử. Ngoài ra, trong lá vông còn có chứa các loại alkaloid độc như Erythrin, có tác dụng làm giảm hoặc làm mất chức năng hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên hàm lượng này không cao nên cũng không ảnh hưởng đến sự kích thích quá trình vận động cũng như sự co bóp các cơ trong cơ thể. 

Nói về tác dụng của lá vông với người mất ngủ thì theo nghiên cứu của dược lý hiện đại, lá vông có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, từ đó giúp trấn tĩnh, gây ngủ, hạ thân nhiệt, hạ huyết áp. Ngoài ra do thành phần của lá vông có erythrin nên chúng còn có tác dụng co bóp các cơ. Trong một thí nghiệm thực hiện trên ếch, sử dụng nước sắc lá vông 10% cho thấy có tác dụng làm co cứng cơ chân và cơ thắt trực tràng của ếch. Ngoài ra, dược liệu này trong lá vông còn có khả năng giúp sát trùng và điều trị các bệnh ngoài da. 

Còn theo Y học cổ truyền lá vông có tác dụng an thần và ức chế hệ thần kinh trung ương, giúp hạ huyết áp, co bóp các cơ. Vỏ cây vông còn có tác dụng là tê liệt và sát trùng. Trong đông y lá vông còn được sử dụng trong điều trị phong thấp hay tiêu tích. 

Như vậy, theo cả y học hiện đại và y học cổ truyền lá vông ngoài tác dụng an thần, điều hòa giấc ngủ, thì nó còn mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe. 

2. Cách sử dụng lá vông chữa mất ngủ

Từ lâu lá vông đã được người dân sử dụng làm thuốc chống an thần, lo âu, muộn phiền, chóng mặt, nhức đầu,... Tác dụng của lá vông còn giúp cải thiện giấc ngủ, ngủ ngon hơn và ngủ sâu giấc. Sau đây là cách sử dụng lá vông chữa mất ngủ hiệu quả

  • Sắc lá vông lấy nước uống. Sử dụng lá vông để nấu lấy nước uống hàng ngày sẽ giúp cho cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Đây được xem là phương pháp thực hiện đơn giản và có thể áp dụng với khá nhiều đối tượng khác nhau. Chuẩn bị nguyên liệu khoảng từ 8 đến 16 gam lá vông phơi khô, sau đó dùng ấm đất sắc với 200ml nước trên ngọn lửa nhỏ. Đun nước lá vông cho tới khi nước cô đặc còn khoảng 50ml là được. Lưu ý nên uống nước lá vông ở nhiệt độ ấm để có thể phát huy tác dụng. 
  • Kết hợp lá vông với các loại thảo dược khác. Để tăng hiệu quả điều trị của lá vông chữa mất ngủ thì có thể kết hợp lá vông với các loại dược liệu khác như lá dâu tằm, tâm sen, táo nhân… Bài thuốc sẽ thực hiện kết hợp 16 gam lá vông với 10 gam nhân táo, 5 gam tâm sen, từ 2 đến 3 bông hoa nhài tươi. Hỗn hợp này sẽ được vò nát và đem đi sao vàng. Sau đó cho tất cả hỗn hợp vào nồi hãm với 1 lít nước. Đun trong khoảng từ 10 đến 15 phút. Sau đó cho hoa nhài tươi vào và chia ra uống nhiều lần trong ngày. 
lá vông chữa mất ngủ
Để tăng hiệu quả điều trị của lá vông chữa mất ngủ thì có thể kết hợp lá vông với các loại dược liệu khác như lá dâu tằm, tâm sen,... 
  • Cao lá vông có tác dụng trị mất ngủ. Ngoài sử dụng nước lá vông chữa mất ngủ có thể nấu cao lá vông để sử dụng lâu dài và cũng mang lại hiệu quả cải thiện giấc ngủ rất tốt. Lấy 130 gam lá vông kết hợp với 150 gam lá bạc hà, 2.2 gam tâm sen, 90 gam đường. Mang hỗn hợp đi nấu thành cao lỏng vừa đủ 100ml. Sau đó cho hỗn hợp cao vào lọ thuỷ tinh bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần. Mỗi ngày chỉ cần uống từ 2 đến 4 thìa cà phê trước khi đi ngủ. 
  • Ngâm lá vông với rượu để uống điều trị mất ngủ. Sử dụng lá vông theo cách này được khá nhiều nam giới lựa chọn. Lấy 100 gam lá vông, phơi khô ở chỗ râm. Sau đó, thái nhỏ và ngâm với 1 lít rượu trắng có độ cồn từ 30 đến 40 độ trong khoảng từ 15 đến 20 ngày. Sau đó có thể lấy rượu ra sử dụng. Lưu ý khi uống rượu chỉ nên uống từ 10 đến 20ml vào buổi tối trước khi đi ngủ. 
  • Món ăn chế biến từ lá vông chữa mất ngủ. Các món ăn được chế biến từ lá vông có lẽ khá quen thuộc trong bữa ăn của gia đình nông thôn Việt Nam. Có nhiều cách chế biến từ loại lá đặc biệt này. Chẳng hạn có thể lấy lá vông non luộc ăn hàng ngày. Hoặc lấy 50 gam lá vông nấu canh với 50 gam thiên lý và 300 gam cá diếc. Nên ăn món canh này vào buổi chiều và ăn liên tục trong 5 ngày để phát huy tác dụng. 

3. Các lưu ý khi sử dụng lá vông để chữa mất ngủ

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi sử dụng lá vông chữa mất ngủ thì cần lưu ý một số điều sau: 

  • Sử dụng lá vông với liều lượng vừa đủ, không nên sử dụng quá từ 10 đến 15 lá mỗi ngày. Nếu sử dụng lá vông nấu nước uống hoặc nấu canh quá đặc có thể dẫn tới tình trạng sụp mí mắt, nhức mỏi cơ. 
  • Sử dụng lá vông chữa mất ngủ trong trường hợp mất ngủ có nguyên nhân xuất phát từ thận và can. Vì vậy, cần đi khám bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc này. 
lá vông chữa mất ngủ
Sử dụng lá vông chữa mất ngủ trong trường hợp mất ngủ có nguyên nhân xuất phát từ thận và can
  • Những người bị đau nhức xương khớp, trẻ em hoặc những người mắc bệnh tăng huyết áp không được sử dụng lá vông chữa mất ngủ. 
  • Hiệu quả và tác dụng của lá vông với người mất ngủ thường khá chậm. Vì vậy, khi thực hiện cần phải kiên trì đều đặn mỗi ngày. Trong thời gian dài mới thấy hiệu quả và mức độ mất ngủ giảm nhiều hay ít còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi cá nhân. 
  • Lá vông chữa mất ngủ chỉ là phương pháp hỗ trợ, và chỉ phù hợp với các trường hợp mất ngủ tạm thời. Những trường hợp mất ngủ mãn tính, lâu ngày, cần được khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa. 

Lá vông chữa mất ngủ là một trong những phương pháp dân gian được áp dụng từ khá lâu. Tuy sử dụng lá vông chữa mất ngủ khá an toàn, ít gây tác dụng phụ, nhưng nếu áp dụng không đúng đối tượng sẽ không mang lại hiệu quả tối ưu. Thêm vào đó, để điều trị mất ngủ triệt để cần đến bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Lời khuyên về giấc ngủ cho người lớn tuổi để làm chậm quá trình lão hóa

Lời khuyên về giấc ngủ cho người lớn tuổi để làm chậm quá trình lão hóa

Mất ngủ có bị sụt cân không?

Mất ngủ có bị sụt cân không?

Hậu quả của rối loạn giấc ngủ ở người trẻ tuổi

Hậu quả của rối loạn giấc ngủ ở người trẻ tuổi

Có thể chữa mất ngủ bằng mật ong được không?

Có thể chữa mất ngủ bằng mật ong được không?

Có phải ăn chuối xanh chữa mất ngủ?

Có phải ăn chuối xanh chữa mất ngủ?

52

Bài viết hữu ích?