Zalo

Dị ứng tôm cua: Ai dễ mắc và biểu hiện khi bị?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Dị ứng tôm cua là tình trạng cơ thể xuất hiện một loạt các phản ứng quá mẫn với thành phần protein có trong các loại động vật có vỏ. Vì vậy, sau khi ăn các loài động vật có vỏ dẫn đến ngứa da, phát ban đỏ, nghẹt mũi, khó thở… Một số trường hợp điều trị không kịp thời hoặc bị dị ứng nghiêm trọng dẫn đến phản ứng phản vệ gây đe dọa đến tính mạng.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Dị ứng tôm cua/ động vật có vỏ là gì?

Trong thành phần của tôm và cua có chứa một loại protein được gọi là tropomyosin. Dị ứng tôm cua là tình trạng xuất hiện một loạt các dấu hiệu triệu chứng dị ứng do hệ thống miễn dịch trong cơ thể con người phản ứng với loại protein này.

Tình trạng dị ứng với động vật có vỏ có thể xảy ra ở cả đối tượng người lớn và trẻ em. Cùng với đó, tình trạng này có thể xuất hiện bất ngờ ngay cả khi bạn chưa từng gặp phải vấn đề gì khi ăn tôm trước đó.

Dị ứng tôm cua không phải chỉ xảy ra qua duy nhất con đường ăn uống trực tiếp mà còn thông qua sự tiếp xúc của người bị với tôm như vô tình hít phải không khí hoặc hơi nước có lẫn mùi tôm. Cụ thể là những bà nội trợ, đầu bếp hoặc người làm nghề chế biến thuỷ hải sản có tôm cua cũng có thể xuất hiện triệu chứng dị ứng với động vật có vỏ.

Dị ứng tôm cua không phải chỉ xảy ra  qua duy nhất con đường ăn uống 

2. Nguyên nhân dị ứng tôm cua

Nhiều người đặt ra câu hỏi tại sao ăn tôm cua lại bị dị ứng? Hiện tượng dị ứng tôm cua đều do phản ứng quá mức của hệ miễn dịch gây ra. Khi ăn các các loài động vật có vỏ thì hệ thống miễn dịch trong cơ thể xác định nhầm một loại protein của tôm, cua là có hại, từ đó kích hoạt sản xuất các kháng thể và giải phóng histamin cùng nhiều chất hóa học khác nhằm mục đích tấn công tropomyosin. Từ đó, dị ứng tôm cua gây ra một số triệu chứng với mức độ khác nhau, thậm chí còn có thể gây đe dọa đến mạng sống.

Ngoài ra, nguyên nhân dị ứng tôm cua có thể được bắt nguồn từ một số chất được sản sinh trong quá trình bảo quản hay chế biến tôm cua sinh ra các loại độc tố dẫn đến cơ thể kích ứng và gặp phải những vấn đề sức khỏe.

3. Ai dễ mắc dị ứng tôm cua?

Các đối tượng có nguy cơ bị  dị ứng với động vật có vỏ bao gồm:

  • Trẻ nhỏ, thường gặp phổ biến hơn là các bé trai;
  • Người cao tuổi;
  • Người có tiền sử đã từng bị dị ứng với các loại hải sản khác;
  • Người mắc một trong các bệnh lý liên quan đến dị ứng như viêm da cơ địa, hen suyễn, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng;
  • Trong gia đình có người thân bao gồm bố mẹ hoặc anh chị em ruột có cơ địa dị ứng hoặc từng có tiền sử bị dị ứng tôm cua.
Người đã dị ứng với hải sản có nguy cơ dị ứng tôm cua cao hơn

4. Biểu hiệu đặc trưng của dị ứng tôm

Như đã đề cập, tình trạng dị ứng với động vật có vỏ bao gồm một loạt các dấu hiệu triệu chứng với mức độ khác nhau từ nhẹ đến nghiêm trọng. Các biểu hiện của dị ứng tôm có thể xuất hiện trong thời gian ngắn từ  vài phút đến khoảng 1 giờ ngay sau khi tiếp xúc hoặc hít phải hơi nước, không khí có lẫn mùi của loài động vật này.

Một số biểu hiệu đặc trưng của dị ứng tôm có thể gặp phải trên lâm sàng như sau:

  • Xuất hiện cảm giác ngứa ngáy ở trong miệng;
  • Đau bụng, buồn nôn, nôn ra dịch lẫn thức ăn, rối loạn tiêu hóa là những biểu hiện của dị ứng tôm tại đường tiêu hóa;
  • Phát ban đỏ ở vị trí trên mặt hoặc trên da
  • Sưng phù mặt, mắt, môi và lưỡi,...;
  • Nghẹt mũi, thường xuyên cảm thấy khó thở;
  • Choáng hoặc có thể là ngất xỉu.

Bên cạnh đó, các dấu hiệu của phản ứng phản vệ cũng có thể kèm theo ở một số trường hợp bị dị ứng tôm cua ở mức độ nặng, có thể đe dọa đến tính mạng. Cụ thể, đó là các biểu hiện của dị ứng tôm như sưng đau cổ họng, cảm giác khó thở, nhịp thở tăng, mạch đập nhanh khó bắt, huyết áp tụt, mất ý thức.

5. Dị ứng tôm cua phải làm gì?

Nếu có biểu hiện của dị ứng tôm ở mức độ nhẹ thì bạn có thể thực hiện áp dụng một số phương pháp điều trị ngay tại nhà với các nguyên liệu đơn giản dễ tìm như sau:

  • Sử dụng nước chanh tươi: Một cốc nước chanh tươi ấm cũng có thể có tác dụng hỗ trợ làm giảm nhanh các triệu chứng, giảm các cảm giác khó chịu khi bị dị ứng tôm cua. Trong thành phần của chanh có chứa nhiều vitamin C, axit ascorbic, tác dụng giúp cho vết thương nhanh lành hơn, duy trì các mô liên kết cũng như tăng khả năng phục hồi các tổn thương cơ thể.
  • Sử dụng mật ong: Uống một ly nước ấm có pha thêm một hoặc thìa mật ong có công dụng khử trùng, tiêu diệt các vi khuẩn có hại. Đồng thời, nước mật ong có tác dụng trong làm giảm bớt tình trạng ngứa, nóng râm ran khó chịu sau khi ăn tôm. Nguyên nhân là do trong thành phần của mật ong có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, trong đó có chất kháng viêm tự nhiên.
  • Sử dụng gừng: Cách điều trị dị ứng tôm cua tại nhà với nguyên liệu là gừng tươi thì bạn cần chuẩn bị một vài lát gừng đem đi pha với nước ấm để uống. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một cốc trà gừng pha sẵn hoặc kết hợp sử dụng gừng tươi cùng với lá tía tô và đậu xanh đun lên lấy nước uống.

Tuy nhiên, nếu bạn bị dị ứng tôm cua ở mức độ nặng nghiêm trọng thì điều cần làm là đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí phù hợp. Trong trường hợp này, bạn không nên tự điều trị tại nhà hoặc tự ý mua sử dụng các thuốc điều trị khi chưa có chỉ định cụ thể từ bác sĩ.

Bên cạnh việc điều trị dị ứng tôm cua đúng cách, khi bị dị ứng với động vật có vỏ bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Loại bỏ các món ăn có chứa các loại động vật có vỏ như tôm, cua ra khỏi thực đơn hàng ngày. Ngay cả các món ăn chỉ chứa một ít thịt tôm hay thịt cua hoặc gạch cua như lẩu hay soup cũng không nên sử dụng để hạn chế tối đa nguy cơ dị ứng tôm cua xảy ra. 
  • Hạn chế nấu nướng và chế biến các món ăn với loài động vật có vỏ. Đồng thời, bạn cũng cần cẩn thận với các món ăn hay gia vị có chứa tôm cua khi đi ăn ngoài. Tránh đi đến những nơi có nhiều mùi tôm trong không khí như các khu chợ buôn bán hải sản.
  • Tránh hoặc hạn chế ăn các loại thức ăn cay hoặc quá nóng.
  • Giữ vệ sinh da sạch sẽ: Chỉ nên sử dụng nước sạch, nước ấm hoặc nước trà xanh, lá khế mướp đắng để tắm. Tránh sử dụng các loại sữa tắm hay xà phòng làm da bị kích ứng gây ra những tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Uống nhiều nước, tối thiểu là 2 lít một ngày tác dụng nhằm hỗ trợ đào thải các chất gây dị ứng ra khỏi cơ thể nhanh chóng.
  • Mặc quần áo rộng rãi nhằm hạn chế những vùng da tổn thương bị cọ xát hay trầy xước
  • Rửa tay thường xuyên và cắt móng gọn gàng, sạch sẽ. Tránh cào gãi làm tăng nguy cơ tổn thương thứ phát kèm nhiễm trùng da
  • Ngoài ra, khi bị dị ứng tôm cua bạn cũng nên ăn bổ sung các loại trái cây và các thực phẩm có tính mát như rau sam, mướp, đậu xanh sẽ có công dụng trong làm dịu da, giảm tình trạng nổi mẩn ngứa. Tránh ăn các loại đồ nóng và các thức ăn giàu đạm khác.
  • Đọc cẩn thận thông tin trên bao bì, nhãn mác của những thực phẩm chế biến sẵn. Không mua hay sử dụng các sản phẩm có thành phần liên quan đến tôm hay cua.

Đồng thời, với những người dị ứng với động vật có vỏ có thể thực hiện xét nghiệm xác định tác nhân gây dị ứng+  IgE máu để chẩn đoán nhanh và can thiệp điều trị hiệu quả. Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe bao gồm các vấn đề sức khỏe liên quan đến dị ứng thì nên đăng ký thực hiện xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ có những tư vấn tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng điều trị sao cho phù hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Xét nghiệm máu IgE là gì?

Xét nghiệm máu IgE là gì?

Chỉ số xét nghiệm máu ige thế nào là bình thường?

Chỉ số xét nghiệm máu ige thế nào là bình thường?

Xét nghiệm dị ứng da thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm dị ứng da thực hiện như thế nào?

Làm sao để biết bạn có bị dị ứng đậu nành không?

Làm sao để biết bạn có bị dị ứng đậu nành không?

Dấu hiệu bị dị ứng nấm mốc

Dấu hiệu bị dị ứng nấm mốc

91

Bài viết hữu ích?