Zalo

Dấu hiệu bị dị ứng nấm mốc

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Dị ứng là một tình trạng khá phổ biến mà nhiều người mắc phải, trong đó nấm mốc là một dị nguyên thường gặp gây ra tình trạng dị ứng. Các triệu chứng dị ứng nấm mốc có thể từ diễn biến nhẹ thoáng qua như chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mũi cho đến các diễn biến nặng hơn như viêm xoang hay hen suyễn. Vậy dấu hiệu thường thấy nhất của dị ứng nấm mốc là gì?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Dị ứng nấm mốc là gì?

Nấm mốc là một loại nấm sinh sôi và phát triển trong điều kiện môi trường ẩm ướt. Các bào tử nấm có khả năng phát tán mạnh trong không khí. Khi thời tiết khô, có gió hoặc sương mù thì môi trường có độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc sinh sôi và phát triển. Vị trí thường xuất hiện nấm, bao gồm ở trong nhà, ngoài trời, vì vậy phản ứng dị ứng nấm mốc có thể xảy ra quanh năm.

Các dấu hiệu dị ứng nấm mốc được kích hoạt do phản ứng miễn dịch trong cơ thể. Khi mũi vô tình hít phải bào tử nấm mốc thì cơ thể hình thành kháng thể tác dụng chống lại dị nguyên. Trong những lần tiếp xúc sau với nấm mốc, cơ thể sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch chống lại dị nguyên này.

Trong môi trường có nhiều loại nấm mốc, nhưng chỉ một số loại gây dị ứng. Dị ứng nấm mốc là từ chỉ dị ứng với một loại nấm mốc và điều này không có nghĩa là sẽ bị dị ứng với loại khác. Theo ước tính của các nhà khoa học thì hiện nay có khoảng 36 loại nấm mốc có thể gây ra phản ứng dị ứng nấm mốc ở đường hô hấp. Một số loại nấm mốc gây dị ứng thường gặp nhất bao gồm aspergillus, alternaria, cladosporium và penicillium.

dị ứng nấm mốc
Nấm mốc là một loại nấm sinh sôi trong môi trường ẩm ướt

2. Dấu hiệu bị dị ứng nấm mốc

Dị ứng nấm mốc gây ra các dấu hiệu lâm sàng tương tự như trong các loại dị ứng đường hô hấp trên. Dấu hiệu bị dị ứng nấm mốc có thể gặp phải bao gồm:

  • Hắt hơi liên tục;
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi;
  • Ho từng cơn;
  • Ngứa mắt kèm theo ngứa mũi và ngứa vòm họng liên tục;
  • Chảy nước mắt;
  • Da khô thậm chí là bong vảy 

Các dấu hiệu bị dị ứng nấm mốc khác nhau ở mỗi người sẽ diễn biến nhẹ thoáng qua hoặc diễn biến nặng. Nấm mốc bên ngoài trời có thể gây ra các dấu hiệu bị dị ứng nấm mốc vào mùa hè và mùa thu hoặc có thể là quanh năm ở một số vùng khí hậu. 

Nấm mốc bên trong nhà có thể gây ra các dấu hiệu bị dị ứng nấm mốc quanh năm. Dấu hiệu bị dị ứng nấm mốc có thể xảy ra khi điều kiện thời tiết ẩm ướt hoặc khi ở trong nhà hoặc ngoài trời có nồng độ nấm mốc cao. Đối với những người có tiền sử đã từng bị hen suyễn, các triệu chứng hen suyễn có thể được kích hoạt ngay sau khi tiếp xúc với bào tử nấm mốc.

Một số tình trạng dị ứng nấm mốc nghiêm trọng hơn, bao gồm các biến chứng:

  • Hen suyễn nguyên nhân do nấm mốc: Ở những người dị ứng nấm mốc khi hít phải bào tử có thể kích hoạt cơn hen suyễn. 
  • Viêm xoang nguyên nhân do nấm dị ứng: Đây là kết quả của một phản ứng viêm với nấm ở vị trí trong xoang.
  • Dị ứng aspergillosis phế quản phổi: Phản ứng này với nấm tồn tại trong phổi có thể xảy ra đối với những người bị hen suyễn hoặc xơ phổi
  • Viêm phổi quá mẫn: Tình trạng hiếm gặp này, thời điểm xảy ra là sau khi tiếp xúc bào tử nấm mốc khiến phổi bị viêm. Viêm phổi quá mẫn cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với bụi gây dị ứng tại nơi làm việc.
dị ứng nấm mốc
Các dấu hiệu bị dị ứng nấm mốc khác nhau ở mỗi người

3. Đối tượng dễ bị dị ứng nấm mốc

Một số người có thể dễ bị dị ứng nấm mốc hơn những người bình thường khác, bao gồm:

  • Có tiền sử gia đình bị dị ứng: Khi trong gia đình có những người thân đã từng có tiền sử mắc dị ứng nấm mốc, bạn có nhiều nguy cơ bị dị ứng tương tự. 
  • Làm việc trong môi trường thường xuyên phải tiếp xúc với nấm mốc: Nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với nấm mốc bao gồm nông nghiệp, khai thác gỗ, làm bánh, làm đồ mộc hay sửa chữa đồ nội thất…cũng có nguy cơ bị dị ứng nấm mốc cao hơn.
  • Người sinh hoạt trong một ngôi nhà có độ ẩm cao: Nếu độ ẩm trong nhà cao hơn 50% sẽ tăng nguy cơ phơi nhiễm với nấm mốc trong nhà.
  • Người làm việc hoặc sinh hoạt trong một tòa nhà có độ ẩm quá mức: Khi đường ống bị rò rỉ, thấm nước trong mưa bão, một số điểm của tòa nhà có thể có độ ẩm quá mức. Độ ẩm này là điều kiện để nấm mốc phát triển.
  • Sống trong một ngôi nhà có thông gió kém: Những ngôi nhà thường xuyên đóng kín cửa sổ, cửa ra vào làm tăng độ ẩm trong nhà, ngăn cản khả năng thông gió. Đây là điều kiện lý tưởng cho sự sinh sôi và phát triển của nấm mốc. Khu vực ẩm ướt như phòng tắm, nhà bếp và tầng hầm dễ gặp tình trạng dị ứng nấm mốc nhất.

Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe bao gồm các vấn đề liên quan đến dị ứng thì nên đăng ký thực hiện xét nghiệm máu tại các bệnh viện, phòng khám uy tín. Tại đây, bạn có thể lựa chọn gói xét nghiệm Ký sinh trùng - Dị ứng. Gói xét nghiệm này sẽ cho biết bạn có dị ứng với nấm mốc hay không và rất nhiều các chỉ số xét nghiệm khác. Sau khi có kết quả xét nghiệm máu bác sĩ sẽ có những tư vấn tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng điều trị sao cho phù hợp.

Nguồn:

  • https://my.clevelandclinic.org/
  • https://aafa.org/
  • https://mayoclinic.org/
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền Xem thêm bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Ai dễ bị dị ứng mạt bụi?

Ai dễ bị dị ứng mạt bụi?

Dị ứng tôm cua: Ai dễ mắc và biểu hiện khi bị?

Dị ứng tôm cua: Ai dễ mắc và biểu hiện khi bị?

Béo phì và hen suyễn: Nguy cơ, cách kiểm soát và điều trị

Béo phì và hen suyễn: Nguy cơ, cách kiểm soát và điều trị

Mùa đông, người bị hen suyễn nên ăn gì để tránh tăng nặng?

Mùa đông, người bị hen suyễn nên ăn gì để tránh tăng nặng?

Các bệnh về đường hô hấp dễ bùng phát trong mùa rét đậm

Các bệnh về đường hô hấp dễ bùng phát trong mùa rét đậm

243

Bài viết hữu ích?