Zalo

Đặc điểm và chỉ định của truyền sắt qua tĩnh mạch

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Truyền sắt qua tĩnh mạch là biện pháp điều trị nhằm gia tăng nhanh chóng hàm lượng sắt trong cơ thể. Thuốc sắt truyền tĩnh mạch sẽ mang lại hiệu quả tức thì khi so sánh với dạng uống hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống đơn thuần. Vậy truyền sắt qua tĩnh mạch có đặc điểm và chỉ định như thế nào?

1. Đặc điểm và chỉ định truyền sắt qua tĩnh mạch

Truyền sắt qua tĩnh mạch là phương pháp bổ sung sắt trực tiếp vào cơ thể qua đường mạch máu. Phương pháp này thường được bác sĩ chỉ định trong quá trình điều trị thiếu máu do thiếu sắt ở một số trường hợp cụ thể. 

Theo bác sĩ, đa số bệnh nhân bị thiếu máu thiếu sắt sẽ được can thiệp điều trị bằng nhiều biện pháp, bao gồm điều chỉnh chế độ dinh dưỡng bằng cách tăng cường bổ sung thực phẩm giàu sắt kết hợp với các chế phẩm bổ sung sắt dạng viên uống. Bên cạnh đó một số trường hợp sẽ cần đến thuốc sắt truyền tĩnh mạch, ví dụ như:

  • Bệnh nhân không thể bổ sung sắt qua đường uống;
  • Bệnh nhân không hấp thụ sắt hiệu quả qua đường tiêu hóa;
  • Bệnh nhân không thể hấp thụ đủ sắt do mất máu quá nhiều;
  • Bệnh nhân cần tăng nồng độ sắt trong máu một cách nhanh chóng để ngăn ngừa các biến chứng hoặc tránh phải truyền máu với số lượng lớn.

Một chỉ định đặc biệt của biện pháp truyền sắt qua tĩnh mạch là phụ nữ mang thai do nhu cầu sắt tăng lên để cung cấp cho cả thai nhi lẫn bà mẹ. Khi thai nhi hấp thụ sắt, lượng sắt trong cơ thể thai phụ sẽ giảm xuống và từ đó dẫn đến thiếu máu, và đây là lý do mà bác sĩ có thể chỉ định truyền sắt qua tĩnh mạch cho phụ nữ mang thai. 

Phương pháp này thường được lựa chọn thay thế cho bổ sung sắt qua đường uống nhằm hạn chế các tác dụng phụ về đường tiêu hóa. Tuy nhiên, chỉ định sử dụng thuốc sắt truyền tĩnh mạch chỉ được thực hiện trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối do chưa có bất kỳ chứng cứ khoa học nào đảm bảo an toàn khi thực hiện trong 3 tháng đầu.

truyền sắt qua tĩnh mạch
Phương pháp truyền sắt qua tĩnh mạch giúp bệnh nhân gia tăng nhanh chóng lượng sắt trong cơ thể

2. Công dụng và tác dụng phụ của thuốc sắt truyền tĩnh mạch

Phương pháp truyền sắt qua tĩnh mạch giúp bệnh nhân gia tăng nhanh chóng lượng sắt trong cơ thể và mang lại hiệu quả tức thì thay vì sử dụng các chế phẩm dạng uống. Do đó biện pháp này rất hữu ích trong những trường hợp người bệnh bị thiếu máu trầm trọng.

Một số lợi ích khác của phương pháp truyền sắt qua tĩnh mạch bao gồm gia tăng mức năng lượng và hỗ trợ quá trình hô hấp dễ dàng hơn. Người bệnh sẽ cảm nhận được những thay đổi tích cực của cơ thể trong vòng một vài tuần sau khi truyền sắt qua tĩnh mạch. Tuy nhiên hiệu quả kéo dài được bao lâu sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây thiếu sắt và các phương pháp bổ sung khác đang áp dụng. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc sắt truyền tĩnh mạch kết hợp với các phương pháp khác, chẳng hạn như viên uống và thay đổi chế độ dinh dưỡng, để duy trì hiệu quả kéo dài hơn.

Sau khi truyền sắt qua tĩnh mạch, bệnh nhân có thể quay trở lại các hoạt động hàng ngày ngay lập tức, thậm chí có thể làm việc nếu bản thân cảm thấy khỏe. Tuy nhiên một số trường hợp sẽ phát sinh tác dụng phụ sau khi truyền sắt và hầu hết chỉ ở mức độ nhẹ, ví dụ như:

  • Thay đổi vị giác tạm thời;
  • Đau đầu;
  • Buồn nôn, nôn ói;
  • Đau cơ khớp;
  • Khó thở;
  • Phát ban kèm ngứa da;
  • Tăng/giảm huyết áp hoặc nhịp tim;
  • Cảm giác sưng nóng tại vị trí tiêm truyền thuốc sắt.

Một số bệnh nhân sau truyền sắt qua tĩnh mạch có thể phát sinh một số tác dụng phụ nghiêm trọng do ngộ độc sắt. Những biểu hiện ngộ độc có thể xuất hiện một cách nhanh chóng tương tự như sốc phản vệ hoặc xảy ra một cách từ từ. Ngộ độc sắt xảy ra chậm dần dần có thể dẫn đến thừa sắt trong các mô cơ thể. Những tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc sắt truyền tĩnh mạch bao gồm:

  • Sốc phản vệ;
  • Tụt huyết áp nghiêm trọng;
  • Choáng váng;
  • Mất ý thức.
truyền sắt qua tĩnh mạch
Truyền sắt qua tĩnh mạch là phương pháp bổ sung sắt trực tiếp vào cơ thể qua đường mạch máu

3. Cách truyền sắt qua tĩnh mạch an toàn

Để quá trình truyền sắt qua tĩnh mạch diễn ra an toàn, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn một số vấn đề, bao gồm:

  • Đảm bảo ăn uống đầy đủ thay vì nhịn ăn trước khi sử dụng thuốc sắt truyền tĩnh mạch;
  • Trường hợp bệnh nhân đang phải uống thuốc điều trị các bệnh lý khác thì vẫn có thể duy trì uống thuốc như bình thường, tuy nhiên cần thông báo với bác sĩ vì cần phải ngừng một số loại nhất định;
  • Duy trì tinh thần thư giãn, thoải mái vì quá trình truyền sắt qua tĩnh mạch diễn ra rất an toàn và không gây đau.

Quy trình truyền sắt qua tĩnh mạch phải được thực hiện tại bệnh viện dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Đầu tiên, bác sĩ sẽ sử dụng kim catheter để đặt vào tĩnh mạch cánh tay hoặc bàn tay của bệnh nhân. Kim catheter sẽ được kết nối với một ống dài và túi chứa thuốc sắt truyền tĩnh mạch đã được pha loãng với nước muối sinh lý. Dung dịch thuốc này được đưa từ từ vào tĩnh mạch người bệnh. Vị trí đặt kim catheter qua da sẽ chỉ có cảm giác hơi đau nhói lúc ban đầu và hơi căng tức trong quá trình truyền.

Thông thường, nhân viên y tế sẽ truyền thử một lượng nhỏ thuốc sắt trước để đảm bảo không xảy ra các phản ứng bất lợi. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra trong quá trình này thì bắt buộc phải dừng lại và không thể tiếp tục quy trình truyền sắt qua tĩnh mạch.

Quá trình truyền sắt qua tĩnh mạch có thể mất từ 3 đến 4 tiếng và bệnh nhân cần phải ngồi hoặc nằm yên một chỗ trong suốt quá trình này. Đôi khi, quá trình truyền sắt có thể kéo dài lâu hơn một chút, tùy thuộc vào chỉ định điều trị của bác sĩ. Tốc độ truyền chậm sẽ giúp bệnh nhân giảm nguy cơ xảy ra các vấn đề không mong muốn.

Bệnh nhân thường phải sử dụng thuốc sắt truyền tĩnh mạch vài lần để đưa lượng sắt trong cơ thể về giới hạn bình thường, mỗi lần cần cách nhau vài ngày hoặc vài tuần. Lưu ý: Phương pháp truyền sắt qua tĩnh mạch sẽ mất nhiều thời gian hơn và thường tốn kém nhiều hơn so với các phương pháp điều trị thiếu máu thiếu sắt khác.

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã tìm được thông tin liên quan đến đặc điểm và chỉ định của truyền sắt qua tĩnh mạch. Điều này sẽ giúp bạn biết cách bổ sung sắt phù hợp để cơ thể hấp thu được tối đa chất dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thông qua các loại thực phẩm chức năng hoặc bổ sung qua liệu trình bổ sung cả vitamin và khoáng chất khác qua đường tĩnh mạch để cơ thể hấp thu nhanh hơn, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả hơn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Hướng dẫn xem chỉ số thiếu máu thiếu sắt trong kết quả xét nghiệm

Hướng dẫn xem chỉ số thiếu máu thiếu sắt trong kết quả xét nghiệm

Các dấu hiệu thiếu sắt có dễ phát hiện không?

Các dấu hiệu thiếu sắt có dễ phát hiện không?

Nên bổ sung sắt khi nào là tốt nhất?

Nên bổ sung sắt khi nào là tốt nhất?

Thuốc Venofer bổ sung sắt có đặc điểm gì?

Thuốc Venofer bổ sung sắt có đặc điểm gì?

Sau khi uống sắt không nên ăn gì?

Sau khi uống sắt không nên ăn gì?

85

Bài viết hữu ích?