Corticoid corticosteroid thường được biết đến là một loại thuốc kháng viêm chứa steroid. Trong ngành mỹ phẩm, hóa dược phẩm làm đẹp, nhiều người biết đến corticoid thông qua dạng kem, dưới dạng thuốc hay dạng mỡ bôi, tuy nhiên nó cũng có thể được dùng dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Tác dụng chính của corticoid đó là kháng viêm, chống dị ứng và ức chế hệ miễn dịch.
Mặc dù có nhiều hiệu quả trong việc điều trị các tình trạng da, tuy nhiên, tác dụng phụ của corticoid có thể gây ra giữ nước và natri trong cơ thể, từ đó tạo nên hiện tượng lắng đọng mỡ trên da mặt và cổ lưng. Do đó, sử dụng corticoid dưới dạng tiêm và uống trong thời gian dài có thể gây ra triệu chứng của bệnh teo tuyến thực thận và rối loạn nội tiết tố.
Mặc dù tác dụng của corticoid trong điều trị viêm là khá đáng kể, tuy nhiên khi dùng với một liều lượng cao, tần suất không kiểm soát trên da hay tiêm, uống, hoạt chất này luôn được ghi nhận là mang lại tác dụng phụ đáng kể cho người dùng. Vậy, da nhiễm corticoid là như thế nào?
Sử dụng dài hạn các sản phẩm dưỡng da chứa corticoid có thể gây ra hiện tượng mắc bệnh "da bị nhiễm corticoid". Đây là một triệu chứng xuất hiện với việc da bị mài mòn và tổn thương từ sâu bên trong, cùng với viêm nhiễm mãn tính do tích tụ độc tố từ sử dụng quá mức của mỹ phẩm và kem dùng trên da có thành phần là corticoid. Độ nghiêm trọng của da bị nhiễm corticoid phụ thuộc vào thời gian sử dụng, nồng độ corticoid và tùy thuộc vào tính chất da của mỗi người. Bên cạnh đó, lý do da nhiễm corticoid là như thế nào cũng được nhiều chị em phụ nữ quan tâm.
Dấu hiệu da nhiễm corticoid là gì? Làm sao để biết da nhiễm corticoid là như thế nào. Trên các trường hợp lâm sàng, người có da bị nhiễm corticoid thường sẽ trải qua các giai đoạn và triệu chứng sau đây.
Đối với tình trạng da nhiễm corticoid cấp độ 1, người bệnh có thể sẽ cảm thấy phát ban trong khoảng vài ngày đến vài tuần sau khi ngưng sử dụng mỹ phẩm hay dùng, mặc dù đã sử dụng trong một khoảng thời gian kéo dài hàng tháng. Triệu chứng điển hình của da nhiễm corticoid cấp 1 đó là vùng da tiếp xúc với corticosteroid sẽ trở nên đỏ (ban đỏ), có thể lan ra rộng sang các vùng xung quanh.
Ngoài ra, việc sử dụng mỹ phẩm có chứa corticosteroid cũng có thể làm cho da trở nên mỏng và yếu hơn, dễ tổn thương hơn, dễ gây ra hiện tượng giãn mao mạch - tức là các mạch máu li ti trên da trở nên nổi lên dễ trông thấy hơn.
Khi tình trạng da nhiễm corticoid đã nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể cảm thấy da khô và dày hơn, ngoài ra, tình trạng sưng và phù nề da có thể diễn ra ở giai đoạn này.
Ở giai đoạn da nhiễm corticoid cấp 3, trên khuôn mặt hoặc da tay, bạn có thể cảm nhận rõ sự nóng rát và không thoải mái, cảm giác muốn gãi ở vùng da bị ngứa hay nóng rát. Các vết ngứa đỏ có thể sẽ mờ dần, thay vào đó các vảy da khô sẽ xuất hiện. Vậy ở giai đoạn 3 thì biểu hiện da nhiễm corticoid là như thế nào?
Trong trường hợp nặng, khi da mặt bị nhiễm corticosteroid, bạn có thể gặp các dấu hiệu như da bị kích thích, đau rát và có thể phát ban giống như viêm da dị ứng.
Đây cũng là mức độ da bị nhiễm corticoid nặng và nghiêm trọng, nếu không sớm điều trị, hậu quả để lại cho người bệnh là khá nặng nề. Ở mức độ da bị nhiễm corticoid này, các triệu chứng như viêm da dị ứng sẽ xuất hiện, có thể bao gồm việc bị kích thích, đau rát hay phát ban.
Bên cạnh các dấu hiệu mà tình trạng da bị nhiễm corticoid có thể mang lại cho người bệnh, một số hậu quả khác khi da nhiễm corticoid có thể kể đến là.
Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, việc sử dụng những sản phẩm chăm sóc da có corticoid dù hàm lượng nhiều hay ít cũng nên có sự can thiệp từ bác sĩ nhằm đưa ra liều dùng và tần suất dùng phù hợp. Đã có không ít người vì lạm dụng các sản loại mỹ phẩm mà dẫn đến tình trạng da bị nhiễm corticoid nặng, khiến cho việc điều trị khó khăn và phục hồi sau các tổn thương mất thời gian hơn, chưa kể đến chi phí điều trị rất đắt đỏ.
Qua các thông tin mà bài viết trên đây cung cấp, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ tình trạng da nhiễm corticoid là như thế nào. Bên cạnh đó, việc nắm bắt các dấu hiệu, triệu chứng của da bị nhiễm corticoid cũng có thể giúp cho người dùng phát hiện sớm, ngưng dùng các sản phẩm chưa corticoid kịp thời và đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.
89
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
89
Bài viết hữu ích?