Zalo

Da bị khô nứt nẻ phải làm sao? Có những cách trị da khô nứt nẻ nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Vào những ngày tiết trời lạnh và hanh khô, tình trạng da nứt nẻ, đỏ ửng, khô ráp, rướm máu có lẽ là vấn đề đau đầu đối với nhiều người, đặc biệt là những ai có cơ địa da khô, dễ kích ứng. Da bị khô nứt nẻ không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tạo điều kiện bội nhiễm các tác nhân gây bệnh khác. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn một số hướng dẫn điều trị da khô nứt nẻ mà bạn có thể áp dụng để làm dịu và hạn chế xảy ra tình trạng da kể trên.

1. Nguyên nhân gây da khô nứt nẻ 

Da khô là tình trạng da trở nên nứt nẻ, ngứa ngáy, đóng vảy và khô ráp, có thể rướm máu gây đau đớn nếu da quá khô. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng thường xuất hiện phổ biến nhất ở các vùng: da mặt, bàn tay, cánh tay và bàn chân. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da bị khô nứt nẻ. Trong đó, mất nước được xem là nguyên nhân chính. Hàng ngày, làn da luôn cần được bổ sung một lượng nước nhất định để dưỡng ẩm và là lớp đệm sinh lý cho các tầng mô cơ quan. 

Trong khi đó, cơ thể vẫn luôn có sự mất nước qua da để điều hòa thân nhiệt, thải độc, thúc đẩy trao đổi chất. Nhất là vào mùa đông, tiết trời hanh khô hoặc ngồi lâu trong phòng điều hòa, da càng dễ bị khô hơn do hiện tượng tăng mất nước qua lớp thượng bì. Riêng với trẻ em, do lớp bã nhờn và hệ thống collagen chưa hoàn thiện nên da nhạy cảm hơn với các kích thích từ môi trường. Điều này khiến cho tình trạng da khô ở trẻ em thường nặng hơn so với người lớn. 

Ngoài nguyên nhân mất nước, làn da bị khô nứt nẻ còn có thể do tiếp xúc thường xuyên với nước nóng, hóa chất, hoặc là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn. Viêm da là thuật ngữ y học dùng để chỉ tình trạng da cực kỳ khô. Có một số dạng viêm da như sau: 

  • Viêm da tiếp xúc: Viêm da tiếp xúc xảy ra do da phản ứng với vật gì đó chạm vào, gây viêm da cục bộ. 
  • Viêm da tiếp xúc kích ứng: Xảy ra khi da tiếp xúc với hóa chất gây kích ứng, điển hình là chất tẩy rửa. 
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Xảy ra khi da tiếp xúc với chất gây dị ứng cho cơ thể, ví dụ như niken. 
  • Viêm da tiết bã: Da tiết quá nhiều dầu khiến da phát ban đỏ, kèm nổi vảy, thường xảy ra ở da đầu. Loại viêm da này khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. 
  • Viêm da dị ứng: Còn được gọi là bệnh chàm. Đây là tình trạng viêm da mạn tính khiến các mảng vảy khô xuất hiện trên da, thường gặp ở trẻ nhỏ. 

Bên cạnh đó, các bệnh lý về da như bệnh vảy nến, các bệnh liên quan đến chuyển hóa như đái tháo đường type 2 cũng có thể khiến làn da của chúng ta bị khô ráp. 

điều trị da khô nứt nẻ
Da khô chủ yếu do tình trạng mất nước

2. Cách nào điều trị da khô nứt nẻ? 

Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến da bị khô nứt nẻ mà các bác sĩ da liễu sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp. Kết hợp thay đổi thói quen sinh hoạt và chăm sóc da bằng thuốc mỡ, kem hoặc thuốc bôi có thể giúp làm dịu và thuyên giảm tình trạng khô ráp, nứt nẻ của da. 

Các phương pháp điều trị da khô nứt nẻ được các chuyên gia da liễu khuyến nghị như sau: 

  • Rửa mặt nhẹ nhàng ít nhất 2 lần/ngày: Sử dụng sữa rửa mặt không tạo bọt, không chứa cồn, nhẹ nhàng rửa ít nhất 2 lần/ngày hoặc sau khi da tiết nhiều mồ hôi. Các sản phẩm chứa acid stearic hoặc acid linoleic có thể giúp phục hồi làn da hiệu quả. Nếu da của bạn nhạy cảm, hãy rửa mặt bằng sữa rửa mặt vào buổi tối và rửa bằng nước vào các thời điểm còn lại trong ngày. 

Sau khi rửa mặt, tận dụng lúc da vẫn còn ẩm, hãy thoa bất kỳ loại thuốc bôi nào mà bạn đang sử dụng. Đợi vài phút rồi thoa kem dưỡng ẩm. Cân nhắc lựa chọn các loại mỹ phẩm có nền kem hoặc dầu để tránh làm bít tắc lỗ chân lông. Kem dưỡng ẩm nên chọn sản phẩm có chứa chất chống nắng, kem chống nắng nên chọn loại phổ rộng có chỉ số SPF tối thiểu là 30. Bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ hoặc thường xuyên hơn nếu bạn đang hoạt động dưới nước hoặc ra nhiều mồ hôi. 

  • Dưỡng ẩm thường xuyên: Thoa kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày, đặc biệt khi da bắt đầu có cảm giác khô, sau khi rửa tay hoặc sau khi tắm lúc da còn ẩm. Tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn sản phẩm phù hợp với tình trạng da của bạn. Các thành phần như urê, ceramide, axit béo và glycerol (hay glycerin), bơ hạt mỡ và bơ ca cao cần được ưu tiên sử dụng. Nên chọn các sản phẩm không có mùi thơm, không gây dị ứng, không chứa natri lauryl sunfat - hoạt chất có thể khiến tình trạng khô da trở nên trầm trọng hơn.
điều trị da khô nứt nẻ
Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên để hạn chế tình trạng mất nước
  • Tắm nước ấm và giảm thời gian tắm: Tắm nước nóng trong thời gian dài có thể loại bỏ lớp dầu tự nhiên trên da. Không nên tắm quá một lần một ngày và thời gian tắm trong vòng 5-10 phút bằng nước ấm, không nóng.
  • Sử dụng xà phòng dưỡng ẩm không gây dị ứng: Nên rửa tay bằng xà phòng dưỡng ẩm không có mùi thơm, không gây dị ứng. Sau đó, thoa kem dưỡng ẩm khi tay vẫn còn ẩm. 
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Không khí nóng, khô trong nhà có thể làm khô da nhạy cảm, khiến tình trạng ngứa và bong tróc trở nên trầm trọng hơn. Máy tạo độ ẩm di động tại nhà hoặc gắn vào lò sưởi sẽ bổ sung độ ẩm cho không khí trong nhà, giúp hạn chế tình trạng khô hanh của không khí gây ảnh hưởng đến da.
  • Chọn loại vải thân thiện với làn da của bạn: Các loại sợi tự nhiên như sợi bông giúp da của bạn dễ thoát mồ hôi hơn. Khi giặt quần áo, nên chọn các loại chất tẩy rửa không chứa thuốc nhuộm hoặc nước hoa. Bởi lẽ, cả hai thành phần này đều có thể gây kích ứng da. 
  • Giảm ngứa: Nếu da khô khiến bạn ngứa ngáy, khó chịu, hãy đắp một miếng vải sạch, mát và ẩm lên vùng da bị khô. Bạn cũng có thể bôi kem hoặc thuốc mỡ chống ngứa có chứa tối thiểu 1% hydrocortisone.
điều trị da khô nứt nẻ
Thoa kem hoặc thuốc mỡ để làm giảm tình trạng ngứa ngáy

3. Khi nào tình trạng da khô nứt nẻ trở nên nguy hiểm cần chú ý? 

Nếu các biện pháp kể trên không làm giảm tình trạng da khô, hoặc các triệu chứng khô da trở nên trầm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và thiết lập kế hoạch chăm sóc, điều trị da kịp thời. 

Trên đây là nguyên nhân và một số cách trị da khô nứt nẻ được các chuyên gia da liễu khuyến nghị. Nếu tần suất khô da chỉ xuất hiện thỉnh thoảng, bạn có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng cách thay đổi lối sống và tăng cường dùng kem dưỡng ẩm. Tuy nhiên, nếu tình trạng khô da trở nên nghiêm trọng, hãy đến gặp ngay bác sĩ da liễu để được điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng do trầy xước và nhiễm trùng da. 

Nếu quan tâm về cách điều trị da khô nứt nẻ, da khô thiếu ẩm, da mỏng yếu, da nám tổn thương hay có lỗ chân lông to, bạn có thể tham khảo liệu pháp Mesotherapy Exosome Asce. Đây là phương pháp giúp phục hồi, tái tạo làn da tổn thương và đưa chúng trở về phiên bản khỏe mạnh, căng ẩm nhất. 

Nguồn: www.health.harvard.edu - www.healthline.com - www.mayoclinic.org - www.aad.org - https://tuoitre.vn

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Thế nào là da thiếu ẩm? Hậu quả nếu da không được cấp ẩm đủ

Thế nào là da thiếu ẩm? Hậu quả nếu da không được cấp ẩm đủ

Hướng dẫn các cách phục hồi da mỏng yếu hiệu quả

Hướng dẫn các cách phục hồi da mỏng yếu hiệu quả

Hướng dẫn cách chăm sóc da mặt ban ngày đơn giản nhất

Hướng dẫn cách chăm sóc da mặt ban ngày đơn giản nhất

Cách chăm sóc da mặt bằng vitamin E

Cách chăm sóc da mặt bằng vitamin E

Hướng dẫn chăm sóc da mặt cơ bản có thể làm tại nhà

Hướng dẫn chăm sóc da mặt cơ bản có thể làm tại nhà

14

Bài viết hữu ích?