Zalo

Cơ thể thừa vitamin B3 gây bệnh gì? Các triệu chứng thừa vitamin B3 điển hình

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thừa vitamin B3 (hay còn gọi là quá liều Niacin) là tác dụng phụ của việc dùng quá nhiều sản phẩm bổ sung Niacin không kê đơn chứ không đến từ chế độ ăn uống. Bài viết dưới đây sẽ mô tả dấu hiệu, triệu chứng của thừa vitamin B3 và một số gợi ý khắc phục.

1.Thừa vitamin B3 gây bệnh gì? Hiện tượng đỏ mặt Niacin Flush

Niacin còn được gọi là vitamin B3, là một trong 8 loại vitamin B có vai trò thiết yếu trong việc biến thức ăn thành năng lượng cho cơ thể. Là một chất bổ sung, niacin chủ yếu được sử dụng để điều trị mức cholesterol cao.

Một trong những dấu hiệu điển hình của thừa vitamin B3 là hiện tượng đỏ bừng mặt do Niacin (tiếng Anh gọi là Niacin Flush). Đây là 1 tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc bổ sung Niacin liều cao (dưới dạng Axit nicotinic) để điều trị cholesterol. Dạng bổ sung khác, Niacinamide, không gây đỏ bừng mặt nhưng cũng không có hiệu quả trong việc điều chỉnh chất béo trong máu.

Có 2 hình thức bổ sung axit nicotinic chính:

  • Thuốc giải phóng ngay lập tức: Theo đó, toàn bộ dược liệu được hấp thụ cùng 1 lúc;
  • Thuốc giải phóng kéo dài: Sản phẩm này có lớp phủ đặc biến khiến cho dược liệu hòa tan chậm hơn.

Niacin Flush là 1 tác dụng phụ rất phổ biến khi dùng dạng axit nicotinic giải phóng tức thì. Nó phổ biến đến mức ít nhất ½ số người dùng quá liều thuốc loại này đều gặp phải tình trạng trên. Axit nicotinic liều cao sẽ kích hoạt phản ứng khiến các mao mạch giãn ra, làm tăng lưu lượng máu đến bề mặt da gây ra hiện tượng đỏ mặt kèm theo cảm giác ngứa hoặc rát. 

Mặc dù có thể gây ra cảm giác bất tiện, khó chịu cho người bệnh nhưng triệu chứng này hầu như vô hại 

2. Các triệu chứng của Niacin Flush

Khi thừa vitamin B3 đến mức quá liều, các triệu chứng Niacin Flush xảy ra trong khoảng 15-30 phút kể từ khi dùng thuốc và sẽ giảm dần sau 1 giờ. Vậy thừa vitamin B3 có làm sao không? Các triệu chứng chủ yếu xảy ra ở trên mặt và phần trên cơ thể, bao gồm:

  • Đỏ bừng da, có thể xuất hiện dưới dạng đỏ bừng nhẹ hoặc đỏ như cháy nắng;
  • Da ấm khi chạm vào. Giống như trường hợp bị cháy nắng, da có thể có cảm giác ấm hoặc nóng khi chạm vào;
  • Tim đập loạn nhịp, chóng mặt;
  • Ngứa ran, nóng rát;
  • Buồn nôn và ói mửa;
  • Đau bụng;
  • Bệnh tiêu chảy;
  • Bệnh gout.

3. Vì sao mọi người uống quá liều vitamin B3?

Các bác sĩ từ lâu đã kê đơn niacin liều cao để giúp mọi người cải thiện mức cholesterol và ngăn ngừa bệnh tim. Dùng niacin liều cao đã được chứng minh là mang lại những cải thiện về cholesterol và lipid trong máu:

  • Tăng cholesterol HDL (tốt). Nó ngăn ngừa sự phân hủy apolipoprotein A1, được sử dụng để tạo ra cholesterol HDL. Ước tính nó có thể làm tăng cholesterol HDL (tốt) lên tới 20–40%
  • Giảm cholesterol LDL (có hại). Niacin làm tăng tốc độ phân hủy apolipoprotein B trong cholesterol LDL, khiến gan được giải phóng ít hơn. Niacin có thể làm giảm cholesterol LDL từ 5–20%
  • Giảm chất béo trung tính. Niacin can thiệp vào 1 loại enzyme cần thiết để tạo ra chất béo trung tính. Nó có thể làm giảm chất béo trung tính trong máu từ 20–50%.

Công dụng kiểm soát cholesterol chỉ phát huy tác dụng nếu người dùng sử dụng Niacin trong khoảng 1.000–2.000mg/ngày. Nói cách khác, lượng tiêu thụ hàng ngày được khuyến nghị cho hầu hết nam giới và phụ nữ là 14-16mg/ngày. 

Dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa tình trạng quá liều, thừa vitamin B3

Điều trị bằng Niacin thường không phải là biện pháp ngăn ngừa hàng đầu để kiểm soát các vấn đề về cholesterol, vì nó có thể gây ra các tác dụng phụ khác ngoài chứng đỏ mặt. Tuy nhiên, nó vẫn được ưu tiên chỉ định cho những người có mức cholesterol không đáp ứng với statin. Đôi khi nó cũng được kê đơn kèm với liệu pháp statin. Niacin nên được coi như 1 loại thuốc bổ sung và chỉ được dùng dưới sự giám sát y tế vì chúng có thể có tác dụng phụ.

4. Thừa vitamin B3 có nguy hiểm không? 

Niacin Flush là vô hại. Tuy nhiên, quá liều Niacin có thể gây ra các tác dụng phụ khác nguy hiểm hơn mặc dù những trường hợp này rất hiếm. Tác hại lớn nhất trong số này là tổn thương gan và co thắt dạ dày. Vì vậy đừng dùng chúng nếu bạn bị loét dạ dày hoặc đang chảy máu. Bạn cũng không nên dùng liều cao nếu đang mang thai, vì đây được coi là thuốc loại C, nghĩa là ở liều cao, nó có thể gây dị tật bẩm sinh. 

Điều thú vị là mặc dù tình trạng đỏ bừng mặt không có hại nhưng nhiều người thường ngừng dùng thuốc vì lý do này. Điều này có thể là một vấn đề vì nếu bạn không dùng niacin như chỉ định thì nó sẽ không hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh tim. Theo báo cáo, 5–20% số người được kê đơn niacin đã ngừng sử dụng vì chứng đỏ bừng mặt.

Nếu bạn đang gặp phải hiện tượng đỏ bừng mặt do niacin hoặc lo ngại về tác dụng phụ có thể xảy ra, hãy trao đổi cởi mở với bác sĩ. Họ có thể giúp bạn tìm ra cách giảm nguy cơ đỏ bừng mặt hoặc thảo luận về các phương pháp điều trị thay thế. Ngoài ra, vì có những tác dụng phụ khác có hại hơn liên quan đến việc dùng các chất bổ sung này, đừng thử tự điều trị bằng niacin.

5. Cách hạn chế tình trạng đỏ bừng mặt do thừa vitamin B3 

Dưới đây là một số gợi ý để giảm thiểu nguy cơ Niacin Flush do thừa vitamin B3.

  • Hãy thử thuốc Niacin dạng khác. Khoảng 50% số người dùng niacin giải phóng tức thời gặp phải tình trạng đỏ bừng mặt, nhưng niacin dạng giải phóng kéo dài ít có khả năng gây ra hiện tượng này hơn. Và kể cả khi điều đó xảy ra, các triệu chứng cũng ít nghiêm trọng hơn và không kéo dài.  
  • Uống thuốc aspirin. Uống 325mg aspirin 30 phút trước khi dùng niacin có thể giúp giảm nguy cơ đỏ bừng mặt. Thuốc kháng histamin và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Ibuprofen cũng có thể giảm thiểu nguy cơ.
  • Bắt đầu từ liều thấp. Một số chuyên gia khuyên bạn nên bắt đầu với liều nhỏ hơn như 500mg và sau đó tăng dần lên 1.000mg trong 2 tháng, trước khi tăng dần lên 2.000mg. 
  • Để bụng no. Hãy thử dùng niacin trong bữa ăn hoặc bữa ăn nhẹ buổi tối ít chất béo.
  • Ăn táo. Một số nghiên cứu ban đầu cho thấy ăn táo hoặc nước sốt táo trước khi dùng niacin có thể có tác dụng tương tự như aspirin. Thành phần pectin trong táo dường như có tác dụng bảo vệ khỏi chứng đỏ bừng mặt.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần biết về tình trạng thừa vitamin B3 hay nặng hơn là quá liều Niacin. Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thuốc, bạn hãy chú ý dùng thuốc đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ và nếu thấy có bất kỳ tác dụng phụ nào kéo dài thì nên liên hệ ngay với bác sĩ.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Hồ Giáng My Xem thêm bài viết của Hồ Giáng My
xem thêm
Thiếu vitamin B3 gây bệnh gì cho cơ thể?

Thiếu vitamin B3 gây bệnh gì cho cơ thể?

Vitamin B3 có trong trái cây nào? Top 3 loại quả giàu vitamin B3

Vitamin B3 có trong trái cây nào? Top 3 loại quả giàu vitamin B3

Hướng dẫn cách sử dụng vitamin B3

Hướng dẫn cách sử dụng vitamin B3

Vitamin B3 giúp cải thiện nồng độ mỡ trong máu?

Vitamin B3 giúp cải thiện nồng độ mỡ trong máu?

Vitamin B-complex là gì? Có hỗ trợ giảm cân tốt không?

Vitamin B-complex là gì? Có hỗ trợ giảm cân tốt không?

196

Bài viết hữu ích?