Zalo

Cơ thể mệt mỏi kiệt sức, có phải bị suy nhược?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Suy nhược là một phần của tình trạng cơ thể mệt mỏi kiệt sức. Nguyên nhân có thể do công việc, cuộc sống và các mối quan hệ không thể điều chỉnh cân bằng được. Hiện nay để cải thiện tình trạng người mệt mỏi kiệt sức, bạn có thể áp dụng một số phương pháp như nghỉ ngơi hợp lý, luyện tập phù hợp.

1. Kiệt sức và suy nhược cơ thể có giống nhau không? 

Kiệt sức là tình trạng mà cơ thể cảm thấy cạn kiệt về tinh thần và cả thể chất. Người mệt mỏi kiệt sức thường bị quá tải về mặc cảm xúc đồng thời cơ thể không còn hứng thú và động lực làm việc. Vì vậy, kiệt sức khiến công việc không được hiệu quả, thậm chí khiến bạn trở lên dễ bực bội và cáu gắt hơn. 

Kiệt sức không chỉ làm tổn hại đến cuộc sống, các mối quan hệ trong công việc mà còn tác động không nhỏ tới sức khỏe thể chất. Chúng làm suy yếu hệ miễn dịch đồng thời tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, như cúm, đái tháo đường, tim mạch… 

Bao hàm trong tình trạng kiệt sức chính là sự suy nhược cơ thể. Đây là tình trạng mà toàn thân bị mệt mỏi, thiếu sức sống, khó tập trung, không có tinh thần làm việc. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho cơ thể suy nhược nghiêm trọng, mệt mỏi, kém ăn, … đồng thời xuất hiện tình trạng sụt cân mất kiểm soát, ăn không cảm thấy ngon, ngủ không được sâu giấc thậm chí có thể mơ và gặp ác mộng, trí nhớ bị suy giảm…

Suy nhược cơ thể là tình trạng mà ai cũng có thể gặp phải, nhưng thường gặp nhiều ở lứa tuổi 20 đến 40 tuổi. Bởi giai đoạn này đòi hỏi bạn phải lao động nhiều và có những lo toan cho cuộc sống…

Với các phân tích trên cho thấy tình trạng suy nhược cơ thể là một phần của kiệt sức. Nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ áp lực công việc, lối sống và đặc điểm tính cách của mỗi người. Tuy nhiên, tình trạng suy nhược cơ thể còn có thể do mắc bệnh lý chẳng hạn như huyết áp, thiếu sắt, nhiễm trùng, suy giảm hệ miễn dịch…Hoặc có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn do thực hiện ăn kiêng giảm cân, ăn uống kém, thiếu chất dinh dưỡng…

Kiệt sức và suy nhược cơ thể có giống nhau không?
Kiệt sức và suy nhược cơ thể có giống nhau không?

2. Làm gì khi cơ thể mệt mỏi kiệt sức/ suy nhược?

Mệt mỏi kiệt sức hay suy nhược cơ thể do công việc hay cuộc sống là điều khó tránh khỏi. Nhưng tình trạng cơ thể mệt mỏi kiệt sức có thể ngăn ngừa được bằng các biện pháp như: 

  • Tăng cường vận động cho cơ thể. Tập thể dục không chỉ mang lại lợi ích về sức khỏe thể chất mà còn giúp thúc đẩy tinh thần tốt hơn. Vì thế mỗi ngày bạn hãy dành ra một ít thời gian để đi bộ, hoặc chơi các môn thể thao yêu thích để cải thiện sức khỏe và tinh thần.
  • Thực hiện chế độ ăn cân bằng. Một chế độ ăn lành mạnh với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể giúp giảm thiểu tình trạng mệt mỏi kiệt sức. Tốt nhất nên lựa chọn các thực phẩm giàu vitamin C, acid béo omega 3… để giúp cải thiện tình trạng tâm thần tốt, hạn chế chứng trầm cảm tự nhiên. 
  • Thực hành thói quen ngủ tốt. Cơ thể cần thời gian nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng sau những ngày dài mệt mỏi. Vì vậy, thực hành thói quen ngủ lành mạnh sẽ giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi. Lưu ý tránh sử dụng caffein và không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ 
  • Thử tập thiền hoặc yoga. Những bài tập này là cách tuyệt vời giúp cơ thể giải tỏa căng thẳng. Các triệu chứng của kiệt sức có thể xuất hiện bởi dấu hiệu thể chất và áp dụng bài tập này để kìm hãm sự căng thẳng của cơ thể. Ngoài ra luyện tập các bài tập này còn giúp tập trung vào nội tâm và cảm xúc hiện tại của người tập. 
  • Thực hiện nghỉ ngơi hợp lý. Nghỉ ngơi trong một hoặc hai tuần có thể khiến cơ thể bị kiệt sức cảm thấy sảng khoái hơn. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp lâu dài. Để hạn chế tình trạng kiệt sức phải xây dựng kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi sao cho phù hợp. 
  • Sắp xếp lại công việc. Cố gắng tìm ra giá trị trong công việc, tập trung vào những nội dung yêu thích. Khi thay đổi thái độ với công việc sẽ giúp bạn lấy lại được mục tiêu phấn đấu cũng như khả năng kiểm soát công việc tốt hơn. Từ đó giảm bớt sự căng thẳng, đồng thời tăng cường chất lượng công việc và giúp bạn vượt qua mọi khó khăn. 
Tăng cường vận động để cải thiện tình trạng cơ thể mệt mỏi
Tăng cường vận động để cải thiện tình trạng cơ thể mệt mỏi

3. Những vấn đề cần quan tâm khi cơ thể mệt mỏi kiệt sức hoặc suy nhược

Mặc dù vấn đề cơ thể mệt mỏi kiệt sức hoặc suy nhược cơ thể có thể khắc phục được nhưng tình trạng này cũng tác động không nhỏ đến hệ thần kinh và để lại hậu quả gây suy giảm trí nhớ. 

Một số trường hợp suy nhược cơ thể thường ảnh hưởng đến cả sức khoẻ sinh sản. Chẳng hạn ở phụ nữ khi thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi sẽ làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Hoặc ở nam giới có thể gặp tình trạng xuất tinh sớm…Do đó, người mệt mỏi kiệt sức cần đi khám để loại trừ những tình trạng bệnh lý liên quan có thể xảy ra. 

Ngoài ra, để cải thiện vấn đề mệt mỏi kiệt sức, người bệnh có thể lựa chọn giải pháp truyền xua tan mệt mỏi. Phương pháp này đang được giới chuyên môn đánh giá cao, có thể giúp phục hồi cơ thể từ tận tế bào nhờ tổ hợp các vi hoạt chất được truyền vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Sau khi được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể, bạn sẽ được tư vấn liệu trình truyền xua tan mệt mỏi phù hợp. Sau khi truyền sẽ cảm nhận cơ thể được hồi phục nhanh chóng, tăng cường năng lượng, cải thiện tâm trạng và tinh thần.

Nguồn: ncbi.nlm.nih.gov - myhealth.alberta.ca

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Các vitamin tổng hợp cho người suy nhược cơ thể

Các vitamin tổng hợp cho người suy nhược cơ thể

Vì sao bạn mệt mỏi và kiệt sức cùng cực?

Vì sao bạn mệt mỏi và kiệt sức cùng cực?

Cách lấy lại năng lượng cho cơ thể nhanh nhất

Cách lấy lại năng lượng cho cơ thể nhanh nhất

Cách nạp lại năng lượng cơ thể hoạt động tốt

Cách nạp lại năng lượng cơ thể hoạt động tốt

Các cách xua tan mệt mỏi hiệu quả

Các cách xua tan mệt mỏi hiệu quả

30

Bài viết hữu ích?