Zalo

Có thể điều trị sẹo mụn bằng lăn kim không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mụn trứng cá không chỉ là nỗi ám ảnh của nhiều người trong giai đoạn dậy thì, mà còn để lại những vết sẹo không mong muốn sau khi mụn đã khỏi. Việc tìm kiếm các giải pháp giúp làm mờ sẹo là điều vô cùng cần thiết và lăn kim trị sẹo mụn đang được nhiều người lựa chọn. Vậy có thể điều trị sẹo mụn bằng lăn kim không và cách lăn kim chữa sẹo như thế nào?

1. Có thể điều trị sẹo mụn bằng lăn kim không?

Lăn kim trị sẹo mụn là một là phương pháp điều trị thẩm được nhiều người ưa chuộng, chủ yếu là do cơ chế hoạt động kỳ diệu của nó. Chữa sẹo bằng lăn kim sử dụng các đầu kim nhỏ tác động trực tiếp vào vùng da sẹo, tạo những tổn thương giả trên da. Mục tiêu của quá trình này là kích thích quá trình tái tạo tế bào da, tăng cường sản xuất collagen và elastin - hai chất quan trọng giúp da săn chắc và mịn màng. Các sẹo mụn thường xuất hiện do tổn thương tế bào da và việc sản xuất collagen không đồng đều trên bề mặt da.

Thiết bị dùng trong cách lăn kim chữa sẹo được gọi là Dermaroller - được cấu tạo từ hàng ngàn đầu kim có kích thước cực kì nhỏ. Khi được đưa vào da, chúng tạo ra các vết thương nhỏ, kích thích quá trình tự nhiên của cơ thể phục hồi và tái tạo tế bào da. Chính vì vậy mà chữa sẹo bằng lăn kim là giải pháp cứu cánh cho những ai gặp vấn đề về sẹo lâu năm trên da, đã điều trị bằng nhiều phương pháp mà vẫn không khỏi. Liệu pháp này không những làm đầy nốt các sẹo rỗ, sẹo sau mụn vô cùng hiệu quả, mà còn giúp tái tạo một làn da mới, cải thiện sắc tố da và thu nhỏ lỗ chân lông. 

Những người thường được chỉ định sử dụng phương pháp chữa sẹo bằng lăn kim

  • Làn da bị sẹo rỗ thông thường hoặc sẹo rỗ lâu năm.
  • Sẹo sau mụn
  • Da bị mụn đầu đen, da xuất hiện nếp nhăn, da thâm nám, tàn nhang, da lão hóa, vết chân chim.
Các sẹo mụn thường xuất hiện do tổn thương tế bào da
Các sẹo mụn thường xuất hiện do tổn thương tế bào da

Những người cần tuyệt đối cẩn thận khi chữa sẹo bằng lăn kim

  • Sẹo lồi
  • Đang có mụn sưng viêm, các tình trạng da mãn tính khác
  • Đái tháo đường
  • Phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú
  • Mụn cóc, nốt ruồi nổi

Những người tuyệt đối không nên chữa sẹo bằng lăn kim

  • Xơ cứng bì
  • Bệnh bị máu không hoặc khó đông hay xuất huyết giảm tiểu cầu
  • Mắc các vấn đề về tim mạch
  • Bị suy giảm miễn dịch
  • Da đang bị nhiễm trùng do nấm hoặc vi khuẩn 
  • Sẹo mới (dưới 6 tháng)

2. Ưu và nhược điểm của phương pháp lăn kim trị sẹo mụn

Cũng như các phương pháp thẩm mỹ khác, lăn kim trị sẹo mụn có những ưu và nhược điểm sau:

2.1. Ưu điểm

  • Có thể điều trị sẹo mụn lâu năm
  • Cải thiện nhiều tình trạng da: giảm thâm nám, giảm nếp nhăn, làm sáng và đều màu da.
  • An toàn, không tốn nhiều thời gian hồi phục
  • Ít tác dụng phụ.
  • Chi phí không quá cao.
Phương pháp lăn kim trị sẹo mụn tồn tại cả ưu và nhược điểm
Phương pháp lăn kim trị sẹo mụn tồn tại cả ưu và nhược điểm

2.2 Nhược điểm

  • Xuất hiện triệu chứng chảy máu, đỏ da, bầm tím, viêm nhưng sẽ khỏi trong vài ngày.
  • Lăn kim là phương pháp xâm lấn tối thiểu, nếu tự ý điều trị mà không có chỉ định của chuyên gia có thể gây sạm da hoặc để lại sẹo.
  • Lăn kim có thể không phù hợp với mọi loại da, và một số người có thể phản ứng với lăn kim, gây kích ứng hoặc dị ứng.
  • Sau khi sử dụng lăn kim trị sẹo mụn thì quy trình chăm sóc da cần hết sức chú ý, đặc biệt để tránh nhiễm trùng và đảm bảo sự hồi phục tốt.
  • Dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh về da hoặc nếu không được thực hiện ở những cơ sở uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao.
  • Không thể loại bỏ sẹo xơ cứng.

3. Cách lăn kim chữa sẹo

Mỗi liệu trình lăn kim trị sẹo mụn thường kéo dài từ 50 - 60 phút, tùy thuộc vào kích thước khu vực điều trị. Sau đây là các bước của cách lăn kim chữa sẹo:

  • Bước 1: Bác sĩ thăm khám, đánh giá tình trạng da và các bệnh liên quan nhằm hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi điều trị. Nếu người bệnh có dị ứng, nhạy cảm với thuốc gây tê hoặc mắc các bệnh về da như chàm, vảy nến, bệnh mạn tính cần thông báo ngay với bác sĩ.
  • Bước 2:.Tư vấn quy trình thủ thuật lăn kim cho người bệnh
  • Bước 3: Tẩy trang và làm sạch lớp trang điểm hoặc kem chống nắng ở vị trí cần điều trị và những vùng da xung quanh.
  • Bước 4: Ủ tê 30 phút trước khi thực hiện liệu trình lăn kim trị mụn sẹo
  • Bước 5: Chuẩn bị dụng cụ lăn kim gồm cây lăn kim và các dưỡng chất cần thiết (serum, tế bào gốc,…)
  • Bước 6: Lau tê và sát khuẩn vị trí cần điều trị bằng cồn y tế
  • Bước 7: Tiến hành thủ thuật lăn kim trị sẹo mụn
  • Bước 8: Tư vấn cách chăm sóc da sau lăn kim. Sử dụng kem dưỡng da chứa các thành phần dưỡng ẩm và kháng khuẩn để giữ cho da mềm mại và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Tránh sử dụng mỹ phẩm chứa các hóa chất mạnh trong thời gian sau lăn kim, Ngoài ra, cần tránh nắng trực tiếp sau quá trình điều trị để ngăn ngừa tình trạng tổn thương da. 

Tóm lại, lăn kim có thể là một phương pháp điều trị sẹo mụn khá hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi quyết định sử dụng, bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để đảm bảo phương pháp này phù hợp với tình trạng da cụ thể và để tránh các tác dụng phụ. Điều quan trọng là luôn duy trì chăm sóc da hàng ngày và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da đúng cách để bảo vệ một làn da khỏe mạnh và rạng ngời. 

Sẹo mụn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, việc điều trị cần có sự thăm khám và chỉ định liệu trình phù hợp để tránh những tác dụng không mong muốn.

Thực hiện theo quy trình với các bước thực hiện chuẩn y khoa, các bác sĩ sẽ thực hiện tách đáy sẹo và thực hiện phi kim, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu giúp bạn cải thiện được làn da bị dày sừng, thu nhỏ lỗ chân lông, làm đầy vùng da bị sẹo mụn, trẻ hóa tự nhiên, giúp bạn có một làn da sáng khỏe, tươi trẻ,...

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân Y khoa Cấn Thị Mai Huê xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các tác hại khi dùng máy massage mặt không đúng cách

Các tác hại khi dùng máy massage mặt không đúng cách

Góc giải đáp: Lăn kim có đau không?

Góc giải đáp: Lăn kim có đau không?

Lăn kim với PRP có tác dụng như thế nào?

Lăn kim với PRP có tác dụng như thế nào?

Cách ngăn mồ hôi nách: Tiêm Botox là 1 gợi ý

Cách ngăn mồ hôi nách: Tiêm Botox là 1 gợi ý

Da mỏng yếu có lăn kim được không?

Da mỏng yếu có lăn kim được không?

11

Bài viết hữu ích?