Zalo

Cơ thể bị thiếu vitamin E gây bệnh gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Vitamin E là 1 vitamin tan trong chất béo có đặc tính chống oxy hóa giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, nhưng không phải ai cũng biết bổ sung vitamin này nên dễ gây ra tình trạng thiếu hụt. Vậy thiếu vitamin E gây bệnh gì?

1.Cơ thể thiếu vitamin E sẽ bị bệnh gì?

Vitamin E xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm và được sản xuất dưới dạng dược phẩm để bạn có thể chủ động bổ sung. Do vậy, việc thiếu vitamin E là rất hiếm trừ khi bạn có các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Vậy thiếu vitamin E sẽ bị gì? 

  • Rối loạn các hoạt động của cơ thể: thường mệt mỏi, yếu cơ, đau cơ, dáng đi bất thường.
  • Suy giảm thị lực: thoái hóa võng mạc nhanh, suy yếu võng mạc, mờ mắt, suy giảm thị giác, quáng gà. 
  • Thiếu máu: giảm lượng hồng cầu trong máu có thể dẫn đến thiếu máu tán huyết nhẹ và các thiếu sót thần kinh không đặc trưng. 
  • Rối loạn thần kinh: thiếu vitamin E có thể làm tăng thoái hóa và tổn thương các tế bào thần kinh ở bàn tay, bàn chân. Điều này có thể ảnh hưởng đến phản xạ cơ thể, mất thăng bằng, thiếu phối hợp vận động. 
  • Nguy cơ sảy thai. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai nếu không được bổ sung đủ vitamin E có thể tăng nguy cơ sảy thai gấp đôi so với những người được bổ sung đầy đủ vitamin này. Chính vì vậy, bổ sung đủ vitamin E là một việc vô cùng quan trọng, cần được chú ý.
  • Đối với trẻ sinh non, nếu thiếu vitamin E còn có thể góp phần gây bệnh nhược cơ, võng mạc do sinh non và một số trường hợp gây xuất huyết trong não và dưới màng nội tủy.
Thiếu vitamin E có thể gây ra thiếu máu tán huyết hay các thiếu sót thần kinh
Thiếu vitamin E có thể gây ra thiếu máu tán huyết hay các thiếu sót thần kinh

Việc bổ sung đầy đủ vitamin E có thể hỗ trợ bạn phòng ngừa, giảm thiểu các vấn đề kể trên. Tuy nhiên để có phát huy tối đa tác dụng của loại vitamin này, bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về liều lượng, cách thức bổ sung.

2.Căn nguyên của việc thiếu vitamin E. Đối tượng nguy cơ 

Thiếu vitamin E có thể do các nguyên nhân như sau:

  • Ở những quốc gia khan hiếm nguồn lương thực, tình trạng thiếu hụt các vitamin và chất dinh dưỡng xảy ra khá thường xuyên do người dân không có điều kiện ăn uống đầy đủ. 
  • Người hiện đang có các vấn đề sức khỏe như: viêm tụy mạn tính, bệnh ứ mật, bệnh xơ nang, bệnh Crohn, hội chứng ruột ngắn…
  • Trong một số trường hợp, tình trạng thiếu vitamin E có thể là do vấn đề di truyền hiếm gặp làm ảnh hưởng đến việc kiểm soát và phối hợp cơ. Tình trạng này có khả năng phát triển ở trẻ em ở độ tuổi từ 5 đến 15.

3.Khi nào cần bổ sung vitamin E. Cách bổ sung hợp lý

Để phòng tránh việc thiếu vitamin E, bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ nếu thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Gặp khó khăn khi đi đứng hay vận động;
  • Đau cơ hoặc yếu cơ;
  • Rối loạn thị giác;
  • Các vấn đề khác về sức khỏe. 

Có nhiều cách để bổ sung vitamin E, bao gồm ăn uống, bôi ngoài da hoặc tiêm trực tiếp. Thực phẩm giàu vitamin E mà bạn nên sử dụng hàng ngày bao gồm: rất nhiều loại rau củ (như củ cải, rau chân vịt, bông cải xanh, khoai môn, cà chua...), trái cây (như kiwi, đu đủ, xoài...), các loại hạt nảy mầm, giá đỗ…

Tăng cường các loại thực phẩm có nhiều vitamin E vào chế độ ăn hàng ngày
Tăng cường các loại thực phẩm có nhiều vitamin E vào chế độ ăn hàng ngày 

Dưới đây là liều khuyến cáo và liều giới hạn mà bạn có thể tham khảo:

  • Người lớn và trẻ em từ 14 tuổi trở lên: Cần 15mg/ngày. Liều tối đa 1000mg.
  • Trẻ em từ 1 - 3 tuổi: 6mg/ngày. Liều tối đa 200mg.
  • Trẻ em từ 4 - 8 tuổi: 7mg/ngày. Liều tối đa 300mg.
  • Trẻ em từ 9 - 13 tuổi: 11mg/ngày. Liều tối đa 600mg. 
  • Phụ nữ cho con bú: >19mg/ngày. Chưa có định mức về liều tối đa.

Trước khi bổ sung vitamin E, bạn cần lưu ý rằng nếu dùng vitamin E liều cao có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Đối với trẻ em sinh đủ tháng thì sữa mẹ, sữa công thức đã cung cấp đủ vitamin E cho trẻ. Với trẻ sinh non thì sẽ cần bổ sung nhưng nên có sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng.

Bạn chỉ cần kết hợp một vài loại thực phẩm dưới đây vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp bạn đáp ứng được lượng vitamin E cần nạp vào. Ví dụ:

  • 1 cốc hạt hướng dương chứa khoảng 7,4mg vitamin E;
  • 2 thìa bơ đậu phộng chứa 2,9 mg vitamin E;
  • ½ cốc rau cải bó xôi chứa 1,9mg vitamin E.

Vitamin E đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể nên sự thiếu hụt vitamin này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Vì vậy, việc bổ sung vitamin E đầy đủ và đúng cách giúp bạn duy trì sức khỏe, đồng thời ngăn ngừa các vấn đề bệnh lý.

Để khắc phục thiếu hụt vitamin E, một phương pháp bổ sung được nhiều người lựa chọn hiện nay là liệu pháp truyền phục hồi sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch. Phương pháp này tập trung vào chăm sóc sức khỏe ở cấp độ tế bào, kết hợp các chất điện giải, vitamin E, khoáng chất, chất chống oxy hóa và các hoạt chất độc quyền. Nó giúp tăng cường năng lượng, cung cấp độ ẩm cần thiết, loại bỏ độc tố, cân bằng điện giải, kích thích sản xuất collagen, ngăn ngừa lão hóa da từ bên trong và khôi phục sức khỏe.

Nguồn: www.healthline.com -  www.medlatec.vn - www.msdmanuals.com 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cơ thể dư Vitamin E có sao không?

Cơ thể dư Vitamin E có sao không?

Phụ nữ nên uống Vitamin E khi nào?

Phụ nữ nên uống Vitamin E khi nào?

Ai nên áp dụng liệu pháp IV?

Ai nên áp dụng liệu pháp IV?

Nên ăn gì có vitamin E nhiều nhất?

Nên ăn gì có vitamin E nhiều nhất?

Người bị ung thư có uống được vitamin e không? Vì sao?

Người bị ung thư có uống được vitamin e không? Vì sao?

8

Bài viết hữu ích?