Cơ địa dễ béo là gì khi nhiều người thường nói rằng “Hít khí trời cũng béo”. Thực tế, cơ địa mỗi người là khác nhau, ở mỗi người thì tốc độ chuyển hóa năng lượng, cũng như tiêu thụ, lưu trữ chất béo là khác nhau. Vậy béo do cơ địa là như thế nào? Cơ địa dễ béo có tên khoa học là Endomorph. Tạng người này rất khó có thể kiểm soát cân nặng, nên số cân có xu hướng gia tăng cho dù người này ăn nhiều, hay ít hoặc tập thể dục hay không tập thể dục.
Trên lý thuyết, một người trưởng thành cần dung nạp khoảng 2000 calo/ngày. Theo đó, nếu bạn nạp nhiều hơn mức 2000 calo này thì cơ thể sẽ béo lên do bị dư thừa, nhưng ngược lại nếu bạn nạp ít hơn mức calo này thì cơ thể sẽ gầy đi. Tuy nhiên, đối với những người cơ địa dễ béo thì phần lý thuyết này có thể không thật sự chính xác.
Thực tế, khi cùng nạp một loại thức ăn, hay thực hiện chế độ luyện tập như nhau, tuy nhiên nếu so sánh với một người bình thường thì cân nặng của những người cơ địa dễ béo sẽ luôn cao hơn. Họ thường tăng cân nhanh, nhưng khả năng chuyển hóa năng lượng lại chậm, nên dù họ ăn ít hay ăn nhiều thì vẫn dễ dàng tăng cân, khó giảm hoặc thậm chí không thể giảm.
Với nhóm người bệnh này, tốc độ chuyển hóa trong cơ thể chậm gây dư thừa calo, đồng thời tăng khả năng lưu trữ chất béo. Chính vì thế, người béo do cơ địa khi thực hiện ăn kiêng cả tháng không giảm được cân nào, nhưng nếu ăn quá nhiều một bữa cũng có thể gây tăng cân.
Những người béo do cơ địa có đặc điểm rất dễ nhận biết, họ thường có khung xương lớn, vai rộng. Bên cạnh đó, cơ thể họ hơi mập, các vùng như cánh tay, bụng, đùi có rất nhiều mỡ thừa. Chính vì tốc độ chuyển hóa chậm nên người cơ địa dễ béo sẽ dễ tăng cân và tăng mỡ nhanh nhưng cơ bắp thì rất ít.
Với những người tạng endomorph nên thực hiện các bài tập cardio kết hợp tập squat nặng và tập tạ. Bên cạnh đó, các buổi tập thể dục nên kéo dài để thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
Ngoài ra, do đặc điểm dễ tăng lượng mỡ nên bạn hãy chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong một ngày. Ngoài ra hãy ăn những loại cá không béo, thịt gà không da để giảm lượng calo và chất béo được hấp thu vào bên trong cơ thể.
Sau khi hiểu được người cơ địa dễ béo và những đặc điểm nhận biết của tạng người này thì nhiều người thắc mắc không biết, người béo do cơ địa có phải là do bẩm sinh di truyền hay không?
Thực tế, việc xác định nguyên nhân gây béo phì có thể giúp chúng ta điều trị và kiểm soát căn bệnh này. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cơ địa dễ béo có thể liên quan đến gen di truyền. Người ta ước tính rằng, có khoảng 200 đến 500 gen cụ thể có liên quan đến căn bệnh này. Gen có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể con người chúng ta tích trữ chất béo, chuyển hóa chất dinh dưỡng và báo hiệu cảm giác no.
Một số các nghiên cứu về những trường hợp sinh đôi cũng đã ủng hộ giả thuyết rằng béo phì là do di truyền. Một số thước đo về bệnh béo phì đã cho thấy tỷ lệ di truyền căn bệnh này khá cao bao gồm BMI, tỷ lệ vòng eo/hông và độ dày nếp gấp da.
Tuy rằng, cơ địa dễ béo có liên quan đến di truyền nhưng vẫn có nhiều yếu tố bổ sung tác động. Chính sự kết hợp của các yếu tố di truyền, cùng các yếu tố môi trường sống có ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể.
Nếu những người có cơ địa dễ béo muốn giảm cân, kiểm soát cân nặng có thể lựa chọn liệu pháp Drip FIT. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình Drip FIT sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về người cơ địa dễ béo. Hy vọng giúp bạn có thêm kiến thức y khoa về đặc điểm của tạng người này để kiểm soát cân nặng và duy trì một vóc dáng cân đối. Dù rằng, người có cơ địa dễ béo là do di truyền nhưng các yếu tố xung quanh cũng có ảnh hưởng nhất định. Bạn hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, kết hợp với những hoạt động thể chất để giúp kiểm soát cân nặng và duy trì vóc dáng khỏe mạnh, cân đối.
Nguồn tham khảo: obesitymedicine.org
94
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
94
Bài viết hữu ích?