Zalo

Chỉ số PDW trong xét nghiệm máu là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm máu là 1 phương pháp đánh giá tổng quan tình trạng sức khỏe. Trong đó chỉ số PDW trong xét nghiệm máu là gì? Ý nghĩa của chỉ số PDW trong xét nghiệm máu như thế nào? Bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây để biết câu trả lời.

1. Khái quát chỉ số PDW trong xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm máu là phương pháp kiểm tra đánh giá được phần nào tính trạng sức khỏe của bản thân. Thông thường, các xét nghiệm máu sẽ được tổng phân tích 1 lần theo nhu cầu kiểm tra mỗi bệnh nhân. Do đó, theo nhu cầu mà các mẫu máu sẽ được phân tích trả kết quả theo chỉ số được quan tâm. Vậy, ký hiệu PDW trong xét nghiệm máu là gì? Thực tế, PDW trong xét nghiệm máu là 1 chỉ số được viết tắt từ tên tiếng anh. Hầu như các chỉ số này không được quan tâm nhiều hay có độ phổ biến thấp. Bệnh nhân sẽ không hay chú ý cũng như bỏ qua kết quả chỉ số PDW trong xét nghiệm máu. Để hiểu về chỉ số PDW trong xét nghiệm máu là gì, trước hết cần hiểu PDW là gì. PDW là từ viết tắt tiếng anh Platelet Disrabution Width, là 1 chỉ số đánh giá mật độ của tiểu cầu được phân tích trong một đơn vị tế bào máu. Hầu hết các thông tin huyết học đều phổ cập cho mọi người biết 3 thành phần chính của máu là hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. Mỗi tế bào hay thành phần trong máu đều có những ảnh hưởng ít hoặc nhiều tuy theo chức năng hoạt động của chúng. Trong đó, tiểu cầu là 1 trong những thành phần có kích thước nhỏ nhất và được phát hiện nhiều trong xương tủy. Hồng cầu mang lại sắc tố và kiểm soát lượng máu, bạch cầu chống lại sự xâm nhập còn tiểu cầu là thành phần hỗ trợ chữa lành và giúp máu đông lại ở bề mặt vết thương. Mỗi tế bào máu có những vai trò khác nhau. Hầu hết các vai trò có độ quan trọng là tương đương. Tuy nhiên, tiểu cầu có vai trò quan trọng gần như được đặt lên đầu. Do tiểu cầu chống đông máu và giúp phục hồi vết thương nên có thể ảnh hưởng lớn đến sự hồi phục. Chỉ số PDW trong xét nghiệm máu là một chỉ số đánh giá mức an toàn giúp cơ thể tránh bệnh lý suy giảm tiểu cầu trong huyết học.

Chỉ số PDW trong xét nghiệm máu là một chỉ số đánh giá mức an toàn giúp cơ thể tránh bệnh lý suy giảm tiểu cầu
Chỉ số PDW trong xét nghiệm máu là một chỉ số đánh giá mức an toàn giúp cơ thể tránh bệnh lý suy giảm tiểu cầu

2. Ý nghĩa của chỉ số PDW trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số PDW trong xét nghiệm máu giúp đánh giá được tế bào tiểu cầu trong máu. Đây là 1 quá trình kiểm tra hỗ trợ khá nhiều cho các cuộc phẫu thuật cũng như kiểm soát sức khỏe cho bệnh nhân từ sớm. Không dừng lại ở đó, chỉ số PDW trong xét nghiệm máu còn có thể giúp phát hiện và điều trị sớm một số căn bệnh như:

  • Thiếu máu;
  • Ung thư phổi;
  • Bệnh lý về gan;
  • Bệnh lý thận.
  • ….

Các bệnh lý được nghi ngờ do suy giảm tiểu cầu đều được chú ý trong xét nghiệm. Tuy nhiên, đây chỉ là một căn cứ không phải là tất cả. Các phân tích máu cơ bản trên thực tế chỉ mang tính chất kiểm tra đánh giá. Để thực sự phát hiện và điều trị, bệnh nhân nên thực hiện tổng phân tích máu chuyên sâu với các chỉ số liên quan khác để có thể đánh giá chính xác hơn tình trạng sức khỏe cơ thể.

3. Cách đọc PDW trong xét nghiệm máu

Để biết chỉ số PDW cao hay PDW thấp trong xét nghiệm máu là gì thì trước tiên, mỗi người cần xác định khoảng an toàn của kết quả xét nghiệm máu đặc biệt là chỉ số PDW. PDW được đánh giá theo tỉ lệ nên có đơn vị đo lường là %. Từ đó cơ thể bình thường sẽ có kết quả 10 - 17, 9 %. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm thường ít khi nằm trong giới hạn bình thường. Do đó, bệnh nhân nên lưu ý kiểm tra để phát hiện những vấn đề bất thường khi chỉ số PDW trong xét nghiệm máu có dấu hiệu tăng cao hay giảm thấp. Chỉ số PDW trong xét nghiệm máu giảm thấp:

  • Một chế độ sống không lành mạnh với những đồ uống chứa cồn và chất kích thích có thể là nguyên nhân làm hạ chỉ số PDW trong máu.
  • Thông thường, con người có thể giảm chỉ số PDW trong máu do yếu tố tuổi. Tuy nhiên, phần lớn giảm thông số máu thường có ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, khi kiểm tra xét nghiệm máu có dấu hiệu giảm thấp các chỉ số đặc biệt là PDW thì bệnh nhân nên lưu ý nguy cơ xuất hiện u ác tính hoặc ung thư dạ dày.

Chỉ số PDW trong xét nghiệm máu tăng cao: Sự gia tăng của bất kỳ chỉ số nào cũng gây ra nguy hiểm đến sức khỏe bệnh nhân. Dựa vào phân tích và đánh giá ở bệnh nhân cũng như nghiên cứu huyết học, bệnh lý thường gặp khi PDW trong xét nghiệm máu tăng cao thường là:

  • Ung thư phổi: Ung thư luôn là một căn bệnh hiểm nghèo chưa có giải pháp đặc trị. Ở bệnh nhân có chỉ số PDW trong xét nghiệm máu tăng cao nguy cơ có thể do u ác tính ở một hoặc cả 2 bên phổi. Bệnh nhân thường sẽ ho có đờm, giọng khàn, ho ra máu, khó thở, mệt mỏi….
  • Nhiễm trùng máu: Kiểm tra đồng thời PDW và MPV có thể đánh giá được phần nào nguy cơ tử vong cho bệnh nhân nhiễm trùng máu. Đây là 1 căn bệnh nguy hiểm có diễn biến nhanh và cần được phát hiện sớm để kịp điều trị.
  • Hồng cầu lưỡi liềm: PDW là đặc trưng của tế bào tiểu cầu nhưng cũng có thể dự đoán nguy cơ dị dạng hồng cầu. Khi chỉ số PDW tăng cao, bệnh nhân nên thực hiện kiểm tra sâu để loại trừ dị dạng hồng cầu.
Nhiễm trùng máu là bệnh lý thường gặp khi PDW trong xét nghiệm máu tăng cao
Nhiễm trùng máu là bệnh lý thường gặp khi PDW trong xét nghiệm máu tăng cao

4. Lưu ý để phát hiện bất thường trong kết quả xét nghiệm máu

Kết quả xét nghiệm máu có thể xuất hiện những điểm bất thường mà không phải ai cũng nắm rõ. Trong nguyên tắc xét nghiệm, bệnh nhân luôn được nhắc để tránh sai sót khi phân tích. Tuy nhiên, kết quả có thể bị báo dương tính giả nếu người bệnh không làm đúng các lưu ý trước khi xét nghiệm theo bác sĩ hướng dẫn.

  • Chế độ dinh dưỡng là 1 trong những yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ số trong cơ thể. Bệnh nhân nên trao đổi để có chế độ phù hợp giúp kết quả xét nghiệm đúng hơn.
  • Trong một số loại thuốc có các thành phần tạm thời gây gián đoạn chỉ số công thức máu. Với bệnh nhân trước khi xét nghiệm nên trao đổi với bác sĩ để có thể đánh giá chính xác.
  • Máu là dạng chất lỏng nên người bệnh được khuyến khích uống nhiều nước để tiện cho quá trình lấy máu.
  • Các chất kích thích cần tránh dùng để không gây rối loạn kết quả.

Trên đây là những chia sẻ ký hiệu PDW trong xét nghiệm máu là gì. Để nâng cao sức khỏe và phòng chống nhiều căn bệnh nguy hiểm, mỗi người cần thực hiện tổng phân tích máu định kỳ. Đồng thời nên thực hiện các phương pháp chuyên sâu nếu có phát hiện bất thường. Hiện nay, xét nghiệm máu tổng quát đến chuyên sâu là 1 trong những kỹ thuật thường quy, có thể giúp theo dõi và phát hiện nhiều bệnh lý phổ biến như: Tiểu đường, gout, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, thừa cân béo phì, đánh giá chức năng gan, thận, tình trạng thừa hoặc thiếu vi chất (như sắt, máu, canxi…). Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe thì nên đăng ký xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những tư vấn  tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Xét nghiệm máu Quantiferon là gì?

Xét nghiệm máu Quantiferon là gì?

Xét nghiệm máu Cyfra 21-1 là gì?

Xét nghiệm máu Cyfra 21-1 là gì?

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

695

Bài viết hữu ích?