Zalo

Chỉ số neut trong xét nghiệm máu là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm máu hay các kiểm tra huyết học là phương thức tổng phân tích máu và đánh giá sâu về cơ thể. Trong một mẫu máu, có thể phân tích được nhiều chỉ số khác nhau để phát hiện sớm những bệnh lý và các biểu hiện của cơ thể. Vậy Neutrophils trong xét nghiệm máu là gì? Làm sao để đọc và hiểu rõ về chỉ số neut trong xét nghiệm máu?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Khái quát chỉ số neut trong xét nghiệm máu là gì?

Neutrophils trong xét nghiệm máu là gì? Trong phân tích huyết học, chỉ số neut trong xét nghiệm máu chính là kiểm tra neutrophils. Nói một cách khác chỉ số neut là con số để đánh giá vấn đề cho bạch cầu trung tính. Chỉ số neut sẽ phản ánh cho người kiểm tra thấy mức độ tế bào ngoại vi xuất hiện trong bạch cầu trung tính là bao nhiêu.

Chỉ số neut trong xét nghiệm máu để đánh giá vấn đề cho bạch cầu trung tính
Chỉ số neut trong xét nghiệm máu để đánh giá vấn đề cho bạch cầu trung tính

Trong các nghiên cứu huyết học, bạch cầu trung tính là một dạng tế bào máu có vai trò quan trọng với cơ thể. Cơ thể luôn được sinh ra máu và tăng cường hệ miễn dịch trước những tấn công của vật thể lạ và nguồn lây bệnh đều nhờ bạch cầu trung tính.

2. Ý nghĩa của neut trong máu là gì?

Kết quả xét nghiệm máu sẽ cho ra nhiều chỉ số, tuy nhiên mối quan tâm của bác sĩ và người bệnh thường hướng đến một chỉ số nhất định. Vậy neut trong xét nghiệm máu là gì. Chỉ số neut trong xét nghiệm máu là một con số mang tỉ lệ phần trăm. Có thể đánh giá con số này ở mức tương đối và khá đúng về số lượng của bạch cầu trung tính. Theo những nghiên cứu, chỉ số neut trong máu sẽ được so sánh từ cơ thể khỏe mạnh và người bệnh. Đây là một sự thống kê giúp cho các bác sĩ đưa ra giới hạn chỉ số bình thường và giới hạn cần lưu ý để điều trị cũng như phát hiện bệnh lý nguy hiểm bệnh nhân có thể mắc phải.

Chỉ số neut trong xét nghiệm máu là một con số mang tỉ lệ phần trăm
Chỉ số neut trong xét nghiệm máu là một con số mang tỉ lệ phần trăm

Sự biến đổi của chỉ số neut trong máu là cảnh báo sớm cho người bệnh giúp bệnh nhân có thể phòng bệnh và điều trị sớm. Thêm vào đó, bạch cầu có vai trò quan trọng với khả năng miễn dịch nên kiểm tra neut giúp cơ thể đánh giá được tình trạng sức khỏe hiện tại và phòng tránh sớm những nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chỉ số neut trong máu ở mức bình thường được chọn khoảng an toàn để xác định. Nếu kết quả đánh giá nằm ngoài khoảng có thể dự đoán sớm một vài bệnh có nguy cơ mắc phải. Dựa vào kết quả phân tích nghiên cứu thu thập từ các bệnh nhân thực tế, các bác sĩ đã khuyến cáo người kiểm tra một số nguy cơ có thể mắc phải như sau:

  • Chỉ số neut trong máu giảm
    • Nhiễm độc cấp độ nặng
    • Nhiễm vi rút
    • Chức năng tủy suy yếu
    • Phản ứng do tiến hành xạ trị
    • Một số loại thuốc người bệnh đang dùng có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch cụ thể là ức chế chức năng của hệ miễn dịch
    • Nhiễm trùng trong cơ thể hoặc tại vết thương hở
    • Cơ thể suy nhược do làm việc hoặc suy dinh dưỡng
    • Tủy không còn đảm bảo lượng sản sinh theo nhu cầu của cơ thể
  • Chỉ số neut trong máu tăng
    • Áp xe
    • Viêm ruột thừa
    • Viêm phổi
    • Căng thẳng kéo dài
    • Nhồi máu cơ tim
    • Mất máu nhiều do mới thực hiện đại phẫu
    • Bệnh lý bạch cầu do tủy
    • Bệnh nhân có nguy cơ đang mắc bệnh ung thư
    • Phản ứng xuất hiện khi người bệnh đang điều trị với các loại thuốc có thành phần chứa corticoid
    • Bệnh nhân thường vận động nặng cũng có thể làm tăng neut

3. Cách đọc chỉ số neut từ kết quả xét nghiệm

Thông thường kết quả tổng phân tích tế bào máu luôn cho biết sớm những bất thường của cơ thể. Đôi khi không có biểu hiện rõ ràng nhưng xét nghiệm máu có thể đưa ra một số ảnh hưởng của cơ thể đang gánh chịu cần phải giải quyết và xử lý sớm để ngăn chặn bệnh nặng thêm. Chỉ số neut trong máu có hai cách đọc dựa vào đơn vị tính toán được lựa chọn. Theo đó ngưỡng an toàn và bình thường được xác định cho chỉ số neut là 43% - 76% hay trong khoảng 2  - G/L. Mọi bệnh nhân có chỉ số neut trong máu cao hay thấp hơn khoảng cho phép đều cần kiểm tra sức khỏe và đánh giá lại tình trạng sức khỏe để kịp ngăn chặn những nguy cơ có thể xảy ra.

4. Lưu ý khi kết quả kiểm tra chỉ số neut phản ánh bất thường

Các xét nghiệm máu thường yêu cầu làm trong tình trạng đói. Đây cũng là một lưu ý mà nhiều bệnh nhân cần thực hiện để kết quả đo được là chính xác nhất. Trong khi kiểm tra chỉ số neut trong máu, bản thân người bệnh cũng cần hiểu rõ neut trong xét nghiệm máu là gì. Từ đó, cần lưu ý một số điều khuyên trước khi làm xét nghiệm để tránh kết quả sai lệch. Ngoài ra trường hợp kết quả không rơi trong khoảng bình thường cũng nên được lưu ý kiểm tra không có vấn đề ngoài ý muốn gây ra sai lệch trước. Do vậy để giảm thiểu các yếu tố bên ngoài tác động ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu, người chọn làm xét nghiệm nên thực hiện theo khuyến nghị sau:

  • Thời điểm xét nghiệm có hiệu quả tốt là buổi sáng.
  • Bệnh nhân không được ăn trong vòng 12 tiếng thức khi thực hiện xét nghiệm để chỉ số không bị tác động.
  • Các thực phẩm và đồ uống không tốt cho sức khỏe cần loại bỏ trong vòng 12 tiếng trước khi thực hiện lấy mẫu máu để đảm bảo không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Hoạt động và thói quen sinh hoạt luôn là những yếu tố trực tiếp tác động, ảnh hưởng đến chỉ số xét nghiệm máu. Để đánh giá tổng quát và đảm bảo được tính chính xác khi kiểm tra chỉ số neut trong máu, người bệnh cần duy trì làm xét nghiệm máu cơ bản để đánh giá sự thay đổi của cơ thể. Định kỳ xét nghiệm theo khuyến cáo thường là 6 tháng hoặc 1 năm. Tùy theo sức khỏe và khả năng mỗi bệnh nhân có thể trao đổi cùng bác sĩ để đưa ra lịch hẹn phù hợp. Xét nghiệm máu cơ bản là phương pháp sàng lọc đánh giá sơ cấp. Khi thực hiện đúng kế hoạch sẽ giúp cho bệnh nhân luôn được kiểm soát sức khỏe tốt nhất Ngoài ra với trường hợp nghi ngờ có thể chuyển qua xét nghiệm chuyên sâu để đánh giá chi tiết và phát hiện sớm những bất thường của cơ thể để từ đó có phương án điều trị sớm cũng như phù hợp nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Khi khám tổng quát có phát hiện HIV không?

Khi khám tổng quát có phát hiện HIV không?

Chỉ số PCT trong máu thấp cảnh báo điều gì?

Chỉ số PCT trong máu thấp cảnh báo điều gì?

Chỉ số Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số Glucose trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số Glucose trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số MID trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số MID trong xét nghiệm máu là gì?

8208

Bài viết hữu ích?