Zalo

Chỉ số hgb trong xét nghiệm máu là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
HGB (Hemoglobin) là một chỉ số quan trọng trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu. Vậy chỉ số HGB trong xét nghiệm máu là gì? HGB giúp chẩn đoán bệnh lý gì?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Ký hiệu HGB trong xét nghiệm máu là gì?

HGB là ký hiệu của Hemoglobin - nhân của hồng cầu, quyết định màu đỏ của máu. HGB thể hiện lượng huyết sắc tố có trong một đơn vị thể tích máu. Nhân Hemoglobin của hồng cầu đóng vai trò chính trong việc vận chuyển oxy từ phổi đến tế bào và nhận CO2 từ tế bào đưa vào phổi để thải ra ngoài. Có 3 loại Hemoglobin phổ biến ở hồng cầu máu người:

  • Hemoglobin A: thường gặp nhất ở người trưởng thành, nếu lượng Hemoglobin A giảm xuống rất thấp có thể dẫn đến bệnh lý Thalassemia.
  • Hemoglobin F: xuất hiện ở trẻ sơ sinh hoặc trong thai kỳ; Thông thường sau khi sinh lượng Hemoglobin F sẽ giảm dần và mất hẳn, một số nguyên nhân khiến lượng huyết sắc tố này tăng lên gây một số bệnh lý như: hồng cầu hình lưỡi liềm, thiếu máu bất sản, bệnh bạch cầu,...
  • Hemoglobin A2: đây là loại huyết sắc tố ở người trưởng thành khỏe mạnh.

Xét nghiệm máu HGB sẽ thể hiện tình trạng thiếu máu, cơ thể đang gặp một số vấn đề bệnh lý. Chỉ số này cũng là căn cứ để quyết định người bệnh có phải truyền máu hay không.

Xét nghiệm máu HGB sẽ thể hiện tình trạng thiếu máu
Xét nghiệm máu HGB sẽ thể hiện tình trạng thiếu máu

2. Cách đọc kết quả xét nghiệm máu HGB là gì?

Chỉ số HGB sẽ khác nhau giữa nam giới và nữ giới, giữa trẻ em và người trưởng thành, giữa phụ nữ bình thường và phụ nữ đang mang thai, khác nhau giữa các chủng tộc, hoàn cảnh sống và môi trường địa lý. Thông thời HBG của nam giới trong khoảng 13 - 18g/dl, nữ giới 12 - 16g/dl, phụ nữ mang thai 11 -14g/d và trẻ em là 11 -14g/dl. Hemoglobin tăng trong một số trường hợp: cơ thể bị mất nước khiến máu bị cô đặc; bệnh lý ở tim và phổi. Khi Hemoglobin thấp dưới khoảng tham chiếu thì chứng tỏ cơ thể đang gặp một số bất thường:

  • HGB nhỏ hơn 10g/dl: tình trạng thiếu máu nhẹ, chưa có chỉ định truyền máu, điều trị bằng xác định và loại bỏ nguyên nhân gây thiếu máu, bổ sung bằng tăng cường chế độ dinh dưỡng, các loại thực phẩm tăng tạo hồng cầu.
  • Ở bệnh nhân thiếu máu có HGB nhỏ hơn 8g/dl do các nguyên nhân bệnh lý khác nhau thì cần xem xét chỉ định truyền máu để đảm bảo nhu cầu oxy cho tế bào.
  • Khi HGB trong khoảng 6-8 g/dl: thiếu máu nặng, cần truyền máu theo chỉ định của bác sĩ.
  • Khi HGB dưới 6 g/dl: thiếu máu nặng, cần truyền máu cấp cứu sớm nhất có thể.

Một số nguyên nhân làm giảm HGB trong xét nghiệm máu là gì?

  • Các tế bào máu được tạo thành từ tủy xương thấp hơn so với số lượng tế bào chết đi do một số bệnh lý ở tủy như suy tủy, bệnh lý tự miễn dịch, thiếu máu bất sản,...
  • Thiếu yếu tố tạo máu: thiếu sắt, vitamin B12 do chế độ dinh dưỡng hoặc do cơ thể không thể hấp thu.
  • Mất máu do chấn thương hở, mất máu rỉ rả do xuất huyết tiêu hóa.
  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, rong kinh, rong huyết, phụ nữ mất máu sau sinh.

3. Cần làm gì khi chỉ số HGB bất thường?

  • Xét nghiệm HGB có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng của cơ thể như ăn quá no trước khi lấy máu, cơ thể vừa hoạt động mạnh, tình trạng mất nước do đổ mồ hôi hay do nôn, đi ngoài. Do đó, để chẩn đoán chính xác nên thực hiện lại xét nghiệm sau 24 giờ nếu có nghi ngờ bệnh lý.
  • Ngoài HGB để chẩn đoán thiếu máu còn cần các chỉ số RBC (Red Blood Cell - số lượng tế bào hồng cầu) và HCT (Hematocrit - dung tích hồng cầu).
  • Điều trị tình trạng giảm HGB hay bệnh lý thiếu máu trước tiên cần xác định được nguyên nhân gây thiếu máu, giải quyết nguyên nhân sau đó thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường tái tạo máu cho cơ thể.
  • Phòng ngừa bệnh lý thiếu máu bằng một chế độ ăn cân bằng và đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Một số thực phẩm giàu sắt, acid folic, vitamin cần bổ sung cho người có chỉ số HGB thấp như: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, các loại hạt, trái cây, vitamin C...
Khi kết quả xét nghiệm máu HGB bất thường, bạn cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể thông qua chế độ ăn hàng ngày
Khi kết quả xét nghiệm máu HGB bất thường, bạn cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể thông qua chế độ ăn hàng ngày

Như vậy, HGB là một chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu, giúp đánh giá tình trạng thiếu máu của cơ thể. Chính vì thế, đây cũng là một xét nghiệm thường quy được thực hiện trong các buổi thăm khám sức khỏe tổng quát từ cơ bản đến chuyên sâu. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đánh giá, chẩn đoán hoặc theo dõi tình trạng bệnh lý cụ thể của khách hàng, giúp khách hàng chủ động theo dõi và quản lý sức khỏe, đặc biệt là với các người có vấn đề về cân nặng/ chuyển hóa,... Với xét nghiệm máu, bạn có thể thực hiện tại các cơ sở y tế để thực hiện. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ điều trị sẽ có những tư vấn tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp. Với việc sử dụng các máy móc, trang thiết bị hiện đại để kiểm tra, phân tích máu tại đây luôn đảm bảo cung cấp các thông tin về hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu, hemoglobin,…chính xác, qua đó các bác sĩ có thể đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe của bạn, sớm phát hiện bệnh và đề xuất phương án xử lý kịp thời.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Tôn Nữ Thảo Vy xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Xét nghiệm máu chỉ số HGB 99, chỉ số HCT là 0.307 có nguy hiểm không?

Xét nghiệm máu chỉ số HGB 99, chỉ số HCT là 0.307 có nguy hiểm không?

Xét nghiệm máu chỉ số HGB 11.4, MCV 74.3, MCH 24.8, NEU 33.6, LYM 58.3 nghĩa là sao?

Xét nghiệm máu chỉ số HGB 11.4, MCV 74.3, MCH 24.8, NEU 33.6, LYM 58.3 nghĩa là sao?

Thiếu sắt ảnh hưởng như thế nào tới toàn bộ cơ thể?

Thiếu sắt ảnh hưởng như thế nào tới toàn bộ cơ thể?

Vì sao thiếu sắt dẫn đến thiếu máu?

Vì sao thiếu sắt dẫn đến thiếu máu?

Nên bổ sung sắt khi nào là tốt nhất?

Nên bổ sung sắt khi nào là tốt nhất?

8150

Bài viết hữu ích?